Nước sông Mekong sẽ về Việt Nam trong vài ngày tới
Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, trong 1- 2 ngày tới, mực nước về đầu nguồn sông Cửu Long sẽ tăng dần.
Mực nước sông Mekong tại các trạm đo từ Trung Quốc tới Nakhon Phanom của Thái Lan đã tăng dần trong những ngày gần đây.
Mực nước và dòng chảy sông Mekong đang tăng dần, sẽ về ĐBSCL trong 1- 2 ngày tới. Ảnh: Bangkok Post
Tờ Bangkok Post ngày 18/8 thông tin, mực nước sông ở Nakhon Phanom (Thái Lan) đã dâng lên tổng cộng khoảng 7m, còn 6m nữa là sẽ đến điểm tràn bờ gây ngập lụt.
Dự báo tình hình nước lũ 6 ngày từ 18 – 23/8 tại 23 trạm quan trắc thủy văn của Uy hội sông Mekong từ Cảnh Hồng (Trung Quốc) đến Tân Châu (Việt Nam) cho thấy ngày 18/8, nước sông Mekong dâng lên ở nhiều trạm từ Trung Quốc đến tỉnh Kompong Cham, Campuchia.
Dự báo thủy văn tại các trạm Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) thời gian tới. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Video đang HOT
Riêng tại Thủ đô Vientiane (Lào) và toàn bộ các trạm từ PhomPenh (Campuchia) xuống đến Việt Nam, mực nước vẫn giảm.
Tuy nhiên, sang đến ngày 21/8, mực nước ở Tân Châu sẽ tăng lên và ngày 22/8, mực nước tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc đều tăng lên.
Báo cáo ngày 19/8 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho thấy, trong 1-2 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm, sau đó sẽ lên lại.
Đến ngày 23/8, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu dự báo ở mức 1,80m; tại Châu Đốc ở mức 1,78m.
Mực nước dự báo tại các trạm Tân Châu và Châu Đốc trong những ngày tới. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
Mực nước cao nhất ngày 18/8, trên sông Tiền tại Tân Châu 1,58m; trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,63m.
Trước đó, số liệu từ mạng lưới quan trắc thủy văn của Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, Lào, Thái Lan cho thấy, mực nước ở tất cả các trạm quan trắc trên dòng chính sông Mê Kông đều sụt giảm mạnh, nhất là từ khoảng giữa tháng 6 vừa qua.
Ghi nhận tại Thái Lan, mực nước sông Mekong đã ở mức thấp nhất trong vòng 1 thế kỷ qua. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này được cho là do tình trạng sụt giảm mạnh mực nước và dòng chảy trên dòng chính sông Mekong đã diễn ra ở phạm vi toàn khu vực kể cả phần ở Vân Nam (Trung Quốc). Bên cạnh đó, lượng mưa ít, vận hành các hồ thủy điện và nhu cầu sử dụng nước cũng tăng cao.
Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam nhận định, mùa khô năm nay, lưu vực sông Mekong thiếu mưa rất nhiều, tổng lượng mưa chỉ đạt khoảng một nửa lượng mưa trung bình nhiều năm. Diễn biến xấu về mực nước, dòng chảy sông sẽ được cải thiệt chút ít trong thời gian tới nhưng vẫn không mấy khả quan, theo báo Thanh niên.
Việc mực nước, dòng chảy sông Mekong bị sụt giảm sẽ khiến đồng bằng sông Cửu Long ở vùng hạ lưu đối mặt với một mùa khô khắc nghiệt, xâm nhập mặn tăng, mùa lũ thấp hay thậm chí không có lũ.
Cúc Phương
Theo Datvet
Thiết lập tầm nhìn về một Mekong xanh
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Hàn Quốc lần thứ 9 diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 52 tại thủ đô Bangkok - Thái Lan hôm 3-8. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, các bộ trưởng đã hoan nghênh chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc với tầm nhìn về "Một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng, lấy người dân làm trung tâm". Về định hướng hợp tác trong thời gian tới, các bộ trưởng nhất trí tiếp tục triển khai các dự án ưu tiên trong kế hoạch hành động; tăng cường phối hợp với các cơ chế hợp tác tại khu vực; khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân.
Hội nghị cũng thống nhất sẽ tập trung thực hiện các dự án đóng góp cho phát triển bền vững, trong đó có quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước và phối hợp chặt chẽ với Ủy hội sông Mekong (MRC). Tại hội nghị, theo TTXVN, các bộ trưởng cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực như vấn đề biển Đông, bán đảo Triều Tiên và các thách thức phi truyền thống.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái sang) và các trưởng đoàn dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Nhật Bản chụp ảnh chung. Ảnh: REUTERS
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề xuất một số lĩnh vực ưu tiên trong thời gian tới, như thúc đẩy đối thoại, đào tạo kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực tăng trưởng xanh; tăng cường hợp tác nông nghiệp nhằm phát triển các giống cây trồng thích ứng với khí hậu, quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn, sử dụng nước hiệu quả; đẩy mạnh hợp tác giáo dục, hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin tại các vùng nông thôn và phát triển lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Một số vấn đề quốc tế và khu vực như tình hình biển Đông và bán đảo Triều Tiên cũng được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 12 diễn ra cùng ngày. Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định cam kết của Việt Nam phối hợp cùng Nhật Bản và các nước Mekong triển khai thành công Chiến lược Tokyo 2018.
Nhằm thiết lập tầm nhìn về một Mekong xanh, kết nối sống động, hiệu quả và lấy con người làm trung tâm, Phó Thủ tướng đề xuất một số nội dung mà hợp tác Mekong - Nhật Bản cần chú trọng trong thời gian tới gồm: hỗ trợ các nước Mekong giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, môi trường; quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mekong; phát triển nông nghiệp thông minh; cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng để tăng khả năng cạnh tranh, tạo thuận lợi cho thương mại, đầu tư và môi trường kinh doanh; hỗ trợ các nước Mekong phát triển nguồn nhân lực về công nghiệp, nông nghiệp và kỹ thuật số...
Phương Võ
Theo Nguoilaodong
Đặc sản An Giang với gỏi sầu đâu, trái mây gai, cá leo nướng Vùng đất An Giang được thiên nhiên ban tặng nhiều sản vật ngon khó quên mà không phải nơi nào cũng có. Trái mây gai và me Thái Đến Châu Đốc, bạn rất dễ bị mê hoặc bởi những trái me Thái chín ngọt lịm thơm lừng bày bán khắp nơi. Thỉnh thoảng bạn cũng sẽ bắt gặp những sạp hàng bán mây...