Nước sông Đà nhiễm dầu thải : Thủ tướng yêu cầu Bộ công an khẩn trương điều tra
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ nguồn nước bị ô nhễm dầu thải và việc cung cấp nước sạch từ Viwasupco không đảm bảo chất lượng.
Trong những ngày gần đây, dư luận phản ánh tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực Tây Nam thành phố Hà Nội.
Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo ngay Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà khắc phục sự cố, kịp thời cung cấp nguồn nước sạch, bảo đảm chất lượng cho nhân dân.
UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Hòa Bình có giải pháp kịp thời bổ sung, thay thế nguồn nước bị ô nhiễm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch, ổn định đời sống nhân dân khu vực trên.
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước để bảo đảm nguồn nước sạch, an toàn phục vụ nhân dân.
Thủ tướng đề nghị Bộ Công an khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Các bộ, cơ quan thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/10/2019.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc Viwasupco cho rằng đã có báo cáo sự việc với cơ quan chức năng tỉnh Hòa Bình.
Liên quan đến sự việc nước sạch nhà máy sông Đà bị nhiễm dầu thải, chiều 15/10, ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, vào ngày 10/10, thành phố nhận được phản ánh của người dân và báo chí về việc nước sạch tại các quận Thanh Xuân, Hà Đông, Hoàng Mai có mùi bất thường và đã thành lập đoàn kiểm tra.
Qua kiểm tra, khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).
Cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện việc này từ sáng ngày 8/10 nhưng không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình và thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, đơn vị này cũng không có hành động ngăn chặn sau khi phát hiện sự việc.
“ Qua lấy mẫu xét nghiệm, hàm lượng Styren cao hơn giới hạn cho phép 20mg/l, từ 1,3 đến 3,65 lần. Trong thời gian trước mắt, khi Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà chưa súc xả, thau được toàn bộ hệ thống nước tại các bế của gia đình, khu chung cư, các bể tăng áp, mọi người dân có sử dụng nước thuộc vùng do Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp“, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội khuyến cáo.
THANH HUYỀN
Theo VTC
Hà Nội khuyến cáo người dân không dùng nước sạch sông Đà để ăn uống
TP.Hà Nội khuyến cáo người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp.
Chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp.
Chiều 15/10, tại Hội nghị giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục thông tin kết quả xác minh nội dung: phản ảnh của người dân, các cơ quan báo chí về nguồn nước sinh hoạt của người dân tại các khu vực Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai... có mùi khét nồng nặc, có váng dầu trong những ngày vừa qua.
Cụ thể, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, vào hồi 9 giờ sáng, ngày 10/10/2019, UBND thành phố nhận được tin báo phản ảnh của một số người dân tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông phản ảnh qua đường dây nóng, tin phản ảnh của một số phóng viên của các báo Thanh Niên, Tiền Phong... có nội dung: nguồn nước sinh hoạt của người dân tại các khu vực Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai... có mùi khét nồng nặc, có váng dầu.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục thông tin đến báo chí.
Xác định đây là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch UBND thành phố đã thành lập ngay một tổ công tác do đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng là Trưởng đoàn lên kiểm tra toàn bộ quá trình vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà;
Đồng thời, tổ chức lấy mẫu nước để xét nghiệm tại nhà máy (trước nguồn) sau khi xử lý các bể chứa trung gian, bể tăng áp tại huyện Thạch Thất, quận Nam Từ Liêm và tại bể chứa nước cấp nước của Công ty tại khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, tại một số bể chứa của một số tòa nhà chung cư, vòi nước hộ gia đình, đồng thời yêu cầu lãnh đạo Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông và lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà báo cáo giải trình gửi đoàn công tác.
"Tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).
Một số cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện việc này từ sáng ngày 08/10/2019, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình, cũng như thành phố Hà Nội; Cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân", ông Dục thông tin.
Theo Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, tổ công tác đã kiểm tra việc vận hành lọc nước của Nhà máy vào các ngày 11, 12, 13, 14/10/2019. Toàn bộ hệ thống của nhà máy nước vẫn hoạt động bình thường. Các cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Sở Y tế Thành phố đã lấy nhiều mẫu nước tại nhiều vị trí khác nhau để xét nghiệm.
Căn cứ vào kết quả xét nghiệm của Trung tâm kiểm soát bệnh tật của Thành phố theo QCVN 01:2009/BYT xác định: Các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian). Các chỉ tiêu giám sát nước độ A: 8/8 mẫu nước đạt quy chuẩn đối với 14/15 chỉ tiêu giám sát. Chỉ tiêu mùi vị là không đạt.
"Từ kết quả xác minh, kết quả giám định xác định mùi "khét" có tại trong nguồn nước tại các nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra. Kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo (kết quả xét nghiệm có hàm lượng 0,8mg/l- Nằm trong giới hạn cho phép theo TCVN)", ông Dục nêu rõ.
Ông Dục cũng cho biết, Thành phố đã đưa ra khuyến cáo cho thời gian trước mắt, khi Công ty Viwasupco chưa súc xả, thau được toàn bộ hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư, các bể tăng áp.
Theo đó, mọi người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, "chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp".
Theo danviet
Vụ nước sạch ở Hà Nội nghi nhiễm dầu : Người dân có quyền đòi bồi thường thiệt hại? Theo luật sư, trước những thiệt hại về tinh thần và kinh tế, người dân có đủ cơ sở yêu cầu đơn vị cung cấp nước sạch phải bồi thường theo đúng quy định của pháp luật. Chiều 14/10, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng giám đốc công ty CP đầu tư cấp nước Sông Đà...