Nước sạch cho nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Do ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn, hiện các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 96 nghìn hộ dân, tương đương 430 nghìn người thiếu nước sinh hoạt.
Mở rộng thêm đường ống nước để khắc phục tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại tỉnh Sóc Trăng.
Bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho toàn bộ người dân nơi đây là yêu cầu cấp bách, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, cũng như triển khai đồng bộ các giải pháp.
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (BSCL) hiện có khoảng 18 triệu dân, trong đó có 13 triệu người sống ở khu vực nông thôn. Những năm qua, với sự đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là sự tham gia tích cực của người dân, đến nay đã có 98% số người dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, 55% số người dân được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia. Trong đó khoảng tám triệu người (chiếm 61%) được sử dụng nước từ 3.853 công trình cấp nước tập trung; năm triệu người sử dụng nước quy mô hộ gia đình.
Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn là nguyên nhân chính dẫn đến thiếu nước sinh hoạt năm 2019 – 2020 tại các tỉnh BSCL. Thực tế cho thấy, trong thời gian xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn, các công trình cấp nước tập trung chủ yếu không đủ nguồn cấp, cả nước mặt lẫn nước ngầm. Mặt khác, các hộ dân sống ở khu vực xa công trình cấp nước tập trung nông thôn, cho nên khó thực hiện mở rộng đường ống cấp nước, như ở các tỉnh: Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre. Nguồn nước mặt bị nhiễm mặn, nguồn nước ngầm từ giếng khoan tầng nông của hộ gia đình bị suy giảm, cạn kiệt không đủ khai thác sử dụng. Bên cạnh đó thiếu dụng cụ trữ nước hộ gia đình cũng là nguyên nhân dẫn đến thiếu nước sinh hoạt nơi đây.
Video đang HOT
Xác định tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch nông thôn trong điều kiện hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn và dịch bệnh, ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04/CT-TTg ngày 22-1-2020 về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn phục vụ sản xuất, dân sinh năm 2019 – 2020; Quyết định số 504/Q-TTg ngày 10-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ kinh phí, phòng, chống hạn, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng BSCL; theo đó, hỗ trợ các tỉnh: Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau, Kiên Giang mỗi tỉnh 70 tỷ đồng; hỗ trợ các tỉnh: Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu mỗi tỉnh 60 tỷ đồng để thực hiện các giải pháp cấp bách.
Triển khai chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và nguồn hỗ trợ từ T.Ư, các địa phương trong vùng đã chở nước miễn phí, cấp nước cho khoảng 20.600 hộ dân; hỗ trợ 37.300 hộ dân lắp đặt bồn trữ nước; mở rộng kéo dài tuyến ống, khoan bổ sung giếng ngầm, đắp đập tạm cấp nước cho khoảng 22.300 hộ; lắp đặt thiết bị lọc nước để cung cấp nước cho khoảng 4.000 hộ. Mặt khác, các địa phương cũng chủ động cung cấp và hỗ trợ khoảng 15 nghìn bồn trữ nước cho người dân, ưu tiên gia đình chính sách, hộ nghèo, người có công với cách mạng.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai sẽ ngày càng khốc liệt hơn, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại các tỉnh BSCL năm sau sẽ còn cao hơn năm trước. Vì vậy, thời gian tới, để bảo đảm đủ nguồn nước sạch phục vụ người dân, các bộ, ngành từ T.Ư đến địa phương cần thực hiện nhiều giải pháp tổng thể nhằm nâng cao hiểu biết, trách nhiệm, sự tham gia, cam kết của gia đình, cộng đồng về tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh hộ gia đình để bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh.
Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đầu tư 11 hệ thống công trình thủy lợi tại BSCL. ến nay, đã có năm công trình đưa vào sử dụng, các công trình còn lại đang được đầu tư và đẩy mạnh triển khai. ặc biệt là hệ thống Cái Lớn – Cái Bé điều tiết mặn, ngọt cho toàn bộ tỉnh Hậu Giang và một phần của các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và tiếp tục đầu tư các công trình thủy lợi liên vùng, liên tỉnh để điều tiết nguồn nước khu vực BSCL. Bộ thực hiện nhiệm vụ lập Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hạn mặn kỷ lục, hơn 430.000 người dân thiếu nước sinh hoạt
Xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN) gần 3 tháng.
Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT thông tin, mùa khô 2019-2020, lượng nước về sông Mê Kông đạt thấp, nên hạn, mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long diễn ra khá sớm. Từ tháng 12-2019, hạn mặn đã bắt đầu xâm nhập.
Như vậy, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 xuất hiện sớm sớm hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN) gần 3 tháng, sớm hơn so với mùa khô năm 2015-2016 gần 1 tháng, thời gian xâm nhập mặn kéo dài hơn 2-2,5 lần so với mùa khô 2015-2016; độ mặn ở vùng các cửa sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông liên tục duy trì ở đỉnh, cao liên tục suốt tháng 2 đến tháng 5, hầu như không giảm hoặc giảm không đáng kể trong các kỳ triều thấp, khác với đặc điểm thông thường là tăng theo kỳ triều cường, giảm theo kỳ triều thấp.
Đồng bằng sông Cửu Long hạn mặn lịch sử trong mùa khô 2019-2020
Một trong những nguyên nhân chính được chỉ ra là do lượng nước về sông Mê Kông thiếu hụt lớn so với cùng kỳ nhiều năm, thấp hơn cả hạn mặn lịch sử năm 2015-2016.
Xâm nhập mặn năm 2019-2020 đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích bị ảnh hưởng xấp xỉ 1,7 triệu ha,
Vụ Đông Xuân 2019-2020 khu vực này diện tích lúa đã bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 41.900 ha, chiếm tỷ lệ 2,7%. Trong đó, thiệt hại mất trắng (trên 70%) là 26.000 ha, chiếm tỷ lệ 1,7%.
Ngoài ra, diện tích cây ăn quả bị thiệt hại vào khoảng 6.600ha và rau màu khoảng 1.200ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng bởi hạn mặn vào khoảng 8.700ha.
Đáng nói, theo thống kê từ các địa phương, mức độ thiếu nước sinh hoạt lúc cao nhất tổng cộng khoảng 96.000 hộ (khoảng 430.000 người dân).
Theo nhận định của Tổng cục Thủy lợi, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long ở mức nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, mức độ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh được giảm thiểu đáng kể, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.
Song, hạn mặn vẫn khiến đời sống của hàng trăm nghìn người dân ở các tỉnh này gặp khó khăn do thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.
Bởi vậy, Bộ NN&PTNT cho rằng, về lâu dài cần xem xét tiếp việc xây dựng công trình kiểm soát các cửa sông lớn để kiểm soát nguồn nước ngọt, khống chế ranh mặn hợp lý, kết hợp chống ngập và hạn chế các tác động từ biển, chủ động điều hòa, phân phối nguồn nước hợp lý cho các đối tượng sử dụng nước ở các vùng sinh thái.
Ngoài ra, cần huy động nguồn lực tổng hợp đầu tư cho phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, phân bổ đầu tư hợp lý trung và dài hạn, có lộ trình cụ thể đối với các công trình hạ tầng thiết yếu cấp tiểu vùng và toàn vùng, như: công trình thủy lợi gắn với hệ thống giao thông huyết mạch về đường bộ, đường sông, cảng nước sâu.
Bộ NN&PTNT sẽ đề xuất Ngân hàng Thế giới hỗ trợ thực hiện dự án "Nước sạch và vệ sinh nông thôn bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025 vay vốn Ngân hàng thế giới", thực hiện tại các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ NN&PTNT cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan làm việc với các nước thượng nguồn sông Mê Kông để thu thập thông tin về nguồn nước và điều tiết các hồ chứa thủy điện ngoài lãnh thổ Việt Nam để phục vụ công tác dự báo xâm nhập mặn.
Khát bên các công trình cấp nước tiền tỷ Hàng nghìn hộ dân các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn. Trong khi đó, nhiều công trình đầu tư cấp nước tập trung trị giá hàng chục tỷ đồng không phát huy hiệu quả, bị bỏ hoang. Công trình cấp nước xã Cư M'gar ngừng hoạt động Quay cuồng tìm nước Người dân nhiều huyện ở...