Nước rau muống luộc đen sì: Tranh cãi do phun thuốc hay vắt chanh
Cùng với canh cua thì rau muống luộc chính là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích mỗi khi mùa hè đến.
Lý do là bởi nước rau muống luộc thanh mát, rất dễ ăn trong những ngày nóng nực. Thế nhưng không phải lúc nào nước rau muống cũng có màu trong xanh mà đôi khi chúng ta sẽ bắt gặp những bát canh có màu xanh thẫm, thậm chí là đen sì.
Điều này khiến không ít người lo lắng, đặt ra câu hỏi liệu có phải rau đã bị phun hóa chất nên nước luộc mới chuyển màu như vậy không.
Bát nước rau muống luộc đen sì khiến nhiều người sợ hãi. (Ảnh: Phunuonline)
Bày tỏ lo lắng trên mạng xã hội, chị H.N. cho biết: “Hôm qua mình mua mớ rau về luộc, chả hiểu sao luộc xong nước đen sì, trông rất mất cảm tình. Hãi quá chả dám ăn, đành đổ bỏ hết đi.”
Trái lại chị M. lại bày tỏ: “Hình như do vắt chanh nên nước đục mà chuyển màu hơn đó. Còn màu đậm chắc là do rau muống già nhưng mà mình nghĩ một phần cũng là do vắt chanh nên nó mới chuyển màu hơn như vậy.”
Trong khi đó, không ít người lại cho rằng rất có thể rau muống đã bị nhiễm độc mới dẫn đến hiện tượng lạ trên. Song cũng có trường hợp là rau nhà trồng, đảm bảo sạch sẽ nhưng vẫn có màu nước xanh thẫm sau khi luộc. Vậy nguyên nhân thực sự là gì?
Nhiều bà nội trợ bày tỏ sự lo lắng. (Ảnh: Chụp màn hình)
Giải đáp về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm – ĐH Bách khoa Hà Nội) chia sẻ trên Vietnamnet cho biết, hiện tượng trên là do trong nước có chứa nhiều chất kiềm, hàm lượng canxi cao hoặc vôi cao. Từ đó dẫn đến việc luộc rau bị chuyển sang màu xanh đậm. Ngoài ra, ông Thịnh cũng nhấn mạnh rằng tình trạng này không làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng khuyến cáo khi thấy nước rau muống luộc chuyển màu đục, mọi người nên cẩn trọng, bởi nó có thể phản ánh tình trạng rau nhiễm chì. Khác với hiện tượng trên, rau nhiễm chì không chỉ khiến cho nước luộc đen sì, mà còn đục ngầu, ăn vào có thể ngộ độc.
Thông thường sau khi vắt chanh, nước rau muống sẽ chuyển màu xanh vàng như thế này. (Ảnh: Nấu ăn ngon)
Đồng thời, nếu thấy nước luộc có mùi hắc nhưng màu nước không thay đổi thì nhiều khả năng rau muống đã chứa chất độc hại, nên bỏ đi ngay.
Về hiện tượng nước rau luộc chuyển màu sau khi vắt chanh, chuyên gia lý giải, do trong chanh có chứa axit citric, khi vắt vào nước sẽ khiến nồng độ axit thay đổi, tạo ra phản ứng làm nước chuyển màu. Vì thế tùy vào lượng chanh nhiều hay ít mà màu nước có thể chuyển sang xanh vàng hoặc mang sắc đỏ.
Rau muống là món ăn được ưa chuộng trong mùa hè. (Ảnh: Tuổi trẻ)
Video đang HOT
Thế nhưng, nếu sau khi vắt chanh mà nước không đổi màu hoặc chỉ thay đổi rất nhẹ thì cũng nên cảnh giác bởi đây là dấu hiệu cho thấy dường như rau có hóa chất.
Để nước luộc rau xanh đều, đẹp mắt, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh cũng chia sẻ một bí quyết cho chị em, đó là khi luộc chỉ cần cho thêm một muỗng muối nhỏ (loại muối dùng cho người bị đau dạ dày). Hy vọng với những thông tin hữu ích này, các bà nội trợ có thể hoàn toàn yên tâm thưởng thức món rau muống luộc trong những ngày hè nóng nực rồi nhé!
Các thông tin đời sống xã hội sẽ được liên tục cập nhật tại YAN!
"Đã miệng, ngon cơm" với món cà pháo ăn cùng rau muống luộc
Bữa cơm tối dân dã với món cà pháo ăn cùng rau muống luộc nhưng chắc chắn sẽ khiến gia đình bạn hài lòng và đã miệng.
Cà pháo muối
Nguyên liệu:
Cách muối cà pháo ngon và giòn không quá khó.
1kg cà pháo tươi, sạch
2 củ tỏi (dùng tỏi Lý Sơn cho vị thơm ngon)
3 quả ớt
1 chút muối
1 chút đường
1 ít nước ấm
1 hũ thủy tinh vừa
Cách làm:
Bước 1 : Cà pháo đem phơi nắng sơ 3 đến 4 giờ, sau đó nhặt sạch cuống, rửa sạch.
Bổ làm đôi và cho vàonước muốiloãng ngâm khoảng 15 phút giúp loại bỏ bớt chất độc có trong cà. Rửa sạch cà dưới vòi nước và để ráo.
Bước 2: Hòa tan muối đường vào nước ấm sao cho không quá mặn. Tỏi bóc vỏ đập dập sơ.
Bước 3: Cho một ít muối lót đáy hũ tiếp tục cho 1 lớp cà lên, làm liên tục như thế cho đến hết, sau đó đổ dung dịch đã pha sẵn trên vào.
Bước 4 : Sau hai ngày là cà đã ăn được rồi, có thể lấy ra dầm với chút nước mắm, đường, bột ngọt tỏi ớt dã dập trộn đều hoặc dùng với mắm tôm.
Rau muống luộc
Nguyên liệu:
Để có cách luộc rau muống xanh ngon, trước tiên là bạn phải chọn được rau muống ngon.
Rau muống
Chanh, tỏi
Muối, mì chính
Cách luộc rau muống xanh:
Để có cách luộc rau muống xanh ngon, trước tiên là bạn phải chọn được rau muống ngon. Bạn nên mua rau muống trắng, có lá nhỏ và dài. Như thế khi luộc nên rau sẽ cho nước màu xanh, trong, rau sẽ ăn giòn và thơm.
Bạn nhặt sạch rau muống, bỏ phần lá và cẳng già đi. Sau đó đem rửa sạch với nước, bạn nên ngâm rau vớinước muốikhoảng 10 phút.
Vớt ra để ráo cho ráo nước.
Bây giờ cho khoảng 1 lít nước vào nồi và đặt lên bếp, bật lửa thôi. Chú ý nên chọn nồi rộng để rau có thể chín đều và luộc rau nhanh hơn.
Sau đó, bạn cho khoảng 1/2 thìa cà phê muối vào vào nồi nước. Bây giờ bạn đun với lửa to đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đi và cho rau muống vào.
Sau khi cho rau vào bạn nên đảo đều rau lên xuống để rau thấm dần nước sôi, như thế rau sẽ không bị ám đỏ vì chưa thấm nước sôi.
Đậy vung lại chờ cho sôi lại, và cứ dùng đũa đảo đều rau cho tới khi chín. Nếu bạn thích ăn rau dai, giòn thì để trong 3 phút còn muốn ăn rau mếm thì để trong 5 phút nhé. Cái này cũng tùy vào khẩu vị của mỗi người thôi.
Khi chín bạn vớt rau ra rá để cho tỏa nhiệt. Và giờ chỉ cần cho rau lên đĩa là có thể thưởng thức.
Nước rau muống luộc, bạn cho thêm một ít mì chính và vắt nướcchanhvào.
Lúc ăn, bạn chan nước rau muốn vào cơm ăn cùng cà pháo thì ngon tuyệt vời, rất đã miệng.
Lúc ăn, bạn chan nước rau muốn vào cơm ăn cùng cà pháo thì ngon tuyệt vời, rất đã miệng.
Chúc các bạn thành công!
Mẹo nhỏ nhưng "có võ" từ cô gái Sài Gòn giúp gìn giữ ngôi nhà luôn sạch sẽ, ngập tràn hương thơm Tất tần tật từ A đến Z trong ngôi nhà sẽ lưu hương thơm và sạch sẽ chỉ với những mẹo nhỏ đơn giản được gợi ý từ chị Trà My. Là người rất thích sống trong căn nhà thơm tho, sạch sẽ nên chị Trà My (hiện đang sống và làm việc tại Sài Gòn) thường xuyên áp dụng những cách dọn...