Nước rau má vừa ngon vừa mát nhưng uống theo 4 cách này thì coi chừng “rước họa vào thân”
Nhiều người vẫn thường dùng nước rau má như một thức uống giải nhiệt mùa hè mà không biết loại nước này nếu uống sai cách sẽ gây họa khôn lường đối với sức khỏe.
Rau má thường được nhìn thấy ở những khu vực như bờ đầm, bờ ruộng ở làng quê. Không chỉ dễ trồng, loại rau này còn chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như beta caroten, saponins, alkaloids, flavonols, saccharids, calcium, Fe, Mg, Mn, P, Kali, các loại vitamins B1, B2, B3, C và K.
Theo Trung y, rau má có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy…
Vì những lý do trên, nhiều người rất thích loại rau này, thường sử dụng nước rau má để giải nhiệt mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nếu uống nước rau má theo những cách dưới đây thì không khác nào đang hủy hoại sức khỏe, lợi chưa thấy chỉ có thiệt thân.
Nước rau má là một thức uống giải nhiệt mùa hè với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Uống nước rau má rồi đi ra ngoài trời nắng
Lương y Bùi Hồng Minh – Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội cho hay, cần hạn chế ra nắng sau khi uống nước rau má. Nguyên nhân là bởi trong loại rau này có chứa hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Nếu uống nhiều nước rau má, sau đó đi ra ngoài nắng, bạn có khả năng sẽ bị bất tỉnh và mê man, rất nguy hiểm, đặc biệt là khi đang đi xe dưới trời nắng nóng. Do đó, bạn tốt nhất nên uống nước rau má khi cơ thể đang muốn nghỉ ngơi, thư giãn, tránh uống vào thời điểm sắp phải đi ra ngoài trời nắng.
Uống nước rau má thay nước lọc
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cảnh báo uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là còn kiểu uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày có thể dẫn tới nguy hiểm khó lường.
Uống nước rau má quá nhiều sẽ khiến bạn bị đầy bụng, tiêu chảy, nhất là với những người có thân nhiệt thấp, hay bị lạnh bụng. Bên cạnh đó, việc này còn khiến lượng cholesterol tăng cao, khiến bạn bị nhức đầu, mất ý thức thoáng qua.
Uống nước rau má cần cẩn thận, tránh dùng sai cách dẫn tới những hậu quả khó lường đối với sức khỏe.
Thay vì uống như nước lọc, bạn chỉ nên dùng 40g rau má mỗi ngày, không dùng quá 1 tháng. Mỗi đợt dùng cần cách nhau ít nhất nửa tháng.
Uống nước rau má khi đang mang thai
Nhiều chị em cho rằng nước rau má là thức uống giải nhiệt mùa hè, có lợi cho cơ thể và sức khỏe, giúp bụng dạ yên ổn, ngay cả khi mang thai. Trên thực tế, đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm.
Lương y Bùi Hồng Minh cho biết phụ nữ mang thai tuyệt đối không nên uống nước rau má vì có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, khả năng sảy thai cao. Những người đang muốn mang thai cũng không nên dùng loại nước này vì chúng sẽ làm giảm khả năng thụ thai.
Dùng nước rau má để uống thuốc
Rau má có khả năng tương tác với các loại thuốc gây buồn ngủ, thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ và các thuốc chống trầm cảm… Khi uống kèm với thuốc điều trị tiểu đường, nó có thể làm giảm hiệu quả của insulin, cũng như các thuốc tiểu đường uống khác, thuốc hạ cholesterol.
Do vậy, bạn nên tránh uống nước rau má khi đang dùng thuốc để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt nhất, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây hại cho cơ thể.
6 lựa chọn nước uống mùa hè giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể hiệu quả
Các loại nước uống mùa hè lựa chọn đúng cách sẽ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể hiệu quả.
Video đang HOT
Không chỉ cần lựa chọn nước uống mùa hè đúng cách mà việc uống đủ nước sẽ hỗ trợ sức khỏe của bạn tốt hơn trong hè này.
1. Tại sao cần uống nhiều nước vào mùa hè?
Dưới tác động của nhiệt độ, mùa hè nắng nóng khiến cơ thể ra nhiều mồ hôi hay mất nước, mất điện giải thông qua các hoạt động bài tiết. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, vào mùa hè, thậm chí bạn có thể bị mất nước và điện giải tới 3 lít/giờ, có thể gây ra tình trạng rối loạn.
Biểu hiện của rối loạn mất nước và điện giải:
- Miệng khô, khát nước
- Nước bọt đặc dạng quánh
- Bị hạ huyết áp
- Mạch gấp
- Tiểu ít
- Chán ăn, ăn không tiêu. Ở trẻ có thể là rối loạn tiêu hóa, táo bón, nôn trớ,...
Chính vì việc cơ thể dễ mất nước hơn vào mùa hè nên bạn cần uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước đã mất. Nước uống mùa hè có thể là nước lọc, nước trái cây, sinh tố, nước canh,...
2. Các loại nước uống mùa hè giúp thanh nhiệt giải độc
Nước uống mùa hè ngoài nước lọc thì các loại nước từ trái cây giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Đồng thời có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể hiệu quả trong mùa hè nhờ giàu hàm lượng chất xơ, các chất chống oxy hóa,,...
Dưới đây là danh sách 6 lựa chọn nước uống mùa hè mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Trà xanh
Trà xanh hay còn gọi là chè xanh là một trong các loại nước uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhờ hợp chất flavonoid chống oxy hóa và các loại vitamin khác nhau mà trà xanh có tác dụng trong phòng tránh các loại bệnh như ung thư, các bệnh tim mạch, sâu răng hay sỏi thận,...
Trà xanh hay còn gọi là chè xanh là một trong các loại nước uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, với người đang giảm cân thì catechins - chất chống oxy hóa có trong trà xanh đã được chứng minh là có tác động tích cực tới lớp mỡ bụng của bạn. Từ đó thúc đẩy quá trình giải phóng acid béo, đốt cháy calo dễ dàng hơn.
Lưu ý khi uống trà xanh
- Người có hệ tiêu hóa kém, đau dạ dày không nên uống
- Người có nguy cơ thiếu sắt
- Không nên uống vào buổi tối
- Không uống trà xanh để qua đêm.
2.2. Nước dừa
Là một loại nước uống mùa hè phổ biến, nước dừa đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình là giải khát và bổ sung điện giải, khoáng chất sau khi mất nước.
Ngoài ra, nước dừa cũng thích hợp cho những người đang gặp vấn đề về đường tiết niệu, nhiệt miệng, hỗ trợ thúc đẩy tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
Nước dừa giúp bù nước, bù điện giải hiệu quả cho mùa hè (Ảnh: Internet)
Bạn có thể lưu ý tới Một số biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch trong mùa hè.
Lưu ý khi uống nước dừa
- Không nên uống quá nhiều, 1 ngày tới 3 - 4 quả hay uống liên tục trong nhiều ngày
- Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên uống nước dừa
- Bị đầy bụng, khó tiêu không nên uống do trong nước dừa có chứa 2% chất béo dễ khiến tình trạng nặng hơn.
2.3. Nước cam, nước chanh giàu vitamin C
Không chỉ giàu vitamin C, nước cam, chanh còn cung cấp các vitamin A, vitamin E,... giúp hỗ trợ nâng cao hệ miễn dịch, từ đó phòng tránh các bệnh mùa hè thường gặp.
Lưu ý khi uống nước cam, chanh
- Không uống ngay sau khi ăn sáng vì có thể gây chướng tức bụng
Nước cam giàu vitamin C, vitamin A, vitamin E,... (Ảnh: Internet)
- Người có vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm tụy,... không nên uống nhiều, nhất là khi đói
- Đặc biệt, không uống trực tiếp nước cốt chanh (đặc) mà cần pha với nước trước khi uống.
2.4. Nước râu ngô
Là một loại nước uống mùa hè có tác dụng giải độc, lợi tiểu cho cơ thể. Nhất là đối với người đang bị bệnh thận, cao huyết áp hay đang có nhu cầu giảm cân bằng nước râu ngô.
Cơ chế được giải thích là nhờ trong nước râu ngô có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình bài thải độc tố ra khỏi cơ thể, giải độc gan, tăng cường chức năng gan và hỗ trợ chức năng bài tiết.
Nước râu ngô có chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình bài thải độc tố ra khỏi cơ thể (Ảnh: Internet)
Lưu ý khi uống nước râu ngô
- Không nên uống quá nhiều, uống liên tục vì râu ngô có tác dụng lợi tiểu, dễ gây mất nước
- Nên dùng râu ngô ở dạng tươi sẽ tốt hơn
- Không uống liên tục quá 10 ngày
- Phụ nữ mang thai có dấu hiệu ít ối không nên uống nước râu ngô dù là nước uống mùa hè có tác dụng thanh nhiệt.
2.5. Nước rau má
Phổ biến hơn trong những năm gần đây, nước rau má được nhiều người ưa chuộng hơn nhờ dễ uống lại có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.
Cụ thể, nước rau má giàu vitamin A, vitamin C, vitamin E có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và thải độc tốt. Ngoài nước rau má xay hay ép thì rau má còn dùng để ăn trực tiếp hay nấu canh cũng đem lại nhiều hiệu quả.
Nước ép rau má phổ biến hơn trong nhiều năm gần đây (Ảnh: Internet)
Lưu ý khi uống nước rau má
- Không uống nước rau má khi bị tiểu đường, người hay bị đau bụng, tiêu chảy
- Không uống nước rau má khi đang dùng thuốc chống co giật, chống trầm cảm,... vì có thể gây ra tương tác thuốc. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ
- Cần sơ chế sạch, rửa kĩ, tránh ấu trùng trong rau má kí sinh.
2.6. Nước cà rốt
Là một trong những lựa chọn nước uống mùa hè phổ biến và dễ dàng thực hiện ở nhà. Nước ép cà rốt, sinh tố cà rốt được nhiều gia đình ưa chuộng nhờ tác dụng của cà rốt đối với sức khỏe, nhất là đối với mắt và hệ miễn dịch.
Cà rốt là loại củ phù hợp cho những người đang không biết mùa hè uống gì để tốt cho sức khỏe (Ảnh: Internet)
Nhờ giàu hàm lượng carotene chuyển hóa thành vitamin A cùng lecithin, kali, magie và sắt,... cà rốt là loại củ phù hợp cho những người đang không biết mùa hè uống gì để tốt cho sức khỏe.
Lưu ý khi uống nước cà rốt
Mặc dù là loại nước uống mùa hè phổ biến nhưng cần lưu ý khi uống nước cà rốt như sau:
- Không uống quá nhiều, một tuần không nên uống quá 2 - 3 cốc vì có thể gây ảnh hưởng tới gan, sắc tố da
- Chống chỉ định đối với người đang điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.
Bệnh về da thường gặp vào mùa hè Mùa hè nắng nóng, độ ẩm cao là thời gian rất dễ mắc các bệnh về da. Để dễ dàng phòng chống và điều trị kịp thời các bệnh về da liễu, hãy nắm bắt nguyên nhân gây bệnh. Mụn trứng cá, nhọt Mùa hè nắng nóng là nguyên nhân khiến da tăng tiết mồ hôi và bã nhờn, vi khuẩn P.acne sẽ...