Nước Pháp thay đổi gì sau vụ khủng bố 13/11?
Hậu quả của vụ khủng bố kinh hoàng ngày 13/11 sẽ có những tác động không nhỏ đến chính sách đối nội, tình hình chính trường cũng như chính sách đối ngoại của Pháp trong thời gian tới.
Cảnh hỗn loạn tại sân vận động quốc gia Pháp sau hàng loạt các vụ khủng bố hôm 13/11.
Nhận định trên được công ty Stratfor- công ty phân tích-tình báo tư nhân nổi tiếng của Mỹ đưa ra.
Theo Stratfor, vụ khủng bố ngày 13/11 thực sự gây sốc cho người Pháp và cả thế giới nhưng đáng tiếc đó lại là sự kiện không hoàn toàn bất ngờ khi chính người dân Pháp và người dân nhiều nước châu Âu khác đã tìm cách đến Syria để gia nhập vào hàng ngũ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Vụ tấn công vào tòa soạn báo châm biếm Charlie Hebdo- tờ báo đăng tải bức tranh châm biếm Nhà tiên tri Mohammed cho thấy rằng mối đe dọa tấn công khủng bố đang tồn tại ngay trong lòng các nước châu Âu.
Video đang HOT
“Dòng người nhập cư vào các nước châu Âu từ các nước khác như Syria đã làm gia tăng cơ hội cho các phần tử khủng bố chà trộn vào dòng người nhập cư để thực hiện các vụ khủng bố ở châu Âu” – Stratfor nhận định.
Các nhà phân tích của Stratfor cho rằng vụ khủng bố này sẽ có những tác động đáng kể lên chính sách đối ngoại của Pháp. Sau một vài ngày nữa, Charles de Gaulle- tàu sân bay hạt nhân hiện đại nhất châu Âu sẽ đến vùng Vịnh Persic để tham gia vào cuộc chiến chống IS ở Syria và Iraq.
Vụ khủng bố này khiến Pháp sẽ tăng cường mạnh mẽ hơn nữa chi phí cho các cuộc tấn công IS và vô hình chung khiến Pháp có thể phải tham gia nhiều hơn vào cuộc chiến này.
Xét trên khía cạnh giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư, Pháp cũng có thể sẽ phải thay đổi một số vấn đề trong lĩnh vực này. Trước đây, Pháp không tích cực tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư mặc dù đại diện của Pháp vẫn tham gia vào tất cả các cuộc họp về vấn đề này và đều ủng hộ quan điểm của Đức về việc phân bổ người nhập cư đều khắp các nước châu Âu.
Nhiều khả năng làn sóng biểu tình kêu gọi chính phủ ngăn chặn dòng người nhập cư và đóng cửa biên giới sẽ bộc phát tại Pháp thời gian tới.
Cảnh sát Pháp đang thực hiện giải cứu con tin.
Xét về mặt đối ngoại, nhiều khả năng uy tín của bà Marine Le Pen sẽ được củng cố. Uy tín của bà Le Pen không thực sự mạnh lên sau vụ tấn công vào tòa soạn báo Charlie Hebdo nhưng sau vụ khủng bố ngày 13/11, uy tín của bà Le Pen nhiều khả năng sẽ được củng cố mạnh. Nguyên nhân là do bà Le Pen là một trong những chính trị gia phản đối chính sách nhập cư mạnh mẽ nhất.
Ngược lại, uy tín của ông F.Hollande đã được củng cố sau vụ Charlie Hebdo nhưng trong vụ việc lần này, người dân Pháp sẽ nghi ngờ tính hiệu quả của những chính sách chống khủng bố mà ông F.Hollande đã đưa ra.
Ngoài ra, cựu Tổng thống Pháp Nhikolai Sarkozy, người nổi tiếng về các chính sách cứng rắn trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, cũng sẽ được nhiều cử tri ủng hộ hơn sau vụ khủng bố ở Paris ngày 13/11.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ “Expert- Chuyên gia”, tờ báo chuyên đưa tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thế giới, đặc biệt các tin tức liên quan tình hình các nước thuộc không gian hậu Xô Viết. Tờ báo được thành lập năm 1995.
Theo Infonet
Khủng bố thách thức nước Pháp
Nước Pháp đang trải qua thời khắc đau thương mất mát nhất kể từ khi nền hòa bình được thiết lập. Một cú sốc khiến hàng triệu con tim quặn thắt khi chứng kiến những gì mà chủ nghĩa khủng bố đã gây ra tại tòa soạn Tạp chí Charlie Hebdo nổi tiếng về tranh biếm họa ngay tại thủ đô Paris. Nỗi đau chưa nguôi ngoai thì lại thêm một vụ xả súng ở ngoại ô Montrouge cũng tại thủ đô của nước Pháp.
Người dân Pháp tưởng niệm các nạn nhân vụ tấn công khủng bố.
Không ít lần phải đối phó với các âm mưu khủng bố và gần nhất là vụ tấn công của tay súng Hồi giáo cực đoan Mohammed Merah tại Toulouse (hồi tháng 3-2012) làm 7 người thiệt mạng, tuy nhiên, trong vòng nửa thế kỷ qua, ở đất nước hình lục lăng chưa bao giờ xảy ra một cuộc tàn sát đẫm máu đến như vậy. Điều đáng nói là sự xuất hiện ngang nhiên của các tay súng giữa trung tâm của Paris hoa lệ trong bộ dạng các nhóm phiến quân Hồi giáo chuyên nghiệp cùng cách "xuống tay" không thương tiếc với các nạn nhân. Cái chết của 12 người, trong đó có Tổng Biên tập Tạp chí Charlie Hebdo và nhiều họa sĩ được coi như những "cây đa, cây đề" trong làng tranh biếm họa không chỉ là một mất mát lớn đối với nước Pháp mà còn là một lời đe dọa về nguy cơ khủng bố có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Phẫn nộ vì sự tàn bạo của khủng bố, bàng hoàng vì sự tấn công vào giá trị của nước Pháp, hơn một trăm nghìn người Pháp đã xuống đường tuần hành phản đối chủ nghĩa khủng bố. Nhiều người gọi đây là vụ "11-9" của nước Pháp, không phải ở số nạn nhân mà ở phương diện tư tưởng. Tấn công một tòa báo ngay giữa thủ đô Paris chẳng khác nào cuộc tấn công trực diện vào một trong những giá trị lớn nhất mà người Pháp đã tạo dựng: tự do biểu đạt, tự do báo chí. Vốn được coi là một trong những cái nôi của dân chủ, là đất nước của triết học khai sáng và các tư tưởng nhân sinh, tấn công vào các giá trị đó là đánh thẳng vào niềm tự hào của nền dân chủ Pháp.
Trên thực tế, cách đây ít ngày, Thủ tướng Pháp Manuel Valls đã lên tiếng cảnh báo nước này đang đối mặt với mối đe dọa khủng bố lớn nhất từ trước đến nay. Theo thông báo của Bộ Nội vụ nước này, có khoảng 930 công dân Pháp, bao gồm 60 phụ nữ, đang chiến đấu hoặc có ý định đến Iraq và Syria để đầu quân cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Trong số 3 nghi phạm thực hiện vụ tấn công Tạp chí Charlie Hebdo bị cảnh sát nêu danh, ngoài Hamyd Mourad (18 tuổi), là hai anh em Said Kouachi (34 tuổi) và Cherif Kouachi (32 tuổi), từ Syria về Pháp mùa hè vừa qua. Trước đó, Cherif Kouachi từng bị "bóc lịch" 3 năm vì tham gia nhóm Thánh chiến Hồi giáo (Jihadists).
Tương tự như vụ bắt cóc con tin tại tiệm cafe Lindt ở Sydney (Australia) vào tháng trước, thảm họa tại Tạp chí Charlie Hebdo cũng như vụ xả súng ở Montrouge thêm một lần nữa cho thấy những hiểm họa khó lường từ các cuộc tấn công theo phương thức đơn lẻ của các nhóm khủng bố. Tức là, thay vì thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn, thủ lĩnh của các nhóm khủng bố hiện khuyến khích thuộc hạ tiến hành những vụ tập kích theo kiểu "những con sói cô độc" với nguồn lực ít hơn, mục tiêu nhỏ hơn nhưng không kém phần nguy hiểm vì rất khó nhận diện và giám sát. Những vụ việc không chỉ đặt nước Pháp trong tình trạng báo động mà cũng là lời cảnh báo về sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố tại các quốc gia phương Tây.
Theo_Hà Nội Mới
Đảng cực hữu Pháp có thể thắng cử sau vụ thảm sát Paris Quan điểm chống nhập cư và Hồi giáo cực đoan của bà Le Pen có thể sẽ nhận được sự ủng hộ của nhiều cử tri sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Paris. Lãnh đạo đảng cực hữu Pháp Marine Le Pen. Ảnh: Reuters Nước Pháp cần phải "loại trừ" người Hồi giáo cực đoan và kiểm soát lại đường...