Nước nhỏ hưởng lợi vắc xin Covid-19 nhờ Trung Quốc – Úc cạnh tranh
Cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 tại Papua New Guinea (PNG) đang trở thành cuộc chơi quyền lực chính trị giữa Trung Quốc và Úc.
Vắc xin theo chương trình COVAX đến PNG tháng 4. Ảnh GAVI
Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Úc tìm cách tranh giành ảnh hưởng tại nhóm đảo Thái Bình Dương, gồm 14 đảo quốc và vùng lãnh thổ với tổng số dân khoảng 10 triệu người. Và dịch Covid-19 tại PNG (quốc gia quần đảo đông dân nhất khu vực) trở thành tâm điểm trong cuộc chiến giữa hai nước.
Tranh cãi về vắc xin
Năm 2020, PNG với gần 9 triệu dân may mắn tránh được ảnh hưởng tồi tệ nhất của dịch Covid-19. Thế nhưng tình hình đã thay đổi trong năm 2021. Số ca Covid-19 tại nước này tăng vọt, với hơn 17.000 trường hợp mắc bệnh và 179 ca tử vong tính đến ngày 20.7, theo số liệu trên website của Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
Khi số ca dương tính bắt đầu tăng mạnh ở PNG vào tháng 2, Trung Quốc tuyên bố sẽ gửi vắc xin viện trợ cho đối tác ở Thái Bình Dương. Do Sinopharm, loại vắc xin Trung Quốc gửi đến, vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê chuẩn vào thời điểm đó, chính quyền Bắc Kinh đồng ý gửi dữ liệu thử nghiệm lâm sàng để chứng tỏ hiệu quả của vắc xin, theo Hoàn Cầu thời báo .
Thủ tướng James Marape của PNG đang ký nhận lô vắc xin AstraZeneca từ Úc hồi tháng 3. AFP/GETTY
Tuy nhiên, PNG vẫn chưa chấp nhận tiêm vắc xin Sinopharm mà phải đợi thông tin từ WHO. Hoàn Cầu thời báo một mực cho rằng sự trì hoãn này là do phía Úc âm thầm tác động đằng sau.
Đầu tháng 7, tờ Hoàn Cầu thời báo đăng bài xã luận tố cáo Úc tìm cách gây ảnh hưởng khiến vắc xin Trung Quốc không đến được khu vực các đảo quốc Thái Bình Dương. Cùng thời điểm, ông Uông Văn Bân, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ trích Canberra “phá hoại sự hợp tác vắc xin” tại khu vực.
Chỉ là sự trùng hợp?
Trên thực tế, giới chức PNG cho hay muốn chờ WHO thông qua vắc xin Sinopharm trước khi triển khai tiêm ngừa cho người dân. Đến khi vắc xin Sinopharm được WHO phê chuẩn vào ngày 7.5, PNG đã có những sự lựa chọn khác.
Từ tháng 3, thời điểm PNG ghi nhận hàng trăm ca Covid-19 mới mỗi ngày, Úc viện trợ 8.000 liều vắc xin AstraZeneca cho PNG. Đến tháng 4, PNG tiếp nhận 132.000 liều AstraZeneca từ chương trình COVAX (cơ chế cho phép tiếp cận công bằng vắc xin ngừa Covid-19 trên toàn cầu). Úc tiếp tục gửi thêm 10.000 liều vắc xin vào tháng 5 và New Zealand viện trợ 146.000 liều trong tháng 6.
Không dừng lại ở đó, Úc cam kết sẽ viện trợ 15 triệu liều vắc xin Covid-19 cho Timor-Leste và các đảo quốc Thái Bình Dương trong 12 tháng tới.
PNG tiếp nhận lô vắc xin Sinopharm của Trung Quốc vào tháng 6. SỨ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI PNG
Về phần mình, Trung Quốc tặng 270.000 liều vắc xin cho Quần đảo Solomon, PNG và Vanuatu, theo số liệu của công ty Airfinity. Theo giới quan sát, Trung Quốc đến nay chưa cạnh tranh được “nước viện trợ vắc xin nhiều nhất cho nhóm đảo Thái Bình Dương” với Úc.
Trong thông báo gửi cho Đài CNN, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bày tỏ hy vọng phía Úc “hãy suy ngẫm về lỗi lầm của chính mình, nghiêm túc thay đổi hành vi và hãy làm nhiều hơn nữa để bảo vệ sức khỏe của người dân nhóm đảo Thái Bình Dương và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nỗ lực chống dịch Covid-19″.
Dự báo buồn của WHO: 100.000 người sẽ chết vì Covid-19 trong thời gian diễn ra Olympic
Trước cáo buộc trên, Úc đã lên tiếng bác bỏ. “Chúng tôi ủng hộ PNG đưa ra các quyết định về chủ quyền”, Đài CNN dẫn lời ông Zed Seselja, bộ trưởng Úc về nhóm đảo Thái Bình Dương.
Trong khi đó, tính đến ngày 4.7, PNG mới tiêm được khoảng 60.000 người, và 130.000 liều AstraZeneca được phân bổ theo chương trình COVAX chuẩn bị hết hạn trong tháng 7. Lý do là người dân nước này đang ngại tiêm vắc xin. Có vẻ như cần phải giải quyết được chướng ngại trong tâm lý người dân để có thể thực sự triển khai hiệu quả chương trình vắc xin ngừa Covid-19 ở PNG.
Mưa lụt trầm trọng ở Trung Quốc có làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu?
Lượng mưa kỷ lục và lũ lụt nghiêm trọng ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc đã làm gián đoạn hoạt động của nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn như Foxconn, Nissan, IKEA và FedEx.
Theo Thời báo Hoàn Cầu , điều này dấy lên lo ngại về tác động tiềm tàng đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Bởi Trịnh Châu là trung tâm sản xuất và kinh doanh toàn cầu chính của Trung Quốc, nơi có nhà máy lắp ráp iPhone lớn nhất của Apple.
Các nhà phân tích cho rằng, mặc dù hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bị gián đoạn, tác động đối với chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ không lớn.
Mưa lớn nghiêm trọng đã làm gián đoạn hoạt động của nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc (Ảnh: VCG).
Mưa lớn kỷ lục gây ngập lụt toàn thành phố Trịnh Châu khiến ít nhất 25 người chết, tính đến chiều qua (21/7), làm gián đoạn một số hoạt động sản xuất của nhà máy lắp ráp iPhone của Foxconn do nhân viên không thể đi làm, một số nhân viên của công ty này nói với Thời Báo Hoàn Cầu .
Một nhân viên tự nhận là công nhân của nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu cho biết, một số nhà máy gần sân bay Trịnh Châu vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, một số nhà máy khác bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lớn đã phải tạm ngừng hoạt động trong hôm qua. Dự kiến hôm nay sẽ hoạt động trở lại.
Tuy nhiên, khi được hỏi về tác động tiềm tàng mà trận mưa lũ có thể gây ra cho hoạt động sản xuất, Foxconn cho biết: "Không có tác động trực tiếp đến cơ sở sản xuất của chúng tôi ở địa điểm đó. Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ cung cấp bất kỳ thông tin cập nhật nào nếu thích hợp".
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết ở Trịnh Châu và hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương. Chúng tôi đã kích hoạt một kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho các biện pháp kiểm soát lũ lụt ở địa điểm đó", công ty cho biết trong một tuyên bố.
Theo Thời Báo Hoàn Cầu , các tập đoàn đa quốc gia khác cũng đã phải tạm dừng sản xuất tại các nhà máy trong thành phố.
Nói với tờ báo này, nhà bán lẻ đồ nội thất và gia dụng Thụy Điển IKEA cho biết, các cửa hàng của họ ở Trịnh Châu hiện đã phải đóng cửa nhưng họ cung cấp dịch vụ đậu xe miễn phí cho các khách hàng đang bị mắc kẹt tại cửa hàng.
Công ty dịch vụ chuyển phát FedEX của Mỹ cũng cho biết, điều kiện khí hậu khắc nghiệt đang ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ tại Trịnh Châu.
Dongfeng Nissan, một liên doanh giữa Dongfeng Motor Group và Nissan Motors, cho biết một số thiết bị sản xuất tại nhà máy Trịnh Châu của họ đã bị hư hỏng và họ đang tiến hành đánh giá thiệt hại. Công ty sẽ tìm cách tiếp tục sản xuất càng sớm càng tốt với điều kiện đảm bảo an toàn cho nhân viên, theo các phương tiện truyền thông.
Tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) không chỉ là trung tâm sản xuất lớn của nước này mà còn là cơ sở chính của nhiều doanh nghiệp toàn cầu tại miền Trung Trung Quốc. Năm 2020, tỉnh này thu hút được 20,06 tỷ USD tổng vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều tập đoàn nước ngoài đã đặt trụ sở vùng tại thành phố Trịnh Châu.
Các chuyên gia cho rằng, mưa lụt nghiêm trọng có thể tác động trong ngắn hạn đến chuỗi cung ứng quốc tế nhưng tác động có thể sẽ hạn chế.
Mei Xinyu, một nhà nghiên cứu tại Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, dự đoán tác động đối với ngành sản xuất có thể kéo dài đến chủ nhật này nhưng nó sẽ ít hơn nhiều so với tác động của đại dịch.
Ví dụ, Foxconn nói rằng, mưa lụt không "ảnh hưởng trực tiếp" đến cơ sở sản xuất của họ - nơi làm ra một nửa lượng iPhone trên toàn cầu.
"Nhà máy có thể tạm dừng sản xuất trong vài ngày, nhưng công việc sẽ nhanh chóng được hoàn thành. Mưa lụt sẽ không ảnh hưởng hay làm trì hoãn việc ra mắt iPhone mới", Xiang Ligang - Tổng giám đốc của Liên minh Thông tin tiêu dùng có trụ sở tại Bắc Kinh - nhận định.
Ông Cao Heping, giáo sư kinh tế tại Đại học Bắc Kinh ở Bắc Kinh, nói rằng, tác động lên chuỗi cung ứng quốc tế cũng sẽ bị hạn chế, do khả năng đối phó với lũ lụt kể từ những năm 1980 của tỉnh này ngày càng tăng.
Người dân khốn khổ trong thảm cảnh mưa lũ ở Trung Quốc Hàng loạt ngôi làng ở Hà Nam, Trung Quốc vẫn đang bị cô lập trong biển nước vì trận lũ lụt kinh hoàng "nghìn năm có một", và hàng nghìn người dân vẫn mòn mỏi chờ giải cứu. Thảm cảnh chìm trong biển nước vì trận lũ "nghìn năm có một" ở Trung Quốc Nhiều ngôi làng ở tỉnh Hà Nam vẫn đang...