Nước nhiễm xạ Fukushima chảy ra Thái Bình Dương
Hãng vận hành nhà máy hạt nhân Fukushima bị động đất tàn phá ở Nhật Bản xác nhận nước phóng xạ từ nhà máy có thể đã rò ra Thái Bình Dương, làm dấy lên lo ngại mới về cuộc khủng hoảng hạt nhân của nước này.
Nhà máy hạt nhân Fukushima bị tàn phá sau động đất và sóng thần hồi tháng 3. (Ảnh: Reuters)
Tập đoàn Điện lực Tokyo (Tepco) cho biết, khoảng 45 tấn nước nhiễm các chất phóng xạ Caesium và Iodine nhiều khả năng đã chảy ra đại dương từ một hệ thống máng bị nước từ một khu hóa đặc rò vào.
Junichi Matsumoto, một giám đốc tại Tepco, cho biết nước rò chứa 16.000 becquerel/lít chất phóng xạ Caesium 134 và 29.000 becquerel chất Caesium 137, vượt qua các giới hạn an toàn lần lượt là 267 lần và 322 lần.
Báo chí địa phương đưa tin, nước nhiễm xạ còn có thể chứa các hợp chất phóng xạ khác như Strontium, còn được biết đến là chất gây ung thư xương ở người.
Các quan chức Tepco cho báo chí hay hôm 5/12 rằng nước nhiễm xạ từ một khu hóa đặc đã rò qua vết nứt ở một tường bê tông vào máng. Máng này nối với một ống dẫn chảy tự do ra Thái Bình Dương. Nước nhiễm xạ rò từ khu hóa đặc đó đang được bơm từ tòa nhà ra, Tepco cho biết thêm.
Video đang HOT
Cũng theo hãng này, các bao cát hiện đang được sử dụng như một biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn nước độc rò thêm từ khu vực. Tuy nhiên, có thể phải mất 3 tuần mới biết chính xác lượng nước phóng xạ đã rỉ ra ngoài.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục điều tra vấn đề”, một phát ngôn viên của Tepco nói. Hãng này thừa nhận rằng, sau một loạt vụ rò rỉ, họ không hành động đủ để kiểm soát tình hình và đã nhầm tưởng rằng nước sẽ không rò ra các hệ thống tiêu thoát.
Tuy nhiên, Tepco khẳng định vụ việc sẽ không ảnh hưởng tới các kế hoạch đưa nhà máy vào một trạng thái được biết đến là “đóng nguội” vào cuối năm nay, trong một nỗ lực hướng tới đóng cửa hoàn toàn cơ sở hạt nhân này.
Trong một động thái riêng rẽ, chính phủ Nhật Bản, hôm 5/12, đã ngưng các hoạt động vận chuyển gạo ra khỏi một số nông trại ở Fukushima do các cánh đồng nơi đây bị nhiễm Caesim ở mức cao.
Theo VietNamNet
Có dấu hiệu phân rã hạt nhân tại nhà máy điện Nhật Bản
Có một số dấu hiệu cho thấy hiện tượng phân rã hạt nhân có thể đã xảy ra tại nhà máy điện Fukushima I. Nhưng cơ quan hạt nhân Nhật Bản sau đó khẳng định ít có khả năng xảy ra một vụ nóng chảy nhiên liệu hạt nhân tại nhà máy này.
Nhà máy điện hạt nhân đã rò rỉ chất phóng xạ từ khi hệ thống làm nguội của nhà máy bị phá hủy bởi trận động đất mạnh kéo theo sóng thần cách đây gần 8 tháng.
Hôm qua, mối lo ngại rằng hiện tượng phân rã hạt nhân có thể xảy ra đã khiến Công ty Điện Lực Tokyo (Tepco) phải xịt axít boric vào một trong các lò phản ứng bị nghi là có thể diễn ra các phản ứng phân rã hạt nhân mới.
Tepco xác nhận đã phát hiện "một lượng rất nhỏ" khí phóng xạ xenon tại lò phản ứng số 2, một trong 3 lò phản ứng bị hư hại sau trận động đất hôm 11/3.
Cả chất phóng xạ Xenon 133 và Xenon 135, cũng được phát hiện, đều là phó sản của hiện tượng phân rã hạt nhân. Các chất này, tự chúng, không được coi là một mối đe dọa đối với sức khỏe.
Người phát ngôn Tepco, Hiroki Kawamata cho biết "không loại trừ khả năng có một phản ứng phân rã hạt nhân cục bộ", và nói thêm, việc bơm hỗn hợp trên vào chỉ là biện pháp phòng ngừa.
Phản ứng phân rã hạt nhân là một tiến trình xảy ra trong các lò phản ứng hạt nhân, nhưng dưới sự kiểm soát, và trường hợp ở Fukushima thì không phải như vậy. Tuy vậy, Tepco khẳng định nhiệt độ và áp suất bên trong lò phản ứng cũng như mức độ phóng xạ không có thay đổi lớn.
Cơ quan An toàn Hạt nhân và Công nghiệp Nhật Bản cũng trong ngày hôm qua đã tổ chức họp báo đã tổ chức một buổi họp báo, sau khi phát hiện thấy chất xenon phóng xạ trong khoang chứa của lò phản ứng số 2.
Sự xuất hiện của chất này cho thấy khả năng phản ứng phân rã hạt nhân có thể đã xảy ra trong một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, cơ quan này trấn an rằng ít có khả năng nhiện liệu hạt nhân lại tiếp tục nóng chảy, do nồng độ xenon khá thấp và nhiệt độ lò phản ứng không thay đổi.
Cơ quan này nói rằng,họ chưa thể đánh giá được liệu phát hiện này sẽ ảnh hưởng thế nào lên kế hoạch của chính phủ là đưa các lò phản ứng hạt nhân vào trạng thái làm nguội ổn định trước cuối năm nay.
"Khó đánh giá được tình hình"
Nhà máy điện hạt nhân đã rò rỉ chất phóng xạ từ khi hệ thống làm nguội của nhà máy bị phá hủy bởi trận động đất mạnh kéo theo sóng thần cách đây gần 8 tháng. Việc này gây ra hiện tượng tan chảy tại lõi của 3 trong tất cả 6 lò phản ứng. Nhiều thị trấn và làng mạc trong vòng bán kính 20 km từ nhà máy đã được sơ tán. Mức phóng xạ cao đã được phát hiện trong thực phẩm, nước và đất ở những nơi xa đến tận Tokyo.
Một viện nghiên cứu an toàn hạt nhân ở Pháp nói thảm họa tại nhà máy Fukushima đã dẫn tới sự thất thoát vào đại dương một lượng chất phóng xạ lớn nhất từ trước tới nay.
Người ta bắt đầu lo ngại phản ứng phân rã hạt nhân lại tái khởi động, từ khi phát hiện ra được khí xenon 133 và 135, hai loại khí được sản sinh khi xuất hiện phản ứng phân rã. Các chất này có tác động phóng xạ khá ngắn - với xenon 133 là 5 ngày, còn với xenon 135 là 9 giờ, cho thấy phản ứng phân rã chỉ vừa mới xảy ra không lâu.
Giáo sư Andrew Stuchberry, phụ trách Ban Vật lý Hạt nhân tại Đại học Quốc gia Australia, nhận định: "Nguồn gốc của khí phóng xạ xenon có phần chắc là do một mức độ phân rã hạt nhân nào đó đã xảy ra. Việc người Nhật phản ứng bằng cách xịt thêm axít boric, là chất ăn được nơtron, ắt hẳn sẽ chặn được tiến trình phân rã."
Giáo sư Stuchberry mô tả diễn tiến này là "hơi đáng ngạc nhiên", nhưng nói rằng cho tới bây giờ, không có lý do gì để công chúng phải quá lo lắng.
Tuy nhiên, một chuyên gia Pháp nói: "Vào lúc này, rất khó phân tích chính xác chuyện gì sẽ diễn ra, vì không ai biết được nhiên liệu bị tan chảy trong các lò phản ứng sau thảm họa 11/3, hiện đang ở trong những điều kiện nào, ở đâu và dưới hình dạng nào".
Sự cố mới này xảy ra trong lúc nhiệt độ ở đáy lò đã được đưa trở lại ở dưới mức 100C, sau nhiều tháng nỗ lực làm mát các lò phản ứng. Đây là điều kiện tất yếu để đạt đến mục tiêu làm nguội hoàn toàn được các lò từ nay cho đến cuối năm.
Các giới chức của công ty Tepco cũng tuyên bố sự cố mới nhất sẽ không làm chậm lại mục tiêu của công ty, là làm nguội hẳn rồi đóng cửa tất cả các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại trước cuối năm nay.
Một ủy ban chính phủ Nhật Bản nói cần ít nhất 30 năm mới có thể ngừng hoạt động nhà máy Fukushima một cách an toàn.
Theo Dân Trí
Nghị sĩ Nhật uống nước từ Nhà máy Fukushima Để chứng minh quá trình khắc phục khủng hoảng hạt nhân tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 đang tiến triển tốt, nghị sĩ Yashuhiro Sonoda thuộc đảng Dân chủ cầm quyền của Nhật Bản đã uống nước được lấy từ nhà máy. Hành động dũng cảm của ông Sonoda - Ảnh: AFP Theo BBC ngày 2.11, ông Sonoda lộ vẻ...