Nước NATO thứ hai công khai phản đối Ukraine gia nhập khối, cảnh báo Thế chiến thứ ba

Theo dõi VGT trên

Sau Hungary, một quốc gia thành viên NATO tiếp theo đã công khai phản đối đề xuất gia nhập khối của Kiev.

Nước NATO thứ hai công khai phản đối Ukraine gia nhập khối, cảnh báo Thế chiến thứ ba - Hình 1
Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington, D.C., Mỹ ngày 9/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo đài RT, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cảnh báo việc Ukraine gia nhập NATO sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba và công khai bày tỏ sự phản đối ý tưởng này.

Ông Fico, người đang hồi phục sau một vụ á.m s.át, đã đăng một video ngắn vào ngày 11/7, như một lời đáp lại dự thảo thông cáo chung cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh thường niên NATO được cho là có đề cập đến “con đường không thể đảo ngược” của Ukraine trong việc gia nhập khối quân sự do Mỹ lãnh đạo.

“Tôi hiểu mong muốn của Ukraine. Nhưng tư cách thành viên NATO sẽ đảm bảo cho Thế chiến thứ ba”, Thủ tướng Slovkia nói trong video.

Ông nói thêm: “Mặc dù công bằng mà nói, chúng ta cũng không ở quá xa mục tiêu đó ngay cả khi Ukraine không là thành viên, nếu nhìn cách một số nền dân chủ tiên tiến đang đổ thêm dầu vào lửa như thế nào”.

Ông Fico cho biết các đại diện của Slovakia tại Washington đã được chỉ thị nhấn mạnh hai điều kiện để trở thành thành viên Ukraine. Kiev phải đáp ứng mọi điều kiện do khối đặt ra và mọi quốc gia thành viên đều phải chấp thuận.

“Tuy nhiên, như tôi đã nói nhiều lần, Smer và các nhà lập pháp của nước này tại Quốc hội Slovakia sẽ không đồng ý với việc Ukraine trở thành thành viên NATO”, Fico nói, ý chỉ đảng cầm quyền của ông.

Năm ngoái, ông Fico đã vận động tranh cử với quan điểm phản đối tư cách thành viên của Ukraine trong NATO cũng như phản đối hỗ trợ thêm quân sự của Slovakia cho Kiev. Ông đã giành được chiến thắng vang dội.

Vào giữa tháng 5 vừa qua, một nhà hoạt động tự do được cho là không hài lòng với chính sách mới của Bratislava đã b.ắn Thủ tướng Fico nhiều phát, suýt khiến ông t.hiệt m.ạng. Vị thủ tướng đã trải qua một loạt cuộc phẫu thuật và mất nhiều tuần để hồi phục sau vụ á.m s.át. Ông mới trở lại làm việc vào tuần trước.

Hôm 10/7, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu với các phóng viên ở Washington rằng tư cách thành viên của Ukraine trong khối “rõ ràng là không thể chấp nhận được” vì nó sẽ “báo trước xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO”.

Khối quân sự do Mỹ dẫn đầu dự kiến ​​​​sẽ cam kết viện trợ quân sự ít nhất 40 tỷ euro (43,3 tỷ USD) cho Ukraine trong năm tới và tán thành việc nước này “hội nhập đầy đủ vào châu Âu-Đại Tây Dương”, nhưng lời mời gia nhập NATO sẽ chỉ được đưa ra “khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng” – theo một bản dự thảo mà hãng tin Reuters thấy được. Nội dung tương tự đã được sử dụng tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra năm ngoái ở Litva.

Video đang HOT

Khi đó, chính phủ Ukraine đã phản ứng mạnh vì không nhận được lời mời chính thức, với việc Tổng thống Zelensky đăng một loạt bài đăng giận dữ trên mạng xã hội cáo buộc NATO yếu đuối và hèn nhát.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Washington, ngày 10/7, Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store thông báo, NATO sẽ một lần nữa không thông qua quyết định mời Ukraine trở thành thành viên, tuy nhiên, khối này sẽ cam kết hỗ trợ nhiều hơn cho Kiev và hỗ trợ gia nhập EU.

Phát biểu với các phóng viên ở Washington, ông Store đã giải thích những suy đoán về nội dung của thông cáo chung Hội nghị. Ông nói: “Tôi không nghĩ sẽ có bất kỳ lời mời nào sau hội nghị thượng đỉnh năm nay, nhưng mọi thứ khác sẽ nói lên một tương lai như vậy”.

Nga đã nhiều lần cảnh báo khối do Mỹ dẫn đầu rằng việc hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine sẽ chỉ kéo dài cuộc xung đột chứ không thay đổi kết quả, đồng thời dẫn tới nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp. Trong khi đó NATO khẳng định rằng sự hỗ trợ về quân sự, chính trị và kinh tế của họ dành cho Kiev không khiến khối này trở thành một bên tham gia chiến sự.

Lý do khiến Điều 5 có thể không giúp được Ukraine nếu Kiev gia nhập NATO

Kiev vẫn nỗ lực gia nhập NATO nhưng tư cách thành viên trong liên minh này sẽ không đảm bảo cho họ được hỗ trợ nhiều hơn hiện nay, ngay cả khi Điều 5 được viện dẫn đầy hứa hẹn.

Lý do khiến Điều 5 có thể không giúp được Ukraine nếu Kiev gia nhập NATO - Hình 1
Binh sĩ Ba Lan trong cuộc tập trận chung với NATO gần kênh Vistula Spit, miền bắc Ba Lan vào 17/4/2023. Ảnh: Sputnik

Khi các thành viên NATO chuẩn bị kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh tại Washington D.C vào tháng tới, Mỹ và các đồng minh chủ chốt bao gồm Anh và Đức đang tranh luận về mức độ cam kết mạnh mẽ dành cho nỗ lực tham gia NATO của Ukraine. Theo tờ Telegraph (Anh), đầu tuần trước, Washington và Berlin đã từ chối kế hoạch của châu Âu nhằm cung cấp cho Ukraine một con đường "không thể đảo ngược" để gia nhập NATO, mà thay vào đó đưa ra một "cam kết nhẹ nhàng hơn" và không có mốc thời gian cụ thể.

Kiev đã nhiều lần kêu gọi phương Tây chấp nhận họ gia nhập NATO. Tuy nhiên, ngay cả khi Ukraine được thừa nhận, nước này sẽ không được đảm bảo rằng NATO sẽ triển khai lực lượng trên thực địa hoặc hỗ trợ nhiều hơn những gì nước Kiev đã nhận được từ khối.

Điều 5 Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương quy định gì?

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là liên minh quân sự hình thành trong vai trò một thành lũy trước sự lớn mạnh của Liên Xô trong thời kỳ đầu sau Thế chiến II, song vẫn được duy trì và hoạt động khá tích cực trong nhiều thập niên sau khi Liên Xô sụp đổ . Một trong những nguyên tắc sáng lập của NATO là phòng thủ tập thể, thể hiện trong điều khoản số 5 của Hiệp ước Washington 1949 (còn gọi là Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương).

Điều khoản này quy định rằng "bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào một hay một số thành viên của liên minh đều được coi là một cuộc tấn công vào toàn bộ liên minh" và tất cả các thành viên sẽ hỗ trợ (những) nạn nhân của một cuộc tấn công như vậy "ngay lập tức". Nhưng Điều 5 đòi hỏi những gì từ các đồng minh NATO, và liệu họ có phải tuân thủ nó nếu cần hay không?

Câu trả lời là, các thành viên NATO không nhất định phải tuân thủ Điều 5 - theo các học giả, chuyên gia pháp lý và nhà lập pháp Mỹ.

Điều 5 viết: "Các bên đồng ý rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều thành viên trong số họ... sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả các bên và do đó họ đồng ý rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang như vậy xảy ra, mỗi bên sẽ thực hiện quyền quyền tự vệ cá nhân hoặc tập thể được công nhận bởi Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc, sẽ hỗ trợ bên hoặc các bên bị tấn công bằng cách thực hiện hành động đó nếu thấy cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương."

Nhưng Điều 5 cũng giải thích thêm rằng "các điều khoản của Hiệp ước sẽ được các bên thực hiện phù hợp với quy trình hiến pháp tương ứng của họ".

Lý do khiến Điều 5 có thể không giúp được Ukraine nếu Kiev gia nhập NATO - Hình 2
Sĩ quan Mỹ tham gia cuộc tập trận quân sự do NATO tổ chức có tên Rapid Trident 2021. Ảnh: Sputnik

Ngôn ngữ của hiệp ước ký năm 1949 có nghĩa là tùy thuộc vào các quốc gia thành viên NATO và cơ quan lập pháp tương ứng của họ để xác định xem liệu có và làm thế nào để giải cứu các đồng minh của họ hay không.

Dan Reiter, Giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Emory và Brian Greenhill, Phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Albany, thuộc Đại học Bang New York đã viết cho tờ The Conversation vào đầu tuần trước rằng: "Mỹ và các nước phương Tây khác có thể đứng ngoài cuộc xung đột liên quan đến một quốc gia NATO mà không phá vỡ các cam kết liên minh của họ". "Ngôn ngữ của hiệp ước NATO có những kẽ hở khiến các nước thành viên không tham gia vào cuộc chiến của các thành viên khác trong một số tình huống nhất định."

Các nhà khoa học chính trị thu hút sự chú ý đến thực tế là trong khi hiệp ước hình dung khả năng sử dụng lực lượng quân sự trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ bên ngoài thì nó lại "không bao gồm một định nghĩa rõ ràng về 'cuộc tấn công vũ trang' thực sự là gì".

Các học giả lưu ý rằng trước đây điều đó cho phép NATO lập luận rằng một hành động bạo lực chống lại một thành viên không nhất thiết "đủ" để định nghĩa đó là một "cuộc tấn công vũ trang".

Theo hai ông Reiter và Greenhill, các thành viên NATO "chỉ chính thức viện dẫn Điều 5 một lần" sau vụ tấn công k.hủng b.ố ngày 11/9/2001 vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, hỗ trợ Washington tuần tra bầu trời của nước này từ giữa tháng 10/2001 đến giữa tháng 5/2002.

Trong khi đó, hầu hết các quốc gia thành viên NATO đã chọn không gửi quân tới Afghanistan khi Mỹ tuyên chiến với Taliban*. Các học giả chỉ ra rằng các quốc gia NATO không tham gia "cuộc chiến chống khủng bố" của Washington cũng không bị coi là vi phạm hiệp ước của liên minh cũng như không bị trừng phạt hay bị loại khỏi liên minh.

Ngoài ra, theo các học giả Mỹ, các thành viên NATO cũng đã sử dụng vấn đề địa lý để tránh xa khỏi các cuộc xung đột với các đồng minh của họ. Chẳng hạn, khi Anh và Argentina gây chiến ở khu vực quần đảo Falkland vào năm 1982, Mỹ và các quốc gia NATO khác đã đề cập đến thực tế là hiệp ước NATO quy định việc khôi phục và duy trì an ninh ở "khu vực Bắc Đại Tây Dương", trong khi Quần đảo Falkland nằm ở Nam Đại Tây Dương.

Lý do khiến Điều 5 có thể không giúp được Ukraine nếu Kiev gia nhập NATO - Hình 3
Quân nhân Nga với hệ thống tên lửa đối không vác vai 9K38 Igla. Ảnh: Sputnik

Điều 5 NATO không lấn át quyền lực chiến tranh của Quốc hội

Tháng 6 năm ngoái, Thượng nghị sĩ Mỹ Rand Paul đã đề cập đến vấn đề quy định phòng thủ chung trong Điều 5 để nhấn mạnh rằng, việc "một cuộc tấn công vào một thành viên là tấn công vào tất cả" sẽ không tự động gây ra phản ứng của quân đội Mỹ.

Ông Paul nói: "Hiến pháp trao cho Quốc hội thẩm quyền duy nhất để xác định địa điểm và thời điểm chúng ta gửi con trai, con gái của mình đi chiến đấu. Chúng ta không thể giao trách nhiệm đó cho tổng thống, tòa án, một cơ quan quốc tế hoặc các đồng minh của ta".

Thượng nghị sĩ Rand Paul lên án những người mà ông cho là đã lừa dối công chúng về những cam kết của Mỹ theo Điều 5.

Vào ngày 6/12/2023, Tổng thống Joe Biden kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ bật đèn xanh cho gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine. Ông nhấn mạnh: "Với tư cách là thành viên NATO, chúng tôi đã cam kết rằng chúng tôi sẽ bảo vệ từng tấc lãnh thổ của NATO"

Moskva đã kiên quyết bác bỏ ý tưởng cho rằng việc tấn công bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào là điều vô lý. Tuy nhiên, ngay cả khi kịch bản như vậy xảy ra, việc Mỹ có ra quân để bảo vệ đồng minh hay không sẽ tùy thuộc vào các nhà lập pháp Mỹ chứ không phải Tổng thống Biden.

Trung tâm Tư pháp Brennan (BCJ), một viện luật và chính sách công phi lợi nhuận tại Trường Đại học New York, giải thích: "Bất kỳ cuộc đối đầu quân sự nào giữa Nga và NATO chắc chắn sẽ có tính chất, phạm vi và thời gian đáng kể - và do đó sẽ cần có sự cho phép của Quốc hội Mỹ".

BCJ làm rõ rằng theo Nghị quyết về Quyền lực Chiến tranh năm 1973, việc Quốc hội Mỹ cho phép sử dụng vũ lực "sẽ không được suy ra... từ bất kỳ hiệp ước nào trước đây hoặc sau này đã được phê chuẩn". Họ lưu ý đến thực tế là Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã tìm kiếm sự chấp thuận của Quốc hội cho cuộc Chiến tranh Afghanistan và Chiến tranh Iraq phù hợp với quy định của nghị quyết trên.

Ukraine liệu có thể nhận thêm viện trợ khi gia nhập NATO?

BCJ nhấn mạnh rằng nếu Điều 5 được viện dẫn thì bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào "có thể quyết định rằng thay vì đáp trả bằng vũ lực, họ sẽ gửi thiết bị quân sự cho các đồng minh NATO hoặc áp đặt các biện pháp trừng phạt" đối với đối thủ của họ.

Trên thực tế, hình thức hỗ trợ này dành cho Ukraine đã được tiến hành: các nước NATO đang gửi thiết bị quân sự cho chính quyền Kiev và sử dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương chống lại Nga và các đồng minh của nước này.

Thật khó để tưởng tượng Kiev có thể hy vọng nhận được gì hơn nữa từ các đồng minh phương Tây khi gia nhập NATO. Lời kêu gọi hồi tháng 2 của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc không loại trừ khả năng triển khai quân của NATO đến Ukraine đã nhận được rất ít sự nhiệt tình từ các quốc gia thành viên của liên minh.

"Vì vậy, khi tranh luận về chính sách của Mỹ đối với các đối tác liên minh - và liệu nước này có nên kết nạp các thành viên mới như Ukraine hay không - điều quan trọng là cả hai bên phải đ.ánh giá cao rằng các cam kết liên minh không hoàn toàn mang tính ràng buộc, về mặt pháp lý hoặc chính trị, như hiểu biết thông thường", Giáo sư Reiter và Phó giáo sư Greenhill kết luận.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhật Bản bán tên lửa Patriot trị giá gần 20 triệu USD cho Mỹ
22:19:32 01/08/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Dân chủ bắt đầu bỏ phiếu trực tuyến xác nhận đại diện ra tranh cử
10:33:26 02/08/2024
Korean Air ngừng phục vụ mì ly trên chuyến bay đường dài
21:54:47 01/08/2024
Israel chuẩn bị cho mọi kịch bản xung đột ngoài Gaza
09:27:21 02/08/2024
EU 'kích hoạt' đạo luật quản lý AI
21:23:47 01/08/2024
Chuyên gia đ.ánh giá về khả năng diễn biến của các cuộc biểu tình sinh viên ở Bangladesh
08:54:05 02/08/2024
Sét đ.ánh tại bang Bihar của Ấn Độ, ít nhất 10 người t.hiệt m.ạng
10:25:54 02/08/2024
Anh lo ngại căng thẳng leo thang giữa Israel và Hezbollah
12:50:13 02/08/2024

Tin đang nóng

Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư
14:34:58 03/08/2024
Phương Lê xin lỗi chồng cũ trước thềm đám cưới Vũ Luân, phản hồi tin ly hôn giả
12:42:45 03/08/2024
Hằng Du Mục bị tố lừa khách, dắt mũi câu view bằng táo đỏ, chính chủ lộ phản ứng
15:12:51 03/08/2024
Quang Linh đưa Lôi Con trở lại Angola, Thùy Tiên không đến tiễn vì lý do bất ngờ
14:23:17 03/08/2024
Mỹ nhân U40 vẫn cả gan đóng thiếu nữ nhí nhảnh, gọi bạn diễn cùng lứa là mẹ không hề ngượng ngùng
12:53:04 03/08/2024
Một cựu mẫu Việt sang Mỹ đeo túi 3000 đô vẫn đi nhặt rác kiếm 5 đô
12:47:21 03/08/2024
Hoa hậu Khánh Vân lần đầu công khai hình ảnh chồng sắp cưới hơn 17 t.uổi
15:22:07 03/08/2024
Nữ thần Hani (EXID) phải hoãn cưới vì bê bối làm c.hết bệnh nhân của vị hôn phu?
12:57:05 03/08/2024

Tin mới nhất

Chồng cũ về thăm vợ chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng, lời nhắn để lại gây ám ảnh

18:09:04 03/08/2024
Nhiều năm không liên lạc, người đàn ông quyết định đến thăm vợ con thì chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng. Vụ việc xảy ra tại Indonesia khiến người dân nước này đưa ra nhiều phán đoán.

Cậu bé 4 t.uổi sống sót thần kỳ sau cú ngã từ tầng 16

17:45:33 03/08/2024
Như thường lệ, ông vội vã chạy vào phòng cậu bé nhưng khi cửa phòng của Enzo đã khóa. Điều này chưa từng xảy ra trước đây và cha mẹ nghĩ rằng cậu bé chỉ vô tình tự nhốt mình bên trong và hoảng sợ.

Chính sách Thị thực Vàng tạo cú hích cho quốc gia Đông Nam Á

17:43:54 03/08/2024
Thừa nhận những hạn chế có thể xảy ra của Thị thực Vàng, Tổng thống Jokowi cho rằng điều quan trọng là Indonesia phải có tính chọn lọc cao trong việc cung cấp và cấp thị thực thuận tiện cho công dân nước ngoài.

Động đất có độ lớn 6,8 ngoài khơi đảo Mindanao (Philippines)

13:11:31 03/08/2024
Tại thị trấn Lingig, nơi có làng Barcelona, ông Ian Onsing, quan chức phòng chống thiên tai địa phương, cho biết trận động đất gây rung lắc khá mạnh, kéo dài khoảng 10-15 giây.

Thủ đô Nga cấm xây căn hộ siêu nhỏ

12:51:59 03/08/2024
Các chuyên gia bất động sản nhận định các căn hộ siêu nhỏ đã trở nên phổ biến ở Moskva trong những năm gần đây, đặc biệt là đối với thanh niên. Căn hộ nhỏ hơn 28 mét vuông hiện chiếm 18% tổng số căn hộ được rao bán tại thủ đô.

Giao tranh giữa Hezbollah và quân đội Israel nổ ra dọc biên giới Liban

12:42:45 03/08/2024
Tổng Thư ký Hezbollah Hassan Nasrallah tuyên bố phong trào này sẽ có đáp trả cuộc đột kích của Israel tại thời điểm và địa điểm thích hợp.

Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela xác nhận Tổng thống Maduro thắng cử

07:16:32 03/08/2024
Bất chấp việc đ.ốt p.há các văn phòng bầu cử, trung tâm bỏ phiếu và các cuộc tấn công k.hủng b.ố , ông Amoroso cho biết Hội đồng Bầu cử Quốc gia đã truyền tải được phần lớn kết quả.

Lợi nhuận của 'đại gia' dầu khí Nga giảm mạnh

07:13:19 03/08/2024
Tuy nhiên, Surgutneftegas đã phải đối mặt với khoản lỗ 128,659 tỷ ruble (1,5 tỷ USD) trong quý II, dẫn đến kết quả kinh doanh sụt giảm nghiêm trọng.

Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp áp sát mức cao nhất trong ba năm

07:11:02 03/08/2024
Báo cáo của Bộ Lao động cũng cho thấy tăng trưởng t.iền lương trong tháng 7 đã chậm lại đáng kể, đạt mức thấp nhất trong hơn ba năm, qua đó củng cố kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Mỹ: Bà Kamala Harris chính thức trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ

07:08:35 03/08/2024
Việc giành được quyền đề cử diễn ra khi bà Harris chuẩn bị bước vào chiến dịch tranh cử vào tuần tới với một chuyến đi qua 7 bang bầu cử quan trọng cùng với ứng cử viên chưa được công bố của đảng Dân chủ cho chức vụ Phó Tổng thống.

F-16 xuất hiện trên chiến trường sẽ tác động ra sao tới xung đột Nga-Ukraine

07:05:41 03/08/2024
Theo chuyên gia Miron, rất nhiều vấn đề liên quan cần được giải quyết và các phi công Ukraine không có kinh nghiệm chiến đấu trên máy bay F-16 có thể tránh tham gia các cuộc không chiến.

35 thiếu nhi và giáo viên kiều bào Hàn Quốc về thăm Việt Nam

06:19:24 03/08/2024
Chương trình cũng là cơ hội để các kiều bào khám phá những địa danh lịch sử, văn hóa nổi tiếng của đất nước và trải nghiệm cuộc sống, phong tục tập quán của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Amee hóa nữ thần giấc mơ

Nhạc việt

18:12:35 03/08/2024
Trong MV Mộng yu , ca sĩ Amee vào vai nữ thần giấc mơ, chủ của một tiệm may đặc biệt có khả năng đưa khách hàng đến với thế giới họ muốn trong giấc mơ.

Chồng Ốc Thanh Vân không về Úc với vợ con, lý do gây xót xa

Sao việt

18:07:52 03/08/2024
Giữa lúc sự nghiệp đang trên đà phát triển, Ốc Thanh Vân tạm gác lại các hoạt động nghệ thuật để đưa các con sang Úc sinh sống. Tại nơi xứ người, cô thỉnh thoảng sẽ nhận dẫn sự kiện, công việc chính là dạy yoga.

Vụ đứt cáp làm 3 người t.ử v.ong: Khởi tố giám đốc giám sát thi công

Pháp luật

18:04:18 03/08/2024
Liên quan đến vụ đứt cáp cần cẩu khiến 3 người t.ử v.ong, 3 người bị thương tại công trình xây dựng nhà máy nghiền xỉ thải phốt pho (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai), lực lượng chức năng đã khởi tố 1 bị can.

Vợ Đặng Văn Lâm lộ tâm lý bất ổn, buồn bã nửa đêm sau 3 tuần đám cưới

Netizen

17:59:03 03/08/2024
Mới đây, vợ thủ môn Đặng Văn Lâm đã chia sẻ trên trang cá nhân một dòng trạng thái khiến nhiều người quan tâm. Trong bài đăng, Yến Xuân cho biết bản thân đang rất buồn bã.

Cay cú vì thua trận, võ sĩ đá vào chỗ hiểm của huyền thoại judo gây phẫn nộ và cái kết bị trục xuất khỏi Olympic

Sao thể thao

17:35:39 03/08/2024
Liên đoàn Judo quốc tế (IJF) đã quyết định đình chỉ một vận động viên Guram Tushishvili của Georgia khỏi nội dung đồng đội hỗn hợp tại Olympic Paris 2024 vì hành vi phi thể thao đối với huyền thoại judo người Pháp Teddy Riner.

NewJeans lục đục nội bộ, Minji là "kẻ bắt nạt", coi thường phụ huynh của chị em?

Sao châu á

17:28:17 03/08/2024
Những ngày qua, NewJeans bị réo gọi trên khắp các mặt trận Kpop dù đã kết thúc kỳ quảng bá và đang nghỉ ngơi, tạm dừng hoạt động. Nguyên do đến từ loạt đấu tố mới liên quan đến quá trình debut NewJeans trong quá khứ.

Tại sao thiên thạch chủ yếu rơi ở vùng hoang dã mà hiếm khi rơi ở thành phố?

Lạ vui

17:05:03 03/08/2024
Sở dĩ con người trên Trái Đất hiếm khi thấy thiên thạch rơi ở thành phố là vì bầu khí quyển đóng vai trò như một lớp áo giáp bảo vệ con người.

NSND Hồng Vân: Nếu đạo diễn bắt đóng cảnh hôn Quyền Linh, tôi phải suy nghĩ lại

Hậu trường phim

17:01:50 03/08/2024
NSND Hồng Vân tiết lộ không có cảnh tình cảm với Quyền Linh trong phim điện ảnh Hai Muối . Cô nói nếu có phân đoạn này, bản thân phải suy nghĩ lại trước khi nhận lời tham gia.

Mai Ngô bức xúc, chất vấn Hương Giang trên sóng truyền hình

Tv show

16:59:12 03/08/2024
Trong tập 1 The Next Gentleman (Quý ông hoàn mỹ), sự xuất hiện của chàng trai Chíp Nguyễn khiến Mai Ngô, Hương Giang phải tranh giành quyết liệt.

Cặp đôi phim Hàn 'Định mệnh của chúng ta' gây chú ý

Phim châu á

16:57:10 03/08/2024
Khán giả yêu thích tương tác giữa hai diễn viên Chae Jong Hyeop và Kim So Hyun trong phim Định mệnh của chúng ta (Serendipity s Embrace).

Carrie Underwood thay Katy Perry làm giám khảo American Idol

Sao âu mỹ

16:53:13 03/08/2024
Carrie Underwood, ngôi sao nhạc đồng quê từng 7 lần giành giải Grammy ngồi ghế giám khảo American Idol thay cho Katy Perry.