Nước nào có thể tổ chức trưng cầu ý dân?
Sau chiến thắng của phe Brexit trong trưng cầu ý dân ở Anh, Marine Le Pen ở Pháp (đảng Mặt trận Quốc gia), Geert Wilders ở Hà Lan (đảng Vì tự do), Matteo Salvini ở Ý (đảng Liên minh phương Bắc) đã đòi tổ chức trưng cầu ý dân như Anh. Thật ra không phải muốn là được!
Theo nghiên cứu của Viện Vì dân chủ và hỗ trợ bầu cử cùng Hội đồng Các khu vực EU, trong các nước EU có bốn nước Đức, Bỉ, Cộng hòa Czech và Cyprus không thể tổ chức trưng cầu ý dân vì hiến pháp không cho phép.
Tại Đức, luật cấm tổ chức trưng cầu ý dân ở cấp liên bang (trưng cầu ý dân ở bang thì được), trừ khi có hiến pháp mới hoặc tổ chức lại biên giới các bang. Hiến pháp Bỉ cấm trưng cầu ý dân và chỉ cho phép tổ chức tham vấn nhân dân ở các vùng nhưng không phải vấn đề nào cũng được đưa ra tham vấn.
Hiến pháp Cộng hòa Czech chỉ cho phép trưng cầu ý dân ở cấp địa phương trừ khi Quốc hội ban hành nghị quyết đặc biệt. Tại Cyprus, trưng cầu ý dân chỉ được tổ chức ở cấp thành phố.
Các nước khác trong EU được tổ chức trưng cầu ý dân nhưng mỗi nước có quy định riêng. Tại 13 nước, cử tri có quyền đưa ra sáng kiến trưng cầu ý dân. 13 nước này gồm Áo, Ý, Hà Lan, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Slovakia, Bulgaria, Hungary, Croatia, Malta, Litva, Latvia, Slovenia.
Mỗi nước quy định ngưỡng cử tri khác nhau. Áo quy định với tối thiểu 100.000 cử tri, Quốc hội phải tổ chức trưng cầu nhưng không bắt buộc tuân theo kết quả trưng cầu. Tại Bulgaria, số tối thiểu là 0,5 triệu cử tri nhưng Quốc hội có quyền phong tỏa.
Tại Hungary, trưng cầu ý dân mang tính bắt buộc nếu có 200.000 cử tri yêu cầu và có thể được xem xét nếu tổng thống, chính phủ hoặc 100.000 cử tri yêu cầu.
Croatia và Malta quy định 10% cử tri. Ý yêu cầu 0,5 triệu cử tri hay năm vùng. Trưng cầu ý dân chỉ nhằm bãi bỏ luật, trừ các luật về thuế, ngân sách, ân xá và điều ước quốc tế.
Hà Lan cho phép trưng cầu ý dân mang tính chất tham khảo ý kiến đối với một luật mới ban hành, trừ luật ngân sách, hiến pháp.
Còn tại 10 nước, nhà nước (cơ quan hành pháp hay quốc hội) sẽ quyết định tổ chức trưng cầu ý dân. 10 nước gồm Pháp, Anh, Ireland, Đan Mạch, Thụy Điển, Hy Lạp, Estonia, Ba Lan, Tây Ban Nha, Romania.
Video đang HOT
D.THẢO
Theo PLO
Nước mắt rơi sau cánh cửa đóng của văn phòng thủ tướng Anh
Ông David Cameron phải "cố không bật khóc" lúc tuyên bố quyết định từ chức trước báo giới hôm 24/6, nhưng khi cánh cửa văn phòng thủ tướng khép lại, những giọt nước mắt đã rơi.
Ông Cameron nắm tay vợ xuất hiện trước tòa nhà số 10 phố Downing để thông báo về quyết định từ chức. Ảnh: AFP
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ từ chức sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) được gọi là Brexit được công bố với chiến thắng nghiêng về phe ủng hộ ra đi.
Lý do dẫn tới quyết định này là bởi Thủ tướng Cameron cảm thấy "mình không còn phù hợp để làm thuyền trưởng cầm lái con thuyền Anh đến bến bờ tiếp theo".
Hãng thông tấn Reuters mô tả ông Cameron đã "cố không bật khóc" khi phát biểu trước báo giới bên ngoài văn phòng thủ tướng Anh, tòa nhà số 10 phố Downing.
Nhưng đằng sau cánh cửa đóng kín, nước mắt đã rơi khi ông nói chuyện với các cố vấn thân cận cùng những nhân viên trung thành của mình.
Tổn thương và giận dữ
"Đấy thực sự là giây phút đầy xúc động", một trong những người có mặt thời điểm đó cho hay. "Tất cả mọi người đều khóc, từ đàn ông đến phụ nữ, thậm chí cả những công chức nhà nước. Rồi David cũng bắt đầu rơi lệ".
Đêm trước đó, ông Cameron cùng những người bạn lâu năm còn ngồi chung với nhau để theo dõi kết quả của canh bạc đi hay ở lại châu Âu mà Thủ tướng Anh đã đặt cược. Ông Cameron có lập trường thân EU và ủng hộ phương án ở lại liên minh.
Theo lời kể của Ian Birrell, người từng đảm nhận nhiệm vụ viết diễn văn cho Thủ tướng Anh, chủ nhân tòa nhà số 10 phố Downing hồi hộp nhưng hoàn toàn tin tưởng vào một chiến thắng dành cho phe ở lại. Nhưng cuối cùng, đa số người dân Anh lại chọn chia tay EU.
Thủ tướng Anh đã bị đánh bại bởi người bạn cũ Boris Johnson, cựu thị trưởng London, người dẫn đầu chiến dịch đưa Anh rời EU. Song Johnson chưa bao giờ được ông Cameron đặt trọn sự tin tưởng. Đối với một người đàn ông dành niềm tin cho gia đình và bạn bè như David Cameron, sự "phản bội" của Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove và cựu cố vấn chiến lược Steve Hilton mới là điều khiến ông tổn thương và giận dữ hơn cả, Birrell nhấn mạnh.
Steve Hilton và Michael Gove đều là cha đỡ đầu cho Ivan, người con trai đã qua đời của ông Cameron.
Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove. Ảnh: Reuters
"Tôi thấy rất buồn cho ông ấy, đây quả thực là một kết quả khủng khiếp đối với ông ấy", một người bạn thân của Thủ tướng Cameron chia sẻ.
Theo một nguồn tin am hiểu vấn đề, sau khi kết quả được công bố, ông Cameron đã gọi điện chúc mừng người bạn thân Michael Gove vì chiến thắng của phe rời EU trong cuộc trưng cầu dân ý. Song cuộc gọi chỉ kéo dài đúng 60 giây.
Thủ tướng Cameron đồng thời làm rõ rằng sẽ thẳng thừng khước từ đề nghị của ông Gove yêu cầu ông dẫn dắt các cuộc đàm phán nhằm hoàn thành tiến trình đưa Anh rời EU.
Cuộc trao đổi ngắn gọn phần nào cho thấy sự thay đổi lớn trong thái độ của ông Cameron đối với người bạn Gove. Việc ông Cameron từ chối tham gia vào các cuộc thảo luận về việc Anh rời EU thực sự là đòn giáng vào các kế hoạch của ông Gove cũng như cựu thị trưởng Johnson. Điều đó có nghĩa họ sẽ phải tự mình giải quyết công việc cực kỳ phức tạp này dù đến tháng 10 ông Cameron mới chính thức từ chức.
"Chẳng có gì đáng ngạc nhiên đối với Dave (David) và Sam (Samantha, vợ David Cameron) khi Boris đặt tham vọng chính trị của ông ấy lên hàng đầu, nhưng những gì Michael và Steve làm thật sự gây tổn thương. Họ từng là những người bạn thân của gia đình, nhưng sẽ không còn như thế nữa. Sam cảm thấy rất tệ về chuyện này", một nguồn tin cho hay.
"Michael tự xem mình là một nhà trí thức và việc ông ấy coi thường tất cả các ý kiến chuyên gia mà Thủ tướng đưa ra để bảo vệ lập trường ở lại EU, thậm chí so sánh họ với phát xít, thật đáng xấu hổ", nguồn tin nhận xét. "Điều tương tự cũng đúng với Steve, người đã rêu rao một lời nói dối trắng trợn rằng Thủ tướng sẽ bầu cho Brexit nếu ông không có mặt ở tòa nhà số 10 phố Downing".
Rob Shepherd, 31 tuổi, em trai bà Samantha, còn đăng tải một dòng thông điệp trên mạng Instagram kêu gọi những người tham gia đảng Bảo thủ không để cho "tên ngốc Boris" thay thế ông Cameron trong cuộc bầu chọn nhà lãnh đạo sắp tới. Đây dường như là một bằng chứng khác cho thấy nỗi tức giận bên trong gia đình Cameron.
Steve Hilton, cựu cố vấn chiến lược của Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh:Independent
Sai lầm
Sau 6 năm làm chủ tòa nhà số 10 phố Downing, ông Cameron đã phải rút lui, trở thành một nạn nhân khác của quá trình toàn cầu hóa, giống như hàng loạt cử tri Anh, vì giận dữ trước sự thay đổi của đất nước và mức lương không tăng đã quay sang oán giận chính quyền và giới chuyên gia, Birrell bình luận.
Nhiều đồng minh của ông Cameron thừa nhận chiến dịch vận động bỏ phiếu của họ đã phạm phải sai lầm. Họ đã nhận định nhầm cảm xúc của công chúng và thất bại trong việc thu phục ủng hộ từ các cử tri lớn tuổi. Đa phần những người này đều lựa chọn con đường đưa Anh rời EU.
Giống như nhiều người tiền nhiệm, sự nghiệp chính trị xuất sắc của ông Cameron đã kết thúc bất ngờ bởi chính thứ mà ông khởi xướng, Birrell đánh giá.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Vì sao người Anh ủng hộ rời bỏ EU Tương lai của nước Anh trong khối EU được đặt vào tay người già, thế hệ luôn muốn trở lại "những ngày xa xưa ấy". Thanh niên Anh bày tỏ nỗi thất vọng với kết quả cuộc trưng cầu dân ý. Ảnh: AFP Cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) diễn ra hôm 23/6...