Nước Mỹ và chuyện về lá cờ đang làm nóng dư luận
Nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại bang Nam Carolina và những nơi khác ở Mỹ, kêu gọi tháo lá cờ của Liên minh miền nam khỏi trụ sở cơ quan lập pháp ở Mỹ, theo Reuters.
Người dân xuống đường kêu gọi tháo lá cờ Liên minh tại các cơ quan chính phủ Mỹ – Ảnh: Reuters
Các nghị sĩ Mỹ đã cân nhắc việc tháo những lá cờ này khỏi cơ quan nhà nước sau khi chứng kiến căng thẳng từ các cuộc biểu tình ngày càng leo thang từ Nam Carolina lan sang các bang khác, Los Angeles Times cho biết ngày 23.6.
Họ cho rằng lá cờ này, vốn là biểu tượng của Liên minh miền Nam từ thời nội chiến cách nay 150 năm, là một cách gây ra xung đột sắc tộc trong xã hội Mỹ, góp phần dẫn tới các vụ xả súng trong thời gian qua.
Bùng phát vấn đề phân biệt chủng tộc
Tại Columbia, bang Nam Carolina, hàng trăm người đã kêu gọi tháo lá cờ Liên minh xuống vào hôm 22.6, sau đó các nghị sĩ ở một số bang miền nam của Mỹ mở cuộc trưng cầu ngày hôm sau về việc giữ hay bỏ biểu tượng này khỏi các cơ quan chính phủ, Reuters cho biết.
Ngay sau đó, một số cửa hàng bán lẻ, trong đó có những thương hiệu kinh doanh trực tuyến như Amazone, Wal-Mart, eBay… đã tuyên bố ngừng bán cờ và các vật phẩm có in hình lá cờ này.
“Chúng tôi hy vọng rằng quyết định này sẽ cho thấy sự hỗ trợ của chúng tôi đối với những người chịu ảnh hưởng từ các sự kiện gần đây tại Charleston và, trong một góc độ nào đó, giúp đỡ để thúc đẩy sự thống nhất về chủng tộc và sự khoan dung trong đất nước của chúng ta”, Reuters trích lời công ty Valley Forge Flag, trụ sở tại Pennsylvania cho biết trong một tuyên bố.
Câu chuyện về là cờ được xới lên sau vụ nghi phạm 21 tuổi Dylaan Roof bị cho đã bắn chết 9 người gốc Phi tại một nhà thờ thuộc Charleston, Nam Carolina tuần trước.
Roof được mô tả là người “tự hào về phân biệt chủng tộc” và đã chụp ảnh cùng lá cờ Liên minh kể trên. Thanh niên này đang đối mặt 9 tội danh giết người, Los Angeles Times cho biết.
“Đừng bao giờ để một người nào đó sử dụng ‘tấm giẻ màu đỏ’ ấy để cướp đi sinh mạng người dân. Hãy để hôm nay, ngay ngày hôm nay, là ngày hạ lá cờ ấy xuống”, Los Angeles Times dẫn lời Mục sư Nelson B. Rivers III, đồng thời là quan chức Mạng lưới hành động quốc gia, nói.
Văn hóa hay biểu tượng chia rẽ?
Video đang HOT
Lá cờ Liên minh đã tồn tại và hiện diện ở nhiều bang tại Mỹ trong nhiều năm qua. Nó bắt đầu từ thời nội chiến, nên đang gây tranh cãi lớn tại Mỹ bất chấp lý lẽ của những người phản đối.
Lá cờ Liên minh ghi dấu lịch sử giải phóng nô lệ, nhưng cũng vô tình là biểu tượng “nhắc nhở” khiến người Mỹ chia rẽ – Ảnh: Reuters
Nhóm kêu gọi tháo cờ cho rằng đây chính là hiện thân, biểu tượng của chế độ nô lệ, phân biệt chủng tộc và bài ngoại của Mỹ.
Trong khi đó, nhóm ủng hộ nói rằng nó đại diện cho di sản của miền nam nước Mỹ như một nét văn hóa, cũng như một sự tưởng niệm dành cho nạn nhân trong cuộc nội chiến hai miền Nam – Bắc của nước Mỹ từ 1861 đến 1865, theo Reuters.
Hôm 23.6, The New York Times dẫn lời bà Hillary Clinton, cựu ngoại trưởng và là người đang tranh cử Tổng thống Mỹ lên tiếng ủng hộ việc tháo bỏ các lá cờ Liên minh nói trên, cho rằng đó là một “biểu tượng quá khứ về phân biệt chủng tộc”.
“Nó không nên bay phấp phới ở đó. Nó không nên được đặt ở bất cứ nơi nào”, bà Hillary Clinton nói về lá cờ tại Nam Carolina.
Trên thực tế, sự tồn tại của lá cờ Liên minh đã nhận sự phản đối từ lâu nay. Năm 2000, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của mục sư Martin Luther King Jr., hơn 45.000 người đã tuần hành ở Columbia, kêu gọi việc tháo bỏ lá cờ, theo Los Angeles Times.
Sự việc lần này “ nóng” hơn vì vụ thảm sát 9 người vừa qua. Đó có thể là đỉnh điểm sôi sục của hàng loạt vụ bắn giết tại Mỹ trong thời gian vài năm gần đây, tạo làn sóng phản đối và cáo buộc phân biệt chủng tộc như tại Ferguson, Missouri, New York, Baltimore…
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Những nước hỗn loạn nhất thế giới
Các nước hỗn loạn nhất thế giới đang trải qua cuộc nội chiến kéo dài, phiến quân cực đoan tấn công và tình trạng đói nghèo triền miên.
Theo thống kê danh sách mới nhất, Libya, Bờ Biển Ngà, Uganda hay Kenya ... là các nước hỗn loạn nhất thế giới. Libya tiếp tục chìm trong vòng xoáy nội chiến đã kéo dài hai năm qua. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lợi dụng tình hình hỗn loạn tại đất nước Bắc Phi để mở rộng căn cứ. Eritrea là quốc gia nhỏ ở khu vực Sừng châu Phi đang do một chính quyền độc tài cai trị. Liên Hợp Quốc vẫn chưa dỡ bỏ một số cấm vận đối với Eritrea để trừng phạt sự ủng hộ của chính phủ nước này với các nhóm phiến quân trong khu vực. Uganda vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề về đấu tranh phe phái, dân số và khả năng quản lý yếu kém của chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều phong trào nổi dậy diễn ra khiến tình hình thêm phức tạp. Áp lực dân số đông và mâu thuẫn sắc tộc là những nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn ở Kenya. Khủng bố là một trong những vấn đề mà quốc tế quan ngại nhất tại Kenya. Quốc gia này thường là mục tiêu tấn công của các nhánh thân al-Qaeda hoặc tổ chức khủng bố al-Shabaab. Liberia trở thành tâm điểm của thế giới năm qua khi nước này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong dịch Ebola. 65% dân số Ethiopia ở dưới tuổi 25 nhưng nhu cầu việc làm không kịp đáp ứng. Tình trạng trẻ sơ sinh tử vong cao ở đây cũng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Dân số đông và dịch vụ an sinh xã hội yếu kém khiến tình hình Niger chưa thể ổn định. Nước này cũng chịu ảnh hưởng từ những xung đột ở vùng biên giới với Libya, Mali và Nigeria. Burundi đối mặt với hàng loạt vấn đề về xã hội và an ninh. Gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Burundi bị suy dinh dưỡng, 19% trẻ em từ 5 đến 14 tuổi phải lao động nặng nhọc. Hồi tháng 4, nhiều phong trào phản đối chính phủ nổ ra. Quân đội cũng tiến hành một cuộc đảo chính nhưng thất bại. Quân đội Guinea-Bissau tiến hành đảo chính năm 2012. Đến nay, nhiều quốc gia chưa công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới. Đất nước Tây Phi này phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ nước ngoài. 69% dân số sống trong cảnh đói nghèo, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 54%. Ông Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe suốt từ năm 1980 và không muốn từ bỏ quyền lực. Nền kinh tế nước này gần như tê liệt. Mới đây, đồng nội tệ Zimbabwe tiếp tục rớt giá kỷ lục khi 1 USD đổi được 35 triệu tỷ tiền Zimbabwe. Từ năm 1999, Bờ Biển Ngà rơi vào hai cuộc nội chiến và trải qua nhiều khủng hoảng chính trị. Liên Hợp Quốc và Pháp phải cử hàng nghìn binh sĩ đến nước này để hỗ trợ chính phủ gìn giữ an ninh. Nigeria vướng vào cuộc chiến chống nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram đang kiểm soát nhiều địa phương ở miền Bắc. Gần đây, Boko Haram đã tuyên bố trung thành với Nhà nước Hồi giáo. Bên cạnh đó, hơn 60% dân số Nigeira đang sống trong cảnh đói nghèo. Pakistan vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề xã hội như hơn 1 triệu người bị mất nhà do cuộc chiến từ thập kỷ trước, gần 3 triệu người tị nạn đến từ Afghanistan. Bên cạnh đó, phiến quân Taliban và các nhóm ly khai thường xuyên tổ chức những cuộc tấn công đẫm máu.
Theo thống kê danh sách mới nhất, Libya, Bờ Biển Ngà, Uganda hay Kenya ... là các nước hỗn loạn nhất thế giới. Libya tiếp tục chìm trong vòng xoáy nội chiến đã kéo dài hai năm qua. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lợi dụng tình hình hỗn loạn tại đất nước Bắc Phi để mở rộng căn cứ.
Eritrea là quốc gia nhỏ ở khu vực Sừng châu Phi đang do một chính quyền độc tài cai trị. Liên Hợp Quốc vẫn chưa dỡ bỏ một số cấm vận đối với Eritrea để trừng phạt sự ủng hộ của chính phủ nước này với các nhóm phiến quân trong khu vực.
Uganda vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề về đấu tranh phe phái, dân số và khả năng quản lý yếu kém của chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều phong trào nổi dậy diễn ra khiến tình hình thêm phức tạp.
Áp lực dân số đông và mâu thuẫn sắc tộc là những nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn ở Kenya. Khủng bố là một trong những vấn đề mà quốc tế quan ngại nhất tại Kenya. Quốc gia này thường là mục tiêu tấn công của các nhánh thân al-Qaeda hoặc tổ chức khủng bố al-Shabaab.
Liberia trở thành tâm điểm của thế giới năm qua khi nước này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong dịch Ebola.
65% dân số Ethiopia ở dưới tuổi 25 nhưng nhu cầu việc làm không kịp đáp ứng. Tình trạng trẻ sơ sinh tử vong cao ở đây cũng thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Dân số đông và dịch vụ an sinh xã hội yếu kém khiến tình hình Niger chưa thể ổn định. Nước này cũng chịu ảnh hưởng từ những xung đột ở vùng biên giới với Libya, Mali và Nigeria.
Burundi đối mặt với hàng loạt vấn đề về xã hội và an ninh. Gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Burundi bị suy dinh dưỡng, 19% trẻ em từ 5 đến 14 tuổi phải lao động nặng nhọc. Hồi tháng 4, nhiều phong trào phản đối chính phủ nổ ra. Quân đội cũng tiến hành một cuộc đảo chính nhưng thất bại.
Quân đội Guinea-Bissau tiến hành đảo chính năm 2012. Đến nay, nhiều quốc gia chưa công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới. Đất nước Tây Phi này phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ nước ngoài. 69% dân số sống trong cảnh đói nghèo, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 54%.
Ông Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe suốt từ năm 1980 và không muốn từ bỏ quyền lực. Nền kinh tế nước này gần như tê liệt. Mới đây, đồng nội tệ Zimbabwe tiếp tục rớt giá kỷ lục khi 1 USD đổi được 35 triệu tỷ tiền Zimbabwe.
Từ năm 1999, Bờ Biển Ngà rơi vào hai cuộc nội chiến và trải qua nhiều khủng hoảng chính trị. Liên Hợp Quốc và Pháp phải cử hàng nghìn binh sĩ đến nước này để hỗ trợ chính phủ gìn giữ an ninh.
Nigeria vướng vào cuộc chiến chống nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram đang kiểm soát nhiều địa phương ở miền Bắc. Gần đây, Boko Haram đã tuyên bố trung thành với Nhà nước Hồi giáo. Bên cạnh đó, hơn 60% dân số Nigeira đang sống trong cảnh đói nghèo.
Pakistan vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề xã hội như hơn 1 triệu người bị mất nhà do cuộc chiến từ thập kỷ trước, gần 3 triệu người tị nạn đến từ Afghanistan. Bên cạnh đó, phiến quân Taliban và các nhóm ly khai thường xuyên tổ chức những cuộc tấn công đẫm máu.
Theo_Kiến Thức
Lộ diện nghi phạm xả súng giết 9 người tại Mỹ Cảnh sát Mỹ đã công bố những hình ảnh đầu tiên của nghi phạm vụ xả súng tại nhà thờ của người da màu ở thành phố Charleston, bang Nam Carolina. Tên này đã bước vào nhà thờ, ngồi dự buổi lễ trước khi đứng dậy xả đạn làm 9 người thiệt mạng. Cảnh sát xác định, nghi phạm là một nam thanh...