Nước Mỹ trước nguy cơ, người đàn ông quyền lực chơi canh bạc mới
Nước Mỹ đang đứng trước một nguy cơ lớn và những người lãnh đạo buộc phải đưa ra các quyết định khó khăn. Người đàn ông quyền lực Powell có thể sẽ thuận theo ý Tổng thống Donald Trump, đánh cược vào một canh bạc mới.
Tiếp tục canh bạc mới
Nói chuyện với tư cách là khách mời trong một sự kiện phát trực tuyến, do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tổ chức đêm qua (giờ Việt Nam), Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ ( Fed) Jerome Powell cho biết cần thêm nhiều “vũ khí” hỗ trợ hơn nữa để kéo nền kinh tế Mỹ ra khỏi suy thoái.
Theo người đàn ông quyền lực nhất trong ngành tài chính nước Mỹ, mặc dù Fed đã phản ứng kịp thời và phù hợp với nền kinh tế, nhưng đây có thể chưa phải những biện pháp cuối cùng khi mà “con đường phía trước còn quá bất ổn” và chịu “nhiều rủi ro suy giảm nghiêm trọng”.
Ông Jerome Powell cho rằng cần phải hành động nhiều hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế.
Mặc dù vị chủ tịch Fed không nêu chi tiết những biện pháp cần thiết là gì, nhưng cũng hướng tới những biện pháp hỗ trợ tài khóa thêm từ phía quốc hội Mỹ.
Những tuyên bố của ông Jerome Powell đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ vừa phát ra những tín hiệu không mấy tích cực. Bộ Lao động Mỹ công bố có tới 20,5 triệu việc làm bị mất trong tháng 4/2020. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng 4 cũng giảm mạnh tới 0,8%.
Ông Powell lo lắng về khả năng suy thoái kinh tế Mỹ kéo dài.
Bộ Tài chính Mỹ thông báo thâm hụt ngân sách tháng 4 lên mức kỷ lục 738 tỷ USD do chi tiêu chính phủ tăng vọt và nguồn thu thuế sụt giảm do các biện pháp khống chế dịch bệnh. Một số dự báo cho rằng, tổng thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm 2020 có thể vượt 3,8 ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông chủ Fed khẳng định chưa sử dụng lãi suất âm và cho biết công cụ này không phải là cái mà Fed xem xét tới “ở vào thời điểm này”.
Video đang HOT
Ông Powell đánh giá sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ có thể diễn ra từ từ. Những gói hỗ trợ thêm của chính phủ Mỹ với các hộ gia đình và doanh nghiệp là “đáng giá” để tránh những thiệt hại gia tăng.
Hôm 12/5, tổng thống Donald Trump đăng trên Twitter cho hay ông ủng hộ việc áp dụng lãi suất âm. Ông Trump đã liên tục chỉ trích ông Powell về việc duy trì một chính sách tiền tệ thắt chặt không hợp lý và đây có thể là một trong các lý do khiến Fed đã 2 lần nới lỏng tiền tệ hồi tháng 3/2020, đưa lãi suất về sát 0%. Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 khiến Fed quyết định bơm tiền kỷ lục, lên tới hàng ngàn tỷ USD vào thị trường.
Lần này, ông Trump chưa có “lời qua tiếng lại” gì với Fed nhưng không ít nhà đầu tư đánh cược vào khả năng ông Powell sẽ thuận theo ông Donald Trump. Trong hai phiên đầu tuần, nhiều lần các tín hiệu cho thấy, thị trường đánh cược lãi suất sẽ rơi vào vùng âm vào cuối năm nay.
Chờ chính sách mới, nước Mỹ chao đảo
Thị trường tài chính thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng biến động mạnh sau những nhận định khá tiêu cực của ông chủ Fed.
Giá vàng tăng vọt lên gần ngưỡng 1.720 USD/ounce (47,6 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí). Thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ giảm mạnh. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm gần 520 điểm (-2,1%) xuống 23.248 điểm, đánh dấu phiên giảm thứ 3 liên tiếp. Chỉ số tầm rộng S&P 500 giảm 1,8% trong khi chỉ số công nghiệp Nasdaq Composite mất 1,6%.
Điều mà giới đầu tư lo ngại ở vào thời điểm hiện tại chính là khả năng nước Mỹ sẽ như thế nào sau khi các bang tái mở cửa nền kinh tế. Nhiều chuyên gia cảnh báo về khả năng bùng phát làn sóng thứ 2 nhiễm Covid-19.
Người đàn ông quyền lực Mỹ nhiều lần thuận theo ông Donald Trump.
Theo cảnh báo từ Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, cần thêm thời gian để đưa vaccines phòng chống Covid-19 vào sử dụng. Từ nay tới lúc đó, nước Mỹ có thể phải đối mặt “với nhiều đau khổ và tử vong hơn” nếu các bang mở cửa trở lại quá nhanh.
Trên CNBC, CEO của The Earnings Scout cho rằng, diễn biến trên thị trường phụ thuộc vào vài tháng tới và các doanh nghiệp có thể tái mở cửa thành công như thế nào. Tất cả các biện pháp kích thích trên thế giới sẽ không bù đắp nổi thiệt hại của các DN bị đóng cửa một thời gian dài.
Bên cạnh đó, giới đầu tư cũng đang thận trọng và tập trung theo dõi cuộc chiến mới giữa Mỹ và Trung Quốc trên cả mặt trận thương mại, tiền tệ và thị trường vốn.
Trong một diễn biến gần đây, ông Donald Trump lệnh rút hàng tỷ USD khỏi TTCK Trung Quốc và chỉ đạo Quỹ hưu trí liên bang nước này “ngay lập tức” dừng tất cả các bước liên quan tới việc đầu tư vào các doanh nghiệp Trung Quốc trên sàn chứng khoán.
Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh cũng tiềm ẩn rủi ro một cuộc chiến tranh tiền tệ. Trong vài ngày qua, cặp tỷ giá được các trader ngoại hối toàn cầu chú ý nhất là: USD/CNY. Kể từ cuối tháng 4, đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc đã giảm khoảng 0,5% so với USD sau khi ông Trump cáo buộc virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ Trung Quốc và đề cập tới việc áp thuế để trừng phạt.
Trước đó, căng thẳng thương mại Mỹ – Trung đã khiến đồng CNY giảm mạnh. Ông Trump sau đó đã gây sức ép để Bắc Kinh kiểm soát đồng tiền này, thông qua các cuộc đàm phán thương mại mà kết thúc ở thỏa thuận giai đoạn 1, được ký hồi tháng 1/2020.
Nhiều dự báo cho rằng, đồng Nhân dân tệ chắc chắn sẽ suy yếu hơn nữa nếu mâu thuẫn Mỹ-Trung tiếp tục gia tăng. Đồng CNY được dự báo có thể xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2008 là 7,30 đổi 1 USD trong vài tháng tới, so với mức quanh 7-7,1 hiện tại.
Chính sách tiền tệ góp phần củng cố nền tảng vĩ mô
Một trong những điểm sáng được giới chuyên môn ghi nhận trong 5 năm qua đó là sức khỏe của hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện.
Điều hành CSTT linh hoạt, chủ động
Nhìn lại bức tranh toàn cảnh 5 năm trở lại đây, có thể nói về cơ bản, NHNN đã hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đạt được mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra tại Nghị quyết số 113/2015/QH13 và các Nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn. Chính sách tiền tệ được điều hành hết sức chủ động, linh hoạt góp phần quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo đó, từ 2016 tới nay, trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, kết hợp với điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cho các TCTD, duy trì lãi suất trên thị trường liên ngân hàng ở mức phù hợp để tạo điều kiện hỗ trợ nguồn vốn với chi phí hợp lý cho các TCTD, tạo điều kiện để các TCTD giảm lãi suất cho vay.
Các giải pháp hỗ trợ của ngành Ngân hàng đã giúp DN vượt qua khó khăn của dịch Covid-19
NHNN cũng đã điều hành tỷ giá hết sức linh hoạt, chủ động, kết hợp với các giải pháp điều tiết thanh khoản hợp lý, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để bình ổn thị trường ngoại hối, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Không những vậy việc điều hành tỷ giá chủ động và linh hoạt bám sát diễn biến thị trường hàng ngày đã góp phần nâng cao vị thế đồng Việt Nam, ổn định thị trường ngoại tệ, tạo nguồn cung tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, chuyển hóa nguồn ngoại tệ thành nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế.
Về tín dụng, giới chuyên gia nhận định, những năm gần đây, tín dụng tăng trưởng phù hợp, được kiểm soát theo mục tiêu, nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao, cho thấy các giải pháp, chính sách tín dụng của NHNN đã đi đúng hướng, vừa đảm bảo mở rộng tín dụng hiệu quả, an toàn, cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, vừa phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Đặc biệt, những tháng đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, NHNN đã có nhiều giải pháp để góp phần tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, nền kinh tế ứng phó với dịch bệnh. Theo đó, NHNN đã hai lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, phát đi một tín hiệu mạnh mẽ sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản với lãi suất thấp để các TCTD giảm lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế. NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 12/3/20220, Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 31/3/2020, Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 11/3/2020 yêu cầu các TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19... Trên cơ sở đó, các TCTD đã giảm lãi suất huy động và cho vay đối với khách hàng; một số TCTD đã chủ động thông báo triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ DN chịu ảnh hưởng bởi dịch.
TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ, nếu chậm trễ ban hành và triển khai chính sách sẽ có thể gây ra hậu quả rất lớn, do hiện nay 70% vốn trong nền kinh tế là từ tín dụng của hệ thống ngân hàng. "Nếu không cơ cấu lại nhanh, không khơi thông vốn được... nhiều DN sẽ bị khai tử sau đại dịch. Thông tư 01 đã tạo hành lang pháp lý cho các ngân hàng triển khai các hành động quyết liệt hỗ trợ khách hàng và cũng để duy trì hoạt động ngân hàng thông suốt", TS. Hiếu cho hay.
Cùng chung quan điểm, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam đánh giá, việc ban hành Thông tư 01 của NHNN là hành động kịp thời, thiết thực để hỗ trợ DN đang gặp khó khăn do dịch Covid-19. Cùng với giảm lãi suất cho vay các TCTD cũng đã có chính sách miễn, giảm phí chuyển mạch, giảm mức thu dịch vụ góp phần hỗ trợ tích cực cho khách hàng trong bối cảnh phải thực hiện giãn cách xã hội.
Củng cố hệ thống an toàn, bền vững
Một trong những điểm sáng được giới chuyên môn ghi nhận trong 5 năm qua đó là sức khỏe của hệ thống ngân hàng ngày càng được cải thiện. Có được điều đó là nhờ từ năm 2016 đến nay, NHNN tiếp tục tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý mới về chuẩn mực an toàn để bảo đảm hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, xử lý các ngân hàng yếu kém trong trật tự, từng bước áp dụng chuẩn mực tiền tệ quốc tế vào hoạt động ngân hàng...
Theo đó, NHNN đã chủ động tham mưu, trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu (XLNX) của các TCTD; và để triển khai Nghị quyết số 42 có hiệu quả, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-NHNN ngày 20/7/2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định về mua, bán và XLNX của VAMC nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo tiền đề để VAMC đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ theo cơ chế thị trường.
Nhờ đó, tiến trình XLNX đã ghi nhận những tín hiệu tích cực. Tính từ năm 2012 đến cuối tháng 3/2020, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được 1.076,95 nghìn tỷ đồng nợ xấu (riêng năm 2019 xử lý được 159,7 nghìn tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2020 xử lý được 26,94 nghìn tỷ đồng). Lũy kế từ 15/8/2017 đến cuối tháng 3/2020, cả hệ thống TCTD đã xử lý được 299,8 nghìn tỷ đồng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42.
Song song với đó, NHNN cũng xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD (Luật số 17/2017/QH14) trình Chính phủ trình Quốc hội thông qua; ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật đã hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động xử lý, phục hồi các TCTD yếu kém. NHNN cũng đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định về tổ chức, hoạt động của các TCTD, quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực quản trị, điều hành, tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.
Nhờ triển khai các giải pháp quyết liệt, đồng bộ, công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD và XLNX đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Quy mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng, năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm; chất lượng quản trị, điều hành của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế. Đến nay, có 76 TCTD đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN, 14 TCTD đề nghị được áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 22/2019/TT-NHNN. Các TCTD đã ý thức và chú trọng hơn trong việc quản trị rủi ro và tăng cường tính minh bạch trong hoạt động tín dụng.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, những nỗ lực của ngành Ngân hàng trong quá trình thực hiện cơ cấu lại đã góp phần quan trọng bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thể hiện ở việc các tổ chức xếp hạng tín nhiệm liên tục điều chỉnh tăng triển vọng xếp hạng ngân hàng trong các năm gần đây. "Ngân hàng phải phát triển an toàn, hiệu quả là cơ sở để hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững trong thời gian tới", một chuyên gia đánh giá.
Nhiều ngân hàng thương mại giảm lãi suất tiền gửi VND Ngày 13-5, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã điều chỉnh ngay lãi suất gửi tiết kiệm VND. Theo đó, các NHTM quốc doanh như Vietcombank, BIDV, VietinBank đều niêm yết lãi suất không kỳ hạn đều ở mức 0,1%/năm, thấp hơn so với mức trần quy định của NHNN và cũng thấp nhất trong hệ thống. Cụ thể, lãi suất tiền gửi...