Nước Mỹ lại sôi sục vì vụ cảnh sát kẹp chết người
Quyết định miễn tố cho cảnh sát kẹp chết người đã khiến người dân Mỹ rất tức giận.
Ngày 4/12, nước Mỹ lại một phen sôi sục khi bồi thẩm đoàn của thành phố New York tuyên bố miễn tố cho một cảnh sát liên quan đến vụ kẹp cổ một người Mỹ gốc Phi khiến người này thiệt mạng, chỉ một thời gian ngắn sau khi xảy ra vụ bạo động kinh hoàng vì cảnh sát bắn chết người ở thành phố Ferguson.
Người dân New York xuống đường tuần hành phản đối bạo lực cảnh sát
Quyết định miễn tố của bồi thẩm đoàn đã khiến người dân New York tức giận kéo nhau tuần hành qua khu Manhattan để đòi công lý cho Eric Garner, 43 tuổi, người đã bị cảnh sát khống chế bằng cách kẹp cổ vào ngày 17/7 khiến ông này tử vong tại khu Staten Island.
Những người chứng kiến cho biết trong những giây phút cuối cùng, ông Garner đã bị viên cảnh sát da trắng Daniel Pantaleo dùng tay kẹp chặt quanh cổ và vật ông xuống đất để khống chế, bắt giữ sau khi cáo buộc ông này bán thuốc lá trốn thuế.
Người biểu tình phong tỏa nhiều tuyến phố trung tâm New York
Ông Garner đã cố gắng nói với viên cảnh sát: “Tôi không thử được”, nhưng viên cảnh sát vẫn kẹp chặt cổ ông này cho đến khi ông thôi giẫy giụa. Trước phản ứng của dư luận, Sở Cảnh sát New York giải thích rằng hành động kẹp cổ của cảnh sát mặc dù bị cấm nhưng không phải là phạm pháp.
Quyết định miễn tố cho cảnh sát Pantaleo đã khiến người dân thành phố New York nổi giận trong bối cảnh nước Mỹ vẫn đang sôi sục với những cuộc biểu tình sau khi bồi thẩm đoàn bang Missouri quyết định miễn tố cho viên cảnh sát đã bắn chết thanh niên da màu Michael Brown hồi tháng Tám.
Đông đảo cảnh sát được huy động để kiểm soát biểu tình
Sau quyết định miễn tố của bồi thẩm đoàn bang Missouri, những cuộc bạo động đã bùng lên dữ dội ở thành phố Ferguson với những vụ đụng độ, cướp bóc, đốt phá suốt nhiều ngày liền.
Tại New York, hàng trăm người biểu tình đã tụ tập trên đường phố, hô vang khẩu hiệu “Tôi không thể thở được” và tìm cách phá rối lễ treo đèn cây thông Noel thường niên của Trung tâm Rockefeller ở khu Manhattan. Cảnh sát đã bắt giữ 32 người biểu tình có hành vi quá khích.
Video đang HOT
Người biểu tình nằm trên đường phố và hô “Tôi không thở được”
Cuộc biểu tình đã khiến đường cao tốc West Side phải đóng cửa, gây ra tình trạng giao thông hỗn loạn tại khu nhà ga trung tâm của thành phố.
Tại Washington, D.C., nhiều người biểu tình cũng đã phong tỏa đại lộ Conneticut và hô vang khẩu hiệu “Dân chủ là thế này đây”, trong khi một lực lượng đông đảo cảnh sát lặng lẽ bám sát theo sau.
Đoàn xe của cảnh sát bám theo người biểu tình
Quyết định miễn tố của thành phố New York cũng đã gây sự chú ý của Tổng thống Barack Obama, khi ông tuyên bố rằng cái chết của Garner “nói lên những vấn đề lớn hơn” về lòng tin giữa cảnh sát và người dân.
Bộ Tư pháp Mỹ đã quyết định vào cuộc khi Bộ trưởng Eric Holder tuyên bố cơ quan này sẽ mở một cuộc điều tra “độc lập, toàn diện, công bằng và khẩn trương” đối với trường hợp tử vong của ông Garner.
Một phụ nữ ngồi trên đường cao tốc bị cảnh sát bắt giữ
Bộ trưởng Holder nói: “Cái chết của ông Garner rõ ràng là một thảm kịch. Mọi mạng sống đều đáng quý, thế nên nhiều người đã thất vọng và giận dữ với quyết định của bồi thẩm đoàn”. Trong thời gian tới, ông Holder sẽ đi tới 5 thành phố để tìm cách hàn gắn quan hệ vốn đã nhiều sứt mẻ giữa lực lượng cảnh sát với các cộng đồng thiểu số.
Theo NTD
Mỹ: Cảnh sát bắn người được gỡ án, bạo lực bùng nổ
Biểu tình bạo lực nổ ra ở Ferguson sau khi bồi thẩm đoàn không buộc tội một cảnh sát bắn người.
Ngày 25/11 (tức đêm ngày 24/11 theo giờ Mỹ), hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài Sở Cảnh sát Ferguson, ngoại ô thành phố St. Louis thuộc bang Missouri để thể hiện sự giận dữ bằng cách đập phá, ném chai lọ sau khi bồi thẩm đoàn quyết định không buộc tội một cảnh sát da trắng đã bắn chết một thanh niên da màu không có vũ trang.
Cảnh sát chống bạo động bảo vệ trụ sở cảnh sát Ferguson sau khi bồi thẩm đoàn ra quyết định
Trước tình hình ngày càng phức tạp, cảnh sát chống bạo động đã phải bắn hơn cay để đối phó với người biểu tình trên đường phố khi họ bắt đầu lật đổ và châm lửa đốt xe cảnh sát, cướp phá các cửa hàng và tòa nhà.
Quyết định trên của bồi thẩm đoàn cũng làm dấy lên làn sóng biểu tình trên khắp nước Mỹ khi hàng ngàn người đổ xuống đường phản đối nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, những vấn đề vẫn âm ỉ chỉ chực bùng phát trong lòng xã hội Mỹ.
Cảnh sát bắn hơi cay ngăn chặn người biểu tình
Một phụ nữ bị trúng hơi cay của cảnh sát
Tại thành phố New York, người biểu tình hô vang khẩu hiệu "Mạng sống người da đen cũng có ý nghĩa" khi đổ xuống đường làm tắc nghẽn giao thông ở quảng trường Thời đại. Tại Chicago, hàng ngàn người mang theo biểu ngữ "Công lý cho Mike Brown" cũng tuần hành trên phố. Tại Seattle, người biểu tình phong tỏa một con phố bằng cách lần lượt nằm ra ngay trên đường.
Mike Brown chính là người thanh niên da màu 18 tuổi đã bị viên cảnh sát Darren Wilson ở Sở Cảnh sát Ferguson bắn chết trong một vụ việc gây tranh cãi hôm 9/8. Một số nhân chứng cho hay Brown bị bắn khi đã giơ tay lên đầu và không mang theo vũ khí, trong khi cảnh sát khẳng định anh này đã tìm cách tước súng của cảnh sát.
Người biểu tình bạo lực lao vào đập phá xe cảnh sát
Xe cảnh sát bị người biểu tình đốt cháy ngùn ngụt
Trong đêm 24/11, cảnh sát Ferguson đã phải dùng đạn khói và xe tải để ngăn chặn làn sóng người biểu tình bạo lực tràn vào tòa nhà của sở cảnh sát, và nhiều tiếng súng đã vang lên trong đêm tối, trong khi khói đen từ những chiếc xe bị đốt cháy bốc lên cao trên bầu trời.
Cảnh sát chống bạo động dùng khiên chắn tạo thành một rào chắn bên ngoài trụ sở, trong khi người biểu tình liên tiếp ném chai lọ và xô đổ hàng rào cảnh sát sau khi nghe quyết định của ban hội thẩm.
Người biểu tình xô đổ hàng rào cảnh sát ở Ferguson
Lá cờ Mỹ màu đen trắng được giơ lên trong cuộc biểu tình
Nhiều người biểu tình hét lớn: "Đồ sát nhân, các người chỉ là lũ sát nhân". Một phụ nữ gào lên qua loa phóng thanh: "Lũ giết người ghê tởm".
Không ít người biểu tình tỏ ra sững sờ khi nghe quyết định của bồi thẩm đoàn không luận tội cảnh sát Wilson. Một thanh niên da màu tên là Antonio Burns nói: "Đây chính là cách mà hệ thống tư pháp Mỹ hoạt động - người giàu luôn thắng và người nghèo luôn thua. Cảnh sát nghĩ rằng họ có thể thoát được tội".
Đoàn người biểu tình ở thành phố New York
Người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng
Tại Los Angeles, ít nhất 50 người biểu tình đã tìm cách phong tỏa giao thông trên đường cao tốc Santa Monica sau khi nghe quyết định của bồi thẩm đoàn, tuy nhiên sau đó họ đã tuân thủ mệnh lệnh của cảnh sát giao thông và trở về nhà.
Hiện tình hình bạo lực vẫn đang tiếp diễn tại Ferguson, và Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã lên tiếng hối thúc người biểu tình bình tĩnh tránh để tình trạng bạo lực leo thang.
Vệ binh quốc gia và xe thiết giáp được huy động để giữ trật tự
Phát biểu với báo giới, ông Obama nói: "Tôi cùng với gia đình Michael kêu gọi bất cứ ai phản đối quyết định của bồi thẩm đoàn phản ứng một cách hòa bình. Tôi cũng yêu cầu các quan chức thực thi luật pháp ở thị trấn Ferguson và khu vực này thể hiện sự kiềm chế trong việc kiểm soát các cuộc biểu tình".
Theo Khampha
Cận cảnh bạo loạn tại "vùng chiến sự" Ferguson, Mỹ Suốt từ cuối tuần qua đến nay, các cuộc biểu tình, bạo loạn đã khiến thành phố Ferguson, bang Missouri của Mỹ rơi vào cảnh bất ổn nghiêm trọng. Cảnh tượng cảnh sát vũ trang dùng đạn cao su, hơi cay trấn áp người biểu tình như trong vùng chiến sự đã khiến nước Mỹ chấn động. Tất cả bắt nguồn từ việc...