Nước Mỹ khi nào trở lại bình thường?
Người Mỹ đang mong ngóng muốn biết “bao giờ cuộc sống trở lại bình thường” sau Covid-19, nhưng chính quyền Biden chưa có câu trả lời rõ ràng.
Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ, từng nói người dân nước này có thể hy vọng cuộc sống trở lại bình thường vào mùa thu năm nay. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden ngày 17/2 lại nói thời điểm khả dĩ hơn để quay lại cuộc sống bình thường là vào Giáng sinh.
Cả hai mục tiêu trên đều cách khá xa so với cuối tháng 7, thời điểm Biden hứa sẽ có đủ vaccine cho tất cả người dân Mỹ. Đây là cột mốc mà không ít người tin rằng sẽ đưa cuộc sống trở lại bình thường.
Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng, thủ đô Washington, hôm 28/1. Ảnh: Reuters.
Chính quyền Biden rõ ràng đang phải vật lộn để đưa ra câu trả lời chính xác và nhất quán cho hai câu hỏi quan trọng: Khi nào đại dịch sẽ trôi qua? Và khi nào trẻ em có thể trở lại trường học?
Suốt nhiều tháng, Biden đã kỳ vọng rằng học sinh sẽ sớm quay lại trường học, coi đây là yêu cầu bắt buộc. Khi còn là ứng viên tổng thống, ông đặt mục tiêu hầu hết các trường học phải mở cửa trở lại trong 100 ngày đầu nhậm chức của mình. Thư ký báo chí Jen Psaki mới đây đề xuất nhà Trắng cân nhắc mở cửa trường học nếu học sinh đến trường ít nhất một ngày mỗi tuần.
Video đang HOT
Nhưng tại một cuộc phỏng vấn với CNN, Biden làm rõ ông muốn học sinh trở lại trường học 5 buổi một tuần, đồng thời bác bỏ ý kiến rằng một buổi mỗi tuần là đủ.
“Không, điều đó không đúng. Đấy là sai sót trong truyền đạt thông tin”, ông nói với người dẫn chương trình Anderson Cooper.
Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy mức độ nhạy cảm của vấn đề mở lại trường học. 58% người dân Mỹ đồng tình với cách Tổng thống Biden ứng phó với đại dịch nói chung, trong khi 32% phản đối, theo khảo sát do Đại học Quinnipiac công bố hôm 17/2. Tuy nhiên, về vấn đề mở cửa trường học, chỉ có 42% người được hỏi đồng tình với Biden, 38% phản đối.
Ngoài mở cửa trường học, Nhà Trắng hiện cũng lúng túng trước vấn đề tiêm chủng cho giáo viên. Hồi đầu tháng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) Rochelle Walensky nói rằng việc tiêm chủng cho giáo viên nên được ưu tiên ở các bang, nhưng không phải điều kiện tiên quyết để mở cửa lại trường học.
Từ Nhà Trắng, thư ký báo chí của Biden Psaki lập tức phản bác. “Tiến sĩ Walensky đề cập tới chuyện đó với tư cách cá nhân”, ông nói. “Hiển nhiên, bà ấy là người đứng đầu CDC nhưng chúng tôi đang đợi chỉ đạo cuối cùng được đưa ra để dùng nó như hướng dẫn cho các trường học trên cả nước”.
Tuần trước, CDC ban hành hướng dẫn tái khẳng định tiêm chủng cho giáo viên không phải điều kiện tiên quyết để mở cửa trở lại trường học.
Khi được hỏi về hướng dẫn trên, Phó tổng thống Kamala Harris trong cuộc phỏng vấn với NBC ngày 17/2 từ chối xác nhận một cách rõ ràng. “Giáo viên nên là ưu tiên hàng đầu”, bà nói.
Khi bị hỏi dồn về việc tiêm chủng cho giáo viên, Harris né tránh, nói rằng các khuyến nghị từ CDC “chính xác là những khuyến nghị”.
Mặt khác, thông điệp của chính quyền Biden hiện tại còn không rõ ràng về thời điểm người dân Mỹ có thể quay trở lại cuộc sống bình thường hay chính xác “bình thường” có nghĩa là gì. Nhiều người mong chờ thời điểm mà họ không còn phải đeo khẩu trang hay giữ khoảng cách với bạn bè, người thân.
Những người ủng hộ chính quyền nói rằng sự thiếu rõ ràng của Tổng thống Biden chỉ đơn giản là đang phản ánh thực tế rằng ngay cả giới khoa học và chuyên gia y tế cũng không thể dự đoán chính xác bao giờ cuộc sống sẽ trở lại như trước.
Tất cả mọi yếu tố, từ độc lực của các biến chủng virus đến những thách thức hậu cần không mong đợi trong việc cung cấp vaccine đều ảnh hưởng đến khả năng đạt được miễn dịch cộng đồng.
Theo lời các đồng minh, sự cẩn trọng của Tổng thống thể hiện rằng ông không muốn tỏ ra tự tin thái quá về chiến thắng.
Biden đã tăng đáng kể nguồn cung vaccine, song các điều kiện cần thiết giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường còn liên quan nhiều hơn đến vấn đề nguồn cung. Và một số yếu tố xã hội đó không thể dự đoán được, như hiệu quả thật sự của vaccine đối với virus hay nếu virus tiếp tục biến đổi, liệu con người có cần tiêm một liều tăng cường hoặc phát triển một loại vaccine mới hay không?
Ngoài ra, số lượng lớn người dân vẫn do dự về việc tiêm phòng Covid-19 khiến Mỹ càng khó có khả năng nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng nhằm ngăn chặn virus lây lan.
Nhóm biểu tình tại lối vào điểm tiêm chủng vaccine Covid-19 ở sân vận động Dodger, Los Angeles, hồi đầu tháng. Ảnh: Los Angeles Times.
Chính quyền liên bang đang nỗ lực chống lại tâm lý hoài nghi với vaccine, đặc biệt trong những nhóm thiểu số bị ảnh hưởng nặng nề, đồng thời mở các điểm tiêm chủng cho những nhóm cộng đồng ít được tiếp cận với y tế.
Dù vậy, những nỗ lực này phải mất thời gian. Và ngay cả các kế hoạch tốt nhất cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đơn giản, tiêu biểu như thời tiết. Texas cùng một số bang Mỹ đang phải đối mặt với một trận bão tuyết bất thường gây mất điện hàng loạt, đe dọa làm chậm hoặc đình trệ nỗ lực tiêm chủng trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần.
Mỹ cam kết đóng góp hơn 200 triệu USD cho WHO trong tháng 2 này
Mỹ sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo đó đến cuối tháng 2 sẽ đóng góp hơn 200 triệu USD cho cơ quan quốc tế này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington., DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố như trên tại cuộc họp ngày 17/2 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Động thái này được xem là cụ thể hóa cam kết của chính quyền của Tổng thống Joe Biden về ngừng xúc tiến quá trình rút Washington khỏi tổ chức này, đảo ngược quyết định trước đó của người tiền nhiệm Donald Trump.
Theo ông Blinken, đây là bước đi quan trọng hướng tới việc thực hiện các cam kết nghĩa vụ tài chính của Mỹ với tư cách là một thành viên của WHO. Ông Blinken cho rằng quyết định này của Mỹ cũng đã phản ánh Washington duy trì đảm bảo WHO có được sự ủng hộ cần thiết để dẫn dắt cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu hiện nay.
Ngay trong ngày nhậm chức 20/1 vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã ký một loạt sắc lệnh đảo ngược chính sách của người tiền nhiệm, trong đó đáng chú ý là đình chỉ tiến trình rời khỏi WHO và đưa Mỹ quay trở lại Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Chuyên gia kêu gọi Mỹ tập trung ngăn chặn cuộc tấn công vào Đài Loan Hai chuyên gia Mỹ cho rằng Tổng thống Joe Biden nên làm rõ việc Washington sẽ không cố thay đổi hiện trạng của Đài Loan và làm việc với các đồng minh nhằm chống lại cuộc tấn công tiềm tàng của Trung Quốc vào lãnh thổ này. Lính Trung Quốc diễn tập đổ bộ . Ảnh REUTERS "Mục tiêu chiến lược của Mỹ...