Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng – Kỳ 2: Kỳ bầu cử nhiều đổi thay

Theo dõi VGT trên

Từ một tháng trước, người bạn ở Washington D.C chia sẻ rằng không khí xung quanh cuộc bầu cử Mỹ năm nay không còn như những lần trước.

Đặt chân đến Washington D.C khi chỉ còn 5 ngày sẽ đến “giờ G”, tôi mới thấy rõ sự đổi thay đó.

Còn nhớ trước thềm cuộc bầu cử năm 2016, tôi đến Mỹ vào giữa tháng 10 thì những ngôi nhà xung quanh khu vực Ballston ( bang Virginia, thuộc vùng đô thị Washington D.C mở rộng) đã “cờ xí rộn ràng”, rất nhiều gia đình không ngần ngại để các bảng tên ứng viên mình ủng hộ.

Thủ đô tĩnh lặng

Nhưng lần này, ngoại trừ một số ít khu vực có một số bảng kêu gọi bỏ phiếu cho ứng viên này ứng viên khác ở những vị trí khác nhau, còn lại các gia đình hạn chế “show hàng” sự ủng hộ dành cho cựu Tổng thống Donald Trump hay đương kim Phó tổng thống Kamala Harris.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 2: Kỳ bầu cử nhiều đổi thay - Hình 1

Quảng cáo trên thân xe buýt tại Washington D.C kêu gọi bỏ phiếu bầu cử năm nay. ẢNH: NGÔ MINH TRÍ

Dù cuộc bầu cử Mỹ với lượng thông tin khổng lồ được cập nhật liên tục là tâm điểm của truyền thông khắp thế giới và tất nhiên cả truyền thông Mỹ, nhưng tại thủ đô của Mỹ, không khí chẳng hề chộn rộn như vậy. Ngay tại khu vực trung tâm của Washington D.C, ngoài hình ảnh kêu gọi đi bỏ phiếu vào ngày 5.11 thỉnh thoảng xuất hiện thì gần như không có bất cứ sự rộn ràng nào liên quan bầu cử Mỹ. Chỉ những lúc ngồi trên xe Uber để đi lại, tài xế mở radio phát thông tin về bầu cử, có lẽ đó là những lúc hiếm hoi cảm nhận được ồn ào của cuộc bầu cử năm nay.

Không những vậy, mặt phía bắc của Nhà Trắng vốn là nơi thường tập trung đông đúc du khách tìm đến thì nay cũng im lìm do đang phong tỏa để sửa chữa, càng làm cho khu vực trung tâm không huyên náo như trước đây.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 2: Kỳ bầu cử nhiều đổi thay - Hình 2

Thông điệp “Hãy làm cho nước Mỹ hân hoan trở lại” trước cửa một ngôi nhà ở Arlington. ẢNH: NGÔ MINH TRÍ

Chia rẽ sâu sắc

Dù không ồn ào nhưng cuộc bầu cử lần này được dự báo sẽ gay cấn bởi theo các cuộc khảo sát mới nhất, cả 2 ứng viên đều không có được sự vượt trội so với đối thủ, mức chênh lệch chỉ nằm trong khoảng sai số.

Video đang HOT

Từ hơn một tháng nay, người dân đã đi bỏ phiếu sớm chứ chẳng chờ đến ngày bầu cử. Theo kết quả khảo sát của Gallup, có đến 54% cử tri đăng ký bỏ phiếu sẽ tiến hành bỏ phiếu sớm. Tỷ lệ này tuy có thấp hơn mức trên 64% của năm 2020 nhưng vẫn cao hơn tất cả các kỳ bầu cử Mỹ trước đại dịch. Ước tính, đến ngày 31.10 đã có hơn 44 triệu cử tri Mỹ bỏ phiếu sớm. Thực tế, hầu hết những người quen biết hay các tài xế Uber mà tôi nói chuyện đều trả lời đã đi bỏ phiếu.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 2: Kỳ bầu cử nhiều đổi thay - Hình 3

Rất ít gia đình công khai sự ủng hộ ứng viên như thế này. ẢNH: NGÔ MINH TRÍ

Thế nhưng, như đã nói, người Mỹ không còn hồ hởi công khai quan điểm ủng hộ ứng viên nào trong cuộc bầu cử năm nay, bởi sự chia rẽ quá lớn dẫn đến những lo ngại bị phiền toái vì sự ủng hộ của mình. Với nhiều người, sự hỗn loạn xảy ra sau cuộc bầu cử năm 2020, đỉnh điểm là vụ bạo loạn ở tòa nhà quốc hội Mỹ vào ngày 6.1, thể hiện sự chia rẽ sâu sắc trong lòng xã hội Mỹ và đ.e dọ.a nền dân chủ nước này. Những vụ bạo động vẫn xảy ra ở Mỹ nói chung hay thủ đô Washington nói riêng. Nhưng vụ việc ngày 6.1.2021 lại xảy ra ở Điện Capitol – nơi vốn được xem là thiêng liêng, bất khả xâm phạm vì đóng vai trò như biểu tượng nền móng của nền dân chủ Mỹ.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 2: Kỳ bầu cử nhiều đổi thay - Hình 4

Khu vực phía bắc Nhà Trắng đã bị rào chắn. ẢNH: NGÔ MINH TRÍ

Từ đó đến nay, nỗi bất đồng trong lòng nước Mỹ vẫn chưa thể giải quyết, khiến giới quan sát lẫn truyền thông nước này phải liên tục cảnh báo về những rủi ro có thể xảy đến từ sự chia rẽ này. Thế nhưng sự chia rẽ càng lúc càng có nguy cơ nghiêm trọng hơn khi đảng Dân chủ liên tục xác định cựu Tổng thống Trump là mối đ.e dọ.a trung tâm đối với nền dân chủ, còn đảng Cộng hòa không ngừng chỉ trích đương kim Tổng thống Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris gây hại cho nền dân chủ. Cứ thế, sự chia rẽ thêm sâu sắc!

Chính vì thế, nhiều người dân Mỹ chỉ mong chờ đất nước sớm đoàn kết, cùng nhau giải quyết các khó khăn về kinh tế. “Cứ tranh cãi, bất đồng hoài thì kinh tế sẽ còn khó khăn”, là sự ca thán của anh Mahmut – người tài xế chở tôi từ sân bay Ronald Reagan về nơi tá túc. Hay một ngôi nhà ở hạt Arlington (bang Virginia) đã không công khai sự ủng hộ dành cho ứng viên nào, mà chọn thể hiện kỳ vọng tương lai tốt đẹp khi sửa thông điệp “Make America great again” (Hãy làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại) thành “Make America joyful again” (tạm dịch: Hãy làm cho nước Mỹ hân hoan trở lại).

Niềm tin bị lung lạc

Cuối tháng 10, tờ The New York Times công bố kết quả một cuộc khảo sát thì có đến khoảng 75% người được hỏi đã cho rằng nền dân chủ đang bị đ.e dọ.a. Bên cạnh đó, 58% người được hỏi đán.h giá hệ thống tài chính và chính trị của đất nước cần có những thay đổi lớn hoặc một cuộc cải cách hoàn toàn, có 62% nói rằng chính phủ chủ yếu làm việc để phục vụ lợi ích một nhóm người và các tầng lớp tinh hoa hơn là bất kỳ mục đích rộng lớn nào của lợi ích tập thể.

Không những vậy, theo kết quả khảo sát, người dân cũng không đặt niềm tin vào các kênh thông tin. Cụ thể, khoảng 21% người được hỏi cho rằng truyền thông chính thống tốt cho nền dân chủ, nhưng có đến 55% cho rằng truyền thông chính thống đang gây hại cho nền dân chủ. Về mạng xã hội, 21% người tham gia khảo sát cho rằng đây là nền tảng hữu ích cho nền dân chủ nhưng cũng có đến 51% lại đán.h giá tiêu cực.

Chính trị định danh

Mới đây, trang Eurasia Review đặt ra khái niệm “chính trị định danh” cho cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay.

Theo đó, bài viết cho rằng sự thu hút của ông Trump về một cơ sở dân tộc chủ nghĩa đã dựa vào những bất bình sâu sắc, định hình các vấn đề như nhập cư qua lăng kính của tội phạm và lo âu kinh tế. Cách tiếp cận của ông đã làm trầm trọng thêm sự chia rẽ trong khi cử tri đã bị phân cực, khai thác những căng thẳng chủng tộc tiềm ẩn làm phức tạp con đường của nước Mỹ hướng tới bình đẳng. Cách ông Trump định hình những người di cư Trung Mỹ như những tội phạm đã thổi bùng nỗi sợ hãi, gây thêm sự chia rẽ chủng tộc sau cuộc bầu cử.

Ngược lại, bà Harris ủng hộ sự đa dạng và công bằng. Chiến dịch của bà nhấn mạnh sự đoàn kết và các giá trị chung, nhưng trong một quốc gia bị chia rẽ bởi chủng tộc, giai cấp và bản sắc văn hóa, những lý tưởng này phải đối mặt với sự kháng cự. Những người ủng hộ Phó tổng thống Harris xem bà như một biểu tượng của sự tiến bộ trong một đất nước đang tìm cách vượt qua những chia rẽ chủng tộc.

Bài viết cảnh báo nền chính trị “định danh” như thế có thể là “con dao hai lưỡi” khi làm xa lánh những người trung dung, trong khi chỉ củng cố các khuôn mẫu định kiến ở cả hai bên. Nếu vấn đề không được giải quyết thì có thể “xé toạc” sâu hơn cấu trúc của xã hội Mỹ.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 1: Cuộc bầu cử 'kỳ lạ'

Dù thay đổi ứng viên 'giữa dòng', thì ngay từ đầu cho đến lúc này, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm nay vẫn luôn là cuộc bầu cử kỳ lạ, xưa nay hiếm, thậm chí có thể nói là chưa từng có.

Như bao lần khác, Washington D.C vẫn đón tôi trong không khí yên bình vốn có của thủ đô nước Mỹ. Yên bình là vậy, nhưng một nhà phân tích chính trị quốc tế của Mỹ từng nói rằng: "Nếu suy nghĩ trong 30 giây để dùng 1 từ mô tả về Washington D.C, tôi sẽ chọn từ transaction". Tạm dịch thì từ này có thể là "đổi chác" hoặc "giao dịch". Có lẽ yếu tố tâm điểm ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Washington D.C, nên vị chuyên gia đã dùng từ "transaction" để mô tả về thủ đô này.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 1: Cuộc bầu cử kỳ lạ - Hình 1

Nhà Trắng chuẩn bị đổi chủ vào đầu năm tới. ẢNH: N.M.T

Cũng chính vì thế, tuy phố xá ở đây vẫn yên bình nhưng cả thế giới đang đổ dồn sự quan tâm về đây, nơi có Nhà Trắng chuẩn bị đổi chủ bằng một cuộc bầu cử chưa từng có. Chính đặc điểm của 2 ứng viên (đương kim Phó tổng thống Kamala Harris đại diện đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump đại diện đảng Cộng hòa) làm nên điều đó.

Nữ ứng viên có nhiều "đầu tiên"

Trước hết, ứng viên Harris trở thành người thứ 4 trong lịch sử nước Mỹ cạnh tranh để đại diện 1 trong 2 đảng lớn nhất nước này tranh cử chức tổng thống.

Trước bà Harris có nghị sĩ đảng Cộng hòa Margaret Chase Smith (cuộc bầu cử năm 1964) và nghị sĩ đảng Dân chủ Shirley Chisholm (cuộc bầu cử năm 1972) và cựu đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Clinton. Trong đó, bà Clinton vào năm 2008, khi đang là thượng nghị sĩ đại diện bang New York, đã cạnh tranh với ông Barack Obama để đại diện đảng Dân chủ tranh cử tổng thống, nhưng thất bại. Phải đến năm 2016 thì bà mới thành công làm ứng viên đại diện đảng Dân chủ.

Nước Mỹ giữa cuộc đua vào Nhà Trắng - Kỳ 1: Cuộc bầu cử kỳ lạ - Hình 2

Thủ đô Washington D.C của Mỹ với không khí yên bình vốn có. ẢNH: N.M.T

Chính vì thế, bà Harris tuy là người phụ nữ thứ 2 đại diện 1 trong 2 đảng lớn nhất của Mỹ để tranh cử tổng thống, nhưng lại "một phát ăn ngay" khi là người phụ nữ đầu tiên thành công ngay trong lần đầu cạnh tranh để đại diện cho đảng của mình. Hơn thế nữa, bà trở thành nữ ứng viên da màu đầu tiên (có mẹ là người Ấn Độ) tranh cử tổng thống Mỹ.

Không những vậy, trước khi chính thức tranh cử, bà Harris cũng là người phụ nữ có vị trí chính trị cao nhất trong lịch sử nước Mỹ khi giữ chức Phó tổng thống Mỹ. Bà chính là nữ Phó tổng thống Mỹ đầu tiên. Trước đó, bà là nữ thượng nghị sĩ thứ 2 mang dòng má.u châu Phi và là nữ thượng nghị sĩ đầu tiên có dòng má.u Nam Á. Thành tích của ứng viên Harris còn được ghi nhận khi là nữ biện lý đầu tiên của quận San Francisco (bang California), rồi nữ tổng chưởng lý đầu tiên của bang California.

Nếu thắng cử lần này, bà Kamala Harris sẽ trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.

Và vị ứng viên hiếm có

Về phía đối nghịch với bà Harris, ông Donald Trump cũng trở thành ứng viên tổng thống Mỹ có nhiều đặc điểm hiếm có. Trong lịch sử nước Mỹ thì ông Trump là cựu tổng thống thứ 3 chạy đua để quay lại làm chủ nhân Nhà Trắng.

Trong lịch sử nước Mỹ, ông Grover Cleveland (1837 - 1908, đảng Dân chủ) từng thắng cử tổng thống Mỹ tại kỳ bầu cử năm 1884 nhưng lại thất bại khi tái cử vào năm 1888. Để rồi sau đó 4 năm, ông tranh cử trở lại và chiến thắng để bắt đầu nhiệm kỳ 1893 - 1897. Vì thế, ông Cleveland cũng là người đầu tiên làm tổng thống Mỹ ở 2 nhiệm kỳ không liên tục.

Một cựu tổng thống Mỹ khác từng tái tranh cử là ông Theodore Roosevelt. Vốn là cấp phó cho Tổng thống William McKinley trong nhiệm kỳ thứ 2 (1901 - 1905), ông Theodore Roosevelt trở thành chủ nhân Nhà Trắng khi ông McKinley qua đời sau vụ á.m sá.t xảy ra vào tháng 9.1901 ngay trong đầu nhiệm kỳ.

Đến cuộc bầu cử năm 1904, ông Theodore Roosevelt chiến thắng nên tiếp tục làm chủ nhân Nhà Trắng đồng thời tuyên bố sẽ không ứng cử nhiệm kỳ thứ 3 - điều mà hiến pháp Mỹ thời điểm đó vẫn cho phép. Việc giới hạn số nhiệm kỳ làm tổng thống Mỹ được quy định trong Tu chính án 22 của hiến pháp nước này được thông qua vào năm 1951 với nội dung: 1 người không được làm tổng thống quá 10 năm liên tục và cũng không được bầu trở thành tổng thống quá 2 lần.

Trong cuộc bầu cử 1908, Tổng thống Theodore Roosevelt ủng hộ ông William Howard Taft cùng đảng Cộng hòa để chạy đua vào Nhà Trắng. Ông Taft đã thắng cử nhưng nhanh chóng bất hòa với cựu Tổng thống Theodore Roosevelt. Mối bất hòa ngày càng sâu sắc và chỉ trích kịch liệt nhằm vào đối phương nên vào năm 1912, cựu Tổng thống Theodore Roosevelt quay lại ứng cử tổng thống Mỹ, đại diện cho đảng Tiến bộ sau khi không thể giành quyền đại diện đảng Cộng hòa. Trong cuộc bầu cử năm 1912, ứng viên Woodrow Wilson của đảng Dân chủ đã chiến thắng, nhưng ông Roosevelt "về nhì" khi vẫn giành số phiếu bầu nhiều hơn đáng kể so với ông Taft.

Vì thế, trong cuộc bầu cử năm 2024 này, nếu ông Donald Trump chiến thắng thì sẽ trở thành cựu tổng thống Mỹ thứ 2, đồng thời là cựu tổng thống Mỹ đầu tiên thuộc đảng Cộng hòa, quay trở lại làm chủ nhân Nhà Trắng. Tuy nhiên, khi đó, ông Trump cũng mang một số đặc điểm "đầu tiên" không mấy tích cực. Đó là: tổng thống bị luận tội đầu tiên được bầu trở lại, người tội phạm bị kết án đầu tiên được bầu làm tổng thống Mỹ.

Quy định chọn ngày bầu cử của Mỹ

Theo quy định của Mỹ, ngày bầu cử tổng thống Mỹ và nghị sĩ liên bang diễn ra vào "thứ ba kế sau thứ hai đầu tiên của tháng 11", tức sẽ diễn ra trong giai đoạn từ ngày 2 - 8.11 trong năm bầu cử. Trước hết, quy định này nhằm né ngày bầu cử không rơi vào ngày 1.11 vốn là lễ Các Thánh.

Ngược dòng lịch sử, vào năm 1792, luật liên bang cho phép mỗi cơ quan lập pháp tiểu bang bỏ phiếu chọn tổng thống bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian 34 ngày trước thứ tư đầu tiên của tháng 12. Việc bầu cử diễn ra vào tháng 11 được cho là thuận tiện vì đã thu hoạch vụ mùa xong và thời tiết chưa chuyển sang giai đoạn khắc nghiệt nhất của mùa đông vốn có thể cản trở việc đi lại. Và kết quả bầu cử mới cũng sẽ gần như phù hợp với một năm mới.

Ngày bầu cử được chọn diễn ra vào thứ ba vì thời gian Mỹ mới thành lập, việc đến điểm bỏ phiếu có thể cách khá xa, có thể mất gần 1 ngày đi đường. Trong khi đó, người dân đi lễ nhà thờ vào chủ nhật, còn thứ tư trong tuần lại là ngày mà nông dân họp chợ để bán nông sản. Vì thế, ngày bầu cử được chọn diễn ra vào thứ ba, để người dân có thể đi từ thứ hai để đến điểm bỏ phiếu xong thì quay về.

Hơn nửa thế kỷ sau, do sự phát triển của điện báo Morse, dẫn đến việc nếu việc bầu cử không diễn ra cùng ngày giữa các bang thì kết quả bầu cử của bang tổ chức trước ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu của bang tổ chức sau. Vì thế, từ năm 1845, Quốc hội Mỹ thống nhất các bang sẽ tổ chức bỏ phiếu cùng ngày và chọn "thứ ba kế sau thứ hai đầu tiên" trong tháng 11.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Giải mã trận lũ kinh hoàng tại Tây Ban Nha
17:00:11 31/10/2024
Giúp việc vứt cái đệm chứa 1,3 tỷ đồng ra bãi rác, chủ nhà suýt bị đau tim
22:12:36 01/11/2024
Bão Kong-rey: Đài Loan hoang mang trước lốc xoáy, sóng cao 10 m
20:13:01 31/10/2024
Triều Tiên cảnh báo đáp trả hạt nhân trước nguy cơ bùng nổ xung đột
23:08:27 01/11/2024
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia
05:28:16 02/11/2024
Elon Musk dùng tiề.n giúp ông Trump theo cách "thông minh" như thế nào?
22:10:08 01/11/2024
Siêu bão tấ.n côn.g Đài Loan
12:45:35 01/11/2024
Nhiều mỹ phẩm chứa hóa chất nguy hiểm đang lưu hành tại châu Âu
14:08:33 31/10/2024

Tin đang nóng

Sao nam bị mắc HIV bất ngờ đăng tâm thư gây chấn động
06:17:30 02/11/2024
Kế hoạch 'lăng xê' con gái 13 tuổ.i của vợ chồng Victoria Beckham
06:05:35 02/11/2024
Mẹ chồng tới ở lì cả tuần để ép tôi cho em chồng 1 tỷ mua nhà, khi tôi mang tiề.n đến, biểu hiện của em dâu khiến tôi sửng sốt
08:31:23 02/11/2024
Vợ chỉ ở nhà ôm con và lướt điện thoại, vậy mà trước ngày ra tòa, tôi phát hiện cô ấy có 2 ngôi nhà cho thuê
08:21:51 02/11/2024
Nóng: Nữ thần đẹp nhất Kpop lao đao vì chồng dính vào phốt lừ.a đả.o của bạn trai Park Min Young, ă.n chặ.n hàng chục tỷ
06:33:55 02/11/2024
Sao Việt 2/11: Jennifer Phạm khoe ảnh hồi đăng quang, Puka báo tin sắp làm mẹ
06:38:30 02/11/2024
Đừng co.i thườn.g thức uống dễ làm này, phụ nữ uống trong 1 tuần sẽ thấy da đẹp mịn màng, bổ lá lách, dưỡng dạ dày và tăng cường miễn dịch
06:08:11 02/11/2024
Đến nhà chị họ chơi, thấy anh chị thu nhập 50 triệu/tháng mà phải xin khất học phí của con, tôi vội về quê ngay lập tức
09:05:25 02/11/2024

Tin mới nhất

Lợi suất trái phiếu Eurozone hướng đến mức tăng mạnh nhất trong 6 tháng

10:30:21 02/11/2024
Báo cáo việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ trong tháng 10/2024 có thể là yếu tố chính thúc đẩy lợi suất trái phiếu, khi các nhà đầu tư đán.h giá mức độ cần thiết của việc giảm lãi suất tại Mỹ trong các tháng tới.

Số người chế.t vì lũ quét Tây Ban Nha tăng cao

10:29:38 02/11/2024
Lượng mưa tương đương cả năm đã trút xuống các vùng đông nam của Tây Ban Nha chỉ trong vòng 8 giờ vào tối 29.10, khiến nước sông tràn bờ và lũ quét cuốn trôi nhà cửa, cầu, đường và người.

Indonesia cấm bán điện thoại thông minh của Google

10:25:43 02/11/2024
Theo ông Febri, người tiêu dùng có thể mua điện thoại Google Pixel ở nước ngoài, miễn là trả đủ thuế. Tuy nhiên, ông cho biết thêm rằng Indonesia sẽ xem xét hủy kích hoạt những điện thoại được bán bất hợp pháp.

Căng thẳng mới xoay quanh Triều Tiên

10:23:07 02/11/2024
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 1.11 đưa tin CHDCND Triều Tiên phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa mới mang tên Hwasong-19 vào một ngày trước đó.

Nguy cơ căng thẳng Trung Đông sắp leo thang

10:17:52 02/11/2024
Quân đội Israel sáng qua đã thực hiện ít nhất 10 đợt tấ.n côn.g vào ngoại ô thủ đô Beirut của Li Băng. Israel nói vụ tấ.n côn.g đã nhằm vào tài sản và hạ tầng của lực lượng Hezbollah, Hãng AFP đưa tin.

Số người chế.t vì lũ quét tăng lên 205, Tây Ban Nha mở nhà xác tạm

10:11:53 02/11/2024
Khoảng 500 binh sĩ đã được triển khai thêm để tìm kiếm người mất tích và hỗ trợ người sống sót sau đợt thiên tai, bên cạnh 1.200 người đã được điều động trước đó.

Mỹ đưa máy bay né.m bo.m B-52, tàu chiến tới Trung Đông

09:06:58 02/11/2024
Mỹ sẽ triển khai máy bay, tàu chiến tới Trung Đông khi nhóm tác chiến tàu sân bay Abraham Lincoln chuẩn bị rời khỏi khu vực này.

Đảng Dân chủ chuẩn bị cho kịch bản ông Trump tuyên bố thắng cử sớm

08:58:02 02/11/2024
Đảng Dân chủ Mỹ sẵn sàng hành động nhanh chóng nếu ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump tuyên bố thắng cử sớm.

Iran cảnh báo kịch bản chế tạo và sử dụng vũ khí hạt nhân

08:50:38 02/11/2024
Quan chức cấp cao Iran nói về lệnh cấm sử dụng vũ khí hạt nhân ở quốc gia Trung Đông và cảnh báo Tehran có thể thay đổi điều này.

Nga sẽ không đóng băng xung đột với Ukraine

08:28:06 02/11/2024
Nga sẽ không ký bất cứ thỏa thuận nào chỉ đóng băng mà không chấm dứt xung đột Ukraine, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc khẳng định.

Nga: Ukraine giằng co khốc liệt giành trận địa Kursk, mất hơn 28.000 quân

08:01:34 02/11/2024
Máy bay chiến thuật và pháo binh Nga đã tấ.n côn.g các khu tập trung quân nhân và trang thiết bị của 13 lữ đoàn Ukraine ở Kursk, đồng thời tấ.n côn.g các khu vực tập trung và lực lượng dự bị của Ukraine tại Sumy.

Ông Zelensky chỉ trích đồng minh "yếu ớt" với tin lính Triều Tiên đến Nga

07:48:53 02/11/2024
Tổng thống Ukraine đã chỉ trích điều mà ông gọi là phản ứng bằng không của các đồng minh trước việc Triều Tiên cử binh sĩ đến Nga.

Có thể bạn quan tâm

Chưa từng có trong showbiz: Nam diễn viên hạng A làm sập MXH lớn nhất nước vì 1 câu nói yêu bạn diễn

Sao châu á

10:35:43 02/11/2024
Lộc Hàm không ngại mất fan để công khai yêu Quan Hiểu Đồng. Sự kiện tình ái của cặp đôi khiến truyền thông Trung Quốc náo loạn, MXH tê liệt vào thời điểm đó

Vợ nằng nặc đòi l.y hô.n dù mới cưới 2 tháng, tôi đồng ý rồi sau đó chế.t sững trước sự thật đớ.n đa.u cô ấy giấu kín

Góc tâm tình

10:33:10 02/11/2024
Sau đó tôi nhận hết lỗi về mình khi bị gia đình dồn ép hỏi lý do vì sao l.y hô.n. Tôi đành nói rằng mình vô sinh, dù rằng đây là sự thật.

Một loại củ được mệnh danh là "nhân sâm" nhưng sống dưới bùn: Chuẩn bị hết mùa, phải tranh thủ ăn kẻo hết

Ẩm thực

10:32:05 02/11/2024
Để không bị bỏ lỡ loại củ đại bổ này, bạn có thể tham khảo một số công thức sau đây để thêm vào bữa ăn của gia đình.

Genshin Impact bất ngờ bị game thủ chỉ trích mạnh mẽ: "Không thể lên top 1 vì NPH quá keo kiệt"

Mọt game

10:30:18 02/11/2024
Kể từ khi ra mắt, Genshin Impact đã và vẫn đang là một trong những tựa game có lượng fan đông đảo nhất ở thời điểm hiện tại. Thậm chí, với việc Free to Play, Genshin Impact còn được nhiều người ủng hộ hơn cả bom tấn Elden Ring

Cosplay One Punch Man, game thủ Elden Ring gâ.y số.c khi hạ gục mọi boss chỉ với một đòn

Cosplay

10:15:24 02/11/2024
Dù đã ra mắt tận 3 tháng, thế nhưng tới thời điểm hiện tại, rất nhiều người vẫn phải thừa nhận rằng Elden Ring là một tựa game khá khó.

Nữ diễn viên VTV tuổ.i U40 khiến hơn 100 nghìn người choáng trước màn kho.e bod.y căng đét và style đẹp đỉnh

Phong cách sao

10:07:08 02/11/2024
Diễn viên Diễm Hương vừa sinh con thứ 2 cách đây không lâu, nhưng vóc dáng và nhan sắc của cô vẫn vô cùng hút mắt.

Đầm lầy đáng sợ hút du khách bởi những câu chuyện thần bí

Du lịch

09:54:22 02/11/2024
Đầm lầy Manchac Swamp, tọa lạc tại bang Louisiana, miền đông nam nước Mỹ, là một khu vực tự nhiên quan trọng. Nơi đây trải dài dọc theo hai hồ lớn là Maurepas và Pontchartrain, tạo thành một hệ sinh thái phong phú.

Ăn lạc giúp giảm cân hay tăng cân?

Sức khỏe

09:52:22 02/11/2024
Lạc chứa đầy đủ chất xơ, protein và chất béo lành mạnh, có thể hỗ trợ kiểm soát cân nặng bằng cách giúp bạn no lâu hơn. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng ăn lạc cũng khiến bạn tăng cân.

Vinicius từ chối ở lại Real và nghĩa cử đẹp của đội bóng lớn Tây Ban Nha

Sao thể thao

09:50:04 02/11/2024
Nhiều CLB hàng đầu đang theo dõi sát sao Vinicius của Real Madrid, khi tương lai của ngôi sao người Brazil vẫn còn nhiều ẩn số, trong lúc đội bóng lớn Tây Ban Nha quyên góp 1 triệu euro giúp đỡ những người bị ảnh hưởngcủa cơn bão DANA.

Truy vết cơ sở thẩm mỹ sai phạm từ đầu mối "cô lao công gom rác"

Tin nổi bật

09:48:13 02/11/2024
Trưởng phòng Y tế quận 1 (TPHCM) cho biết, địa phương đã hiện thực hóa ý tưởng về việc phát hiện các cơ sở khám chữa bệnh trái phép, từ đầu mối cô lao công gom rác .

Vụ cô dâu "quỵt" tiề.n phù dâu, chỉ trả đủ phí với 1 điều kiện gây phẫn nộ

Netizen

09:46:30 02/11/2024
Chủ đề Cô dâu từ chối trả 600 nhân dân tệ cho phù dâu đang lọt top hot search ở Trung Quốc, thu về hàng triệu lượt truy cập, bàn tán rôm rả. Hầu hết netizen đều bày tỏ sự bất bình, phẫn nộ trước thái độ của cô dâu.