Nước Mỹ đối mặt với nguy cơ vỡ nợ
Hạ viện Mỹ hôm qua không đạt được thỏa thuận về vấn đề nâng trần nợ công khi hạn chót đã cận kề, khiến nền kinh tế số một thế giới phải đứng bên bờ vực vỡ nợ.
Tổng thống Obama thảo luận với lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện về việc nâng trần nợ công hôm 15/10. Ảnh: AFP
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa chiếm đa số tối qua đột ngột hủy kế hoạch đệ trình đề xuất sửa đổi ngân sách, buộc các thành viên Thượng viện phải nối lại đàm phán với hy vọng đạt được một thỏa thuận mới trước ngày 17/10.
Với quyết định trên của Hạ viện, cuộc đàm phán giữa ông Harry Reid, lãnh đạo phe đa số của đảng Dân chủ tại Thượng viện và lãnh đạo phe thiểu số của đảng Cộng hòa, ông Mitch McConnell, trở thành tâm điểm chú ý.
Mặc dù Thượng viện tỏ ra lạc quan về cuộc đàm phán sắp tới, nhưng thời gian còn lại cho cả hai đảng là không nhiều, trong khi bất đồng vẫn còn tồn tại. Chính phủ Mỹ vẫn phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ rất cao.
Mục tiêu của đảng Dân chủ chiếm đa số trong Thượng viện là đưa ra một giải pháp nâng trần nợ công ngắn hạn, mà không kèm theo những điều kiện về chính sách. Nhưng một đề nghị như vậy chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối của đảng Cộng hòa.
Video đang HOT
Trước đó, khi Thượng viện khởi thảo một dự luật nhằm giải quyết bế tắc ngân sách, Hạ viện đã tỏ thái độ phản đối và tuyên bố muốn vấn đề nâng trần nợ công đi theo khuôn khổ của riêng họ.
Mục tiêu của Hạ viện là nâng trần nợ công và tái mở cửa chính phủ liên bang, nhưng có kèm theo những điều kiện về chính sách đối với chương trình Obamacare. Tuy nhiên, Tổng thống Obama trước đó tuyên bố rằng ông không chấp nhận các thỏa thuận với những điều kiện chính sách đi kèm.
Trong khi đó, phe bảo thủ chỉ trích Hạ viện không có hành động để hạn chế chương trình Obamacare. Với sự phân hóa nội bộ như vậy, cuộc họp của Ủy ban Điều lệ Hạ viện đã bị hoãn lại, như một tín hiệu cho thấy các lãnh đạo đảng Cộng hòa chưa có được đủ số phiếu cần thiết.
Nếu như một dự luật khẩn cấp không được thông qua vào trước hôm 17/10, Bộ Tài chính Mỹ sẽ chỉ còn khoảng 30 tỷ USD, trong khi các khoản phải chi là gấp đôi. Chính phủ Mỹ sẽ chính thức hết sạch tiền vào khoảng 22/10 – 1/11, theo ước tính của Văn phòng Ngân sách Hạ viện và Trung tâm chính sách lưỡng đảng.
Theo Xahoi
Nước Mỹ có nguy cơ vỡ nợ
Nếu quốc hội Mỹ không nâng trân vay nơ trươc ngay 17/10, Washington se con khoảng 30 tỉ USD tiên măt.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch hạ viện John Boehner chưa tìm được tiếng nói chung về vấn đề ngân sách, trần nợ công
Một bộ phận chính phủ liên bang Mỹ bị đóng cửa do thiếu kinh phí đã bước sang tuần thứ hai nhưng không có một cuộc họp lưỡng đảng nào được hoạch định để giải quyết vấn đề này. Hơn nữa, quốc hội và Nhà Trắng vẫn bảo lưu quan điểm của mình, quyết không chịu nhượng bộ.
Hy vọng nâng trần nợ
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Washington đã chuyển từ kế hoạch chi tiêu ngân sách sang trần nợ quốc gia - lĩnh vực các chuyên gia cảnh báo không chỉ tiềm ẩn nhiều nguy cơ hơn đối với nền kinh tế Mỹ mà còn tác động tới kinh tế toàn cầu. Các nhà lãnh đạo Dân chủ tại thượng viện hy vọng sẽ bỏ phiếu trong tuần này về việc nâng mức giới hạn nợ mà không có bất kỳ điều kiện ràng buộc nào.
Theo báo The New York Times, cuộc bỏ phiếu đầu tiên của thượng viện về việc nâng mức giới hạn vay nợ hợp pháp của chính phủ Mỹ có thể diễn ra vào ngày 11/10 tới. Biện pháp này sẽ nâng trần nợ lên một mức đủ lớn để chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2014.
Thế nhưng, theo hãng tin UPI, cuộc bỏ phiếu tại thượng viện có thể bị trì hoãn do phe Cộng hòa cản trở và cuộc bỏ phiếu cuối cùng sẽ diễn ra ngày 15/10, 2 ngày trước thời hạn chót Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố về trần nợ. Ít nhất 2 thượng nghị sĩ Dân chủ - Joe Manchin, bang West Virginia và Mark Pryor, bang Arkansas - khẳng định họ sẽ không tán thành việc nâng trần nợ mà không kèm theo dự luật giảm thâm hụt ngân sách. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tại thượng viện tin tưởng rằng biện pháp nêu trên sẽ được thông qua tại thượng viện.
Nguy cơ cạn túi
Trong khi đó, Hạ viện Mỹ dự định trong tuần này sẽ thông qua các dự luật nhằm vào vấn đề chi tiêu với nỗ lực mở cửa lại các bộ phận chính phủ đã bị đóng cửa. Các dự luật này đã bị các thượng nghị sĩ Dân chủ và Tổng thống Barack Obama phản đối. Với tỉ lệ 235-162, Hạ viện Mỹ ngày 7/10 đã thông qua dự luật chi tiêu thứ 8 để cấp kinh phí cho Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đến ngày 15/12. Đáng chú ý là có 20 hạ nghị sĩ Dân chủ ủng hộ và 1 hạ nghị sĩ Cộng hòa phản đối.
Chủ tịch hạ viện John Boehner (thuộc Đảng Cộng hòa) tuyên bố ông muốn đạt được một thỏa thuận quy mô lớn về tài khóa để giải quyết cả ngân sách liên bang lẫn mức giới hạn nợ 16.700 tỉ USD. Trong tình hình đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Jack Lew cảnh báo về những hậu quả thảm khốc của tình trạng nước Mỹ bị vỡ nợ vì không co tiên chi tiêu nếu đến ngày trần nợ quốc gia tới hạn (17/10) mà quốc hội không cho phép nâng thêm. Theo đài BBC, ông Lew nhấn mạnh nêu như ha viên không nâng trân vay nơ trươc ngay 17/10 thi Washington se con khoảng 30 tỉ USD tiên măt, chi đu chi tiêu trong nưa ngay.
Trong khi đó, Thư trương Bộ Tai chinh Trung Quôc, ông Chu Quang Diêu, khuyên cao My phai thực hiện cac bươc đi kiên quyêt va đang tin cây nhăm tranh tinh trang vơ nơ cũng như trai phiêu mât trăng gia tri.
Phản đối nhiều hơn ủng hộ
Theo cuộc thăm dò mới đây của báo Washington Post và đài ABC News, tỉ lệ phản đối các nghị sĩ Cộng hòa trong việc xử lý vấn đề đóng cửa chính phủ đã tăng từ 63% vào cuối tháng 9 lên mức 70% hiện nay, trong đó có 51% phản đối mạnh mẽ. Đồng thời, 51% không ủng hộ Tổng thống Obama, trong đó 39% phản đối mạnh mẽ, trong khi khoảng 45% tán thành việc xử trí của ông Obama về vấn đề ngân sách. Ngoài ra, 61% người Mỹ phản đối các nghị sĩ Dân chủ, trong đó 45% phản đối mạnh mẽ.
Theo Xahoi
Mỹ: Đảng Cộng hòa đã "tự bắn vào chân mình" Việc ép chính phủ đóng cửa là một bước đi sai lầm của đảng Cộng hòa, chẳng khác nào hành động "tự bắn vào chân mình". Cuối tháng 9/2013, khi năm tài khóa sắp kết thúc, ngay trước thời gian nước Mỹ chạm trần nợ công, các cuộc thăm dò dư luận đều cho thấy đa số người Mỹ không ủng hộ đạo...