Nước Mê Kông thấp đáng quan ngại vì thủy điện Trung Quốc
Giữ nước tại các thủy điện thượng nguồn, Trung Quốc không chia sẻ dữ liệu thủy văn khiến hạ nguồn lao đao vì nước sông Mê Kông thấp kỷ lục.
Reuters dẫn thông cáo của ủy ban liên chính phủ sông Mê Kông (MRC) hôm 12/2 cho biết, đoạn sông Mê Kông chảy dọc theo biên giới Thái Lan – Lào đang chuyển màu xanh thay vì màu nâu đỏ phù sa vốn có. Đây là dấu hiệu cho thấy nước xuống thấp và ít phù sa.
Đoạn sông Mê Kông trên biên giới Lào – Thái Lan nhìn từ hướng Thái Lan. Ảnh: Reuters
Ủy ban này cho hay tình trạng trên một phần là do Trung Quốc khống chế lượng nước chảy khỏi đập Cảnh Hồng ở tỉnh Vân Nam.
Giám đốc Winai Wongpimool của Bộ phận Hỗ trợ Kỹ thuật Ban Thư ký MRC cho hay: “Đã xảy ra tình trạng nước dâng lên và hạ thấp đột ngột ở đoạn dưới đập Cảnh Hồng và kéo dài đến Vientiane (Lào).”
Tình trạng biến động như thế ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển của cá, nông nghiệp và giao thông của gần 70 triệu con người ở khu vực hạ nguồn sông Mê Kông, đe dọa sinh kế và an ninh lương thực.
Quan chức MRC tiếp tục kêu gọi Trung Quốc và các nước ở hạ vùng chia sẻ kế hoạch xả nước cũng như các biện pháp khác cho quản lý rủi ro một cách hiệu quả nhất.
MRC cho hay có thể hy vọng khôi phục tình trạng con sông như bình thường nếu Trung Quốc xả hồ chứa nước của các con đập ở thượng nguồn.
Video đang HOT
Không chỉ ghi nhận tình trạng nước sông trên một đoạn của Mê Kông mà công cụ Theo dõi đập trên sông Mê Kông (MDM) do Mỹ tài trợ cũng xác nhận đã xảy ra tình trạng dao động hằng ngày về khối lượng nước xả từ đập Cảnh Hồng trong tháng 2.
Trung Quốc hồi năm ngoái cam kết chia sẻ dữ liệu về các con đập với các nước thành viên MRC, bao gồm Lào, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Tuy nhiên, vào đầu tháng 1, Bắc Kinh giữ yên lặng về việc giữ nước ở hồ chứa của đập thủy điện Cảnh Hồng, cho đến khi MDM có thông báo.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của việc nguồn nước sông Mê Kông bị giảm đi đáng kể do việc trữ nước ở các thủy điện trên thượng nguồn tại Trung Quốc. Hạn trên sông và xâm nhập mặn đã khiến tình hình tại ĐBSCL thêm khốc liệt.
Số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng trực tiếp đến 10/13 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hạn Đối với vụ đông xuân 2019 – 2020, diện tích lúa bị ảnh hưởng khoảng 41.900 ha/1.541.000 ha tổng diện tích gieo trồng toàn vùng (chiếm tỷ lệ 2,7%).
Riêng diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng do khô hạn, xâm nhập mặn khoảng 6.650 ha. Trong đó, thiệt hại mất trắng khoảng 355 ha. Ngoài ra, hạn, mặn còn khiến khoảng 96.000 hộ gia đình bị thiếu nước sinh hoạt, các con kênh khô cạn khiến nền đất ven bờ bị ảnh hưởng gây ra hiện tượng sụt lún nghiêm trọng.
Tổng cục Phòng, Chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) dự báo, mùa khô 2020-2021, xâm nhập mặn gay gắt nhất có thể xảy ra ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ ngày 9-15/2, trùng với dịp Tết Nguyên đán, có thể dẫn đến thiếu nước ngọt.
Dự báo năm 2021 hạn hán và xâm nhập mặn có thể xảy ra gay gắt.
Ông Vũ Đức Long – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hiện dòng chảy thượng nguồn về ĐBSCL suy giảm, xâm nhập mặn ở ĐBSCL có xu thế gia tăng trong tháng 2/2021.
Mực nước các sông ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận có thể thấp hơn cùng kỳ năm trước 20-50%. Nguy cơ thiếu nước và hạn hán có khả năng xảy ra ở các tỉnh Nghệ An, Ninh Thuận, Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên từ tháng 3 đến tháng 4, sau đó lan ra các tỉnh miền Trung khác.
Ủy ban Sông Mê Kông quốc tế cũng cho biết tổng lượng dòng chảy trong tháng 2 từ thượng nguồn sông Mê Kông ở Campuchia đến vùng đồng bằng sẽ ít hơn từ 5-15% lượng trung bình và từ tháng 3 đến tháng 5, dòng chảy sẽ đạt lượng trung bình.
Trung Quốc ngăn dòng Mekong từ 31-12, tới ngày 5-1-2021 mới thông báo?
Ủy hội sông Mekong (MRC) và chính quyền Thái Lan hôm nay 6-1 cho biết Trung Quốc đã thông báo về việc ngăn dòng chảy tại đập Cảnh Hồng ở thượng nguồn sông Mekong trong 20 ngày, từ 5 đến 24-1.
Đập Cảnh Hồng (ảnh) chỉ là một trong số ít nhất 11 đập thủy điện Trung Quốc xây dựng trên khu vực thượng nguồn sông Mekong - Ảnh: JAPAN TIMES
Theo Hãng tin Reuters, MRC và Thái Lan cho biết việc thông báo với các nước ở hạ lưu sông Mekong về việc ngăn dòng giữ nước này là một phần của thỏa thuận mới chia sẻ dữ liệu giữa các nước.
Đáng chú ý, Ủy hội sông Mekong và Thái Lan xác nhận thông báo của phía Trung Quốc được đưa ra đúng một ngày sau cảnh báo của hệ thống giám sát Mekong Dam Monitor. Hệ thống giám sát này cho biết Trung Quốc đã không thông báo với các nước ở hạ lưu về việc mực nước sông Mekong sẽ bị giảm bớt từ ngày 31-12-2020.
Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ dữ liệu nước với MRC, một tổ chức tư vấn cho các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam về các vấn đề liên quan sông Mekong.
Hơn 60 triệu người dân tại những nước này phụ thuộc vào sông Mekong trong hoạt động đánh bắt và trồng trọt.
Trung tâm Điều phối nước quốc gia Thái Lan hôm nay 6-1 cho biết ngày 5-1, Trung Quốc đã thông báo với Thái Lan về việc đập thủy điện Cảnh Hồng sẽ giảm tỉ lệ xả nước từ 1.904m 3 /s xuống còn 1.000m 3 /s, tương đương mức giảm khoảng 47%, trong thời gian từ ngày 5 đến 24-1.
Phía Trung Quốc nói việc này để phục vụ cho "công tác bảo trì các đường dây truyền tải" trong hệ thống lưới điện của họ.
MRC cũng nói họ đã nhận được thông báo từ chính quyền Trung Quốc cùng ngày 5-1 mặc dù đã phát hiện mực nước giảm lần đầu từ ngày 31-12.
Theo MRC, mực nước sông Mekong chắc chắn sẽ còn giảm khoảng 1,2m và hoạt động đi lại trên sông cũng như đánh bắt thủy sản sẽ bị ảnh hưởng.
MRC cho biết thông báo của Trung Quốc khẳng định dòng chảy "sẽ dần dần được khôi phục mức hoạt động bình thường vào ngày 25-1", tuy nhiên không nói cụ thể lưu lượng là như thế nào.
Trang Facebook của dự án Mekong Dam Monitor ngày 5-1 cho biết Trung Quốc đã không thông báo với các nước láng giềng vào thời điểm đập Cảnh Hồng bắt đầu ngăn dòng ngày 31-12.
Cũng theo Mekong Dam Monitor, việc ngăn dòng này đã "làm mực nước sông giảm đột ngột 1m phía hạ lưu, có thể ảnh hưởng tới trữ lượng cá".
Mekong Dam Monitor là một nền tảng trực tuyến mã nguồn mở do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ một phần cùng các nguồn tài trợ bổ sung khác và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12-2020.
Hệ thống giám sát này sử dụng các vệ tinh để theo dõi mực nước tại 11 đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong của Trung Quốc và các đập thủy điện của những nước khác.
Theo Reuters, chính quyền Trung Quốc hiện thời chưa phản hồi về sự việc. Tuy nhiên, trước nay Bắc Kinh vẫn luôn bác bỏ những quan điểm cho rằng các đập thủy điện của họ ở thượng nguồn Mekong gây hại cho các nước ở hạ lưu.
Trung Quốc nói đập thủy điện giúp giảm khô hạn, cộng đồng khoa học phản đối dữ dội Trong nghiên cứu công bố tháng 7-2020, Trung Quốc kết luận dập thủy điện Trung Quốc không gây khô hạn cho các quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong. Ngay lập tức, cộng đồng khoa học lên tiếng phản bác. Sông Mekong ở biên giới Thái Lan - Lào - Ảnh: International River Nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Thanh Hoa và...