Nước máy nhiễm phèn
Nhiều người dân sống ở khu dân cư tại ấp Phước Trung, xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành (Kiên Giang) phản ảnh: “ Nước máy từ trạm cấp nước của khu dân cư bị nhiễm phèn nặng, không dùng được nhưng đơn vị quản lý trạm cấp nước không khắc phục. Tại khu dân cư không cho người dân khoan “cây nước” nhưng có trường hợp là trưởng công an ấp lại khoan được”.
Nước từ trạm cấp nước nhiễm phèn – Ảnh: T.Thái
Theo ông Đào Văn Châu – chủ tịch UBND xã Mong Thọ B, trạm cấp nước trên do Công ty Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Kiên Giang bàn giao cho xã quản lý. Nước nhiễm phèn là do hệ thống lọc và bể lắng của trạm cấp nước bị hư. Xã đã đề nghị UBND huyện Châu Thành cấp vốn để sửa chữa các thiết bị này.
Còn việc trưởng công an ấp khoan “cây nước” trong khu dân cư, ông Châu cho biết đã kiểm điểm trường hợp này và đình chỉ không cho sử dụng.
Video đang HOT
Theo Tuổi Trẻ
Làng công nhân quanh năm dùng nước bẩn
Suốt cả năm qua, hàng chục gia đình công nhân ở khu lán trại tạm, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) phải sống khốn khổ vì sử dụng nguồn nước sinh hoạt hàng ngày vàng đục, cáu bẩn.
Sau mỗi ngày làm việc mệt nhoài ở công trường, người lao động về khu nhà ở còn gọi là "Làng công nhân" này, phải hì hục gạn lọc nước màu vàng đục để nấu ăn. Muốn tắm giặt, họ phải đi xa cách nhà trọ gần 2 km đến hồ chứa nước tưới tiêu của xã.
Anh Trần Nguyễn Ngọc Tuân, công nhân nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất than thở: "Cả ngày lao động trên công trường đã bở hơi tai, về đến khu nhà trọ phải tìm cách gạn lọc nước đục để nấu ăn, nước uống. Một số người có vợ bầu và con nhỏ càng vất vả hơn khi phải đi xa để xin nước uống".
Nước máy vẩn đục nhuốm màu vàng ố ở khu lán trại tạm. Ảnh: Trí Tín.
Lo cho sức khỏe cả nhà, nhiều công nhân góp tiền mua bình lọc nước về lọc nước bẩn để sử dụng, thế nhưng chỉ sau khoảng hơn một tuần là bình nhuốm màu vàng gạch. Công nhân Huỳnh Văn Hậu lo ngại: "Chỉ có thể lọc cáu cặn, chứ làm sao biết nước có đảm bảo an toàn cho sức khỏe hay không?".
Ở khu lán này có khoảng hơn 100 công nhân đang làm việc ở công trường nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol và Công ty xây lắp dầu khí miền Trung. Nhiều công nhân bức xúc nói rằng hàng tháng họ phải trả tiền trung bình mỗi m3 nước khoảng 4.500 đồng, thế nhưng thường xuyên sử dụng nước máy vàng đục. Nhiều lần công nhân viết đơn kiến nghị nhà máy có giải pháp khắc phục, thế nhưng tình trạng nước máy bẩn không thay đổi.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Hoàng Nguyễn Linh Châu, Giám đốc Công ty CP Vinaconex Dung Quất - đơn vị cung cấp nước cho làng công nhân này thừa nhận: "Nước máy bị vẩn đục có từ những năm 2003-2004, mặc dù chúng tôi liên tục xúc xả đường ống thế nhưng tình trạng này vẫn luôn tái diễn".
Bình lọc nước cũng thấm màu vàng bẩn. Ảnh: Trí Tín.
Theo ông Châu, nguyên nhân là vào năm 2003, lúc thi công cao điểm nhà máy lọc dầu Dung Quất, các nhà thầu đã đầu tư đường ống có đường kính lớn nhưng kém chất lượng nên bị oxy hóa. Mặt khác, do "Làng công nhân" ở gần đầu nguồn áp cao, lưu lượng lớn nhưng sử dụng mỗi ngày đêm chỉ khoảng vài chục m3 nước gây nước ứ đọng trong đường ống nên ngả màu vàng đục.
"Chứ chất lượng nước của nhà máy chúng tôi thì luôn đảm bảo chất lượng, chỉ tiêu an toàn vệ sinh theo quy định", ông Châu phân trần.
Theo ông Châu, để xử lý dứt điểm tình trạng này, giải pháp tối ưu nhất là thay toàn bộ hệ thống dẫn nước đã xuống cấp bên trong khu vực nhà ở của công nhân. Trước mắt, nhà máy sẽ tiến hành xúc xả thường xuyên đường ống để cung cấp nước sạch cho công nhân sử dụng.
Theo VNExpress
Khách hàng lại "tố" LaVie bán "nước bẩn" Trong bình nước có màu xanh đục, và những mảng váng, đám bọt đóng thành từng cục nổi lên trên mặt nước, hiện trong nhà chị Lan còn có 4 vỏ bình đã sử dụng hết cũng của hãng LaVie. Sáng ngày 10-4, báo PL&XH nhận được thông tin phản ánh của chị Phan Tuyết Lan, trú tại phòng 1009, tòa nhà A2,...