Nước mắt người nuôi cá “quý tộc” trên đỉnh trời Tây Bắc
Được mệnh danh là cá quý tộc hay hoàng đế của đại dương, cá hồi luôn được giới nhà giàu, khách du lịch trong nước và quốc tế săn, mua ăn nhiều. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, giống cá nước lạnh này nuôi tại Sa Pa ( Lào Cai) đang rơi vào thảm cảnh ế ẩm chưa từng có.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, người nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa (Lào Cai) đang điêu đứng vì không tiêu thụ được sản phẩm.
Giá cá đặc sản lao dốc sau “đêm định mệnh”
Những ngày này, người dân nuôi cá nước lạnh ở Sa Pa (Lào Cai) đang dùng đủ mọi cách để tiêu thụ cá, song cũng không được là bao. Hàng tấn cá đến tuổi xuất bán vẫn nằm im dưới các hồ nuôi. Kêu khóc không ai thấu, mọi người đành nuốt nước mắt chờ ngày phá sản.
Mở mắt ra, những thành viên trong gia đình anh Trần Chung Hưng, HTX Chế biến thủy Sản nước lạnh Sa Pa lại cặm cụi đăng tin rao bán cá hồi, cá tầm lên các trang mạng xã hội tìm mối tiêu thụ cá, được con nào hay con nấy để bớt gánh nặng thua lỗ. Tuy vậy, dù đã “cày ngày, cày đêm” trên mạng nhưng lượng sản phẩm bán ra chỉ nhỏ giọt, được khoảng vài tạ/ngày.
“Hàng chục năm nuôi loài cá đặc sản, chúng tôi chưa từng nghĩ sẽ rơi vào tình cảnh thê thảm như bây giờ”, anh Hưng buồn rầu nói.
Từng vang danh cả vùng về kinh nghiệm và thành công trong nghề nuôi cá “quý tộc”, anh Hưng còn sở hữu hệ thống nhà hàng đắt khách nhất, nhì ở khu du lịch Sa Pa, với doanh thu mỗi năm lên đến cả chục tỷ đồng/năm. Nhưng từ khi xảy ra dịch virus corona (Covid-19), mọi đầu mối tiêu thụ cá đều “cắt hàng”, hai nhà hàng lớn của anh cũng vắng khách dần khiến vợ chồng anh lo mất ăn mất ngủ.
Người nuôi cá nước lạnh trên đỉnh trời Sa Pa (Lào Cai) đang dần kiệt sức, đứng trước nguy cơ phá sản.
Mới trải qua hơn nửa tháng mà hai vợ chồng anh phờ phạc, gầy đi trông thấy, sức lực cũng cạn kiệt dần theo đàn cá đặc sản. Dù quá mệt mỏi, nhưng anh chị vẫn không dám buông bỏ, vì các khoản chi phí thuê cửa hàng bán cá, thức ăn chăn nuôi cho trên dưới 200 tấn cá nằm bể vẫn phải chăm sóc, tiêu thụ.
“Chúng tôi đã quá kiệt sức nhưng giờ bỏ tài sản của mình bao năm gây dựng cũng không đành nên phải gượng dậy, cố gắng hi vọng tìm được cửa sáng”, anh Hưng bộc bạch.
Từ ngày bắt tay vào chăn nuôi cá nước lạnh, anh Hưng xác định phải làm thật, nghiêm túc với nghề. Ngay từ đầu anh đã luôn dốc sức, dồn tiền của vào xây dựng trại cá quy mô, mua sắm máy móc hiện đại để mong thuần phục bằng được loài cá “quý tộc” trên đỉnh trời Tây Bắc.
Có thời điểm vợ chồng anh cũng đã đạt nhiều “quả ngọt”, thu về cả chục tỷ đồng/năm nhưng vị chủ trang trại này cũng không ít lần gặp thất bại đau đớn. Bằng chứng là chưa một cơn bão, lũ quét nào mà trại cá của anh thoát được, lần nhẹ thì bị mất vài bể, thiệt hại cỡ vài trăm triệu, lần nặng thì “đi bay” vài tỷ đồng.
Video đang HOT
Cứ mỗi lần gục ngã, anh Hưng lại bò dậy làm lại. Vì theo anh, bão lũ chỉ cuốn đi tài sản, làm chết nhiều cá tức thời nhưng vẫn có thể khôi phục lại nhanh. Nhưng đến “cơn bão” Covid-19 và dư âm “êm đềm” của nó vừa đến đã gây ra hậu quả quá khủng khiếp đối với gia đình anh và bà con nuôi cá ở Sa Pa.
“Chỉ sau đêm ngày 7/3 (xuất hiện ca dương tính với Covid-19 tại Hà Nội), các đầu mối, khách du lịch bất ngờ dừng ăn cá đồng loạt, thực sự chúng tôi rất sốc và suy sụp”, anh Hưng nhớ lại.
Từng là địa điểm nổi tiếng, thu hút rất đông khách du lịch tới thưởng thức cá đặc sản nhưng hiện nay, nhà hàng của anh Hưng đã phải đóng cửa.
Tỷ phú bỗng chốc thành “con nợ”
Cùng trong tình cảnh với vợ chồng anh Hưng, nhiều chủ trại cá, chủ nhà hàng từng có doanh thu vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng từ việc kinh doanh cá đặc sản, song đến giờ cũng như đang “ngồi trên đống lửa”. Để cầm cự được nhiều người đã phải cầm cố nhà hàng, “sổ đỏ”, bể cá… cho chủ nợ.
Được ví như “dải lụa trắng” vắt ngang các dãy núi Hoàng Liên Sơn, hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam, Séo Mý Tỷ được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ, quanh năm mây phủ. Đây cũng là nơi xuất hiện nhiều triệu, tỷ phú cá nước lạnh nhất, nhì ở Sa Pa, nhưng đến giờ ai cũng trở thành “con nợ”. Người dính ít vài chục triệu, người nhờ ôm nợ nhiều lên đến cả chục tỷ đồng.
Các cửa hàng trưng bày, giới thiệu bán sản phẩm đặc sản, cá hồi, cá tầm tại Sa Pa cũng đang trong tình trạng ế ẩm vì không có khách đến mua, phần lớn các cửa hàng này đã phải đóng cửa.
Trong số “con nợ” đang đội sổ ở Séo Mý Tỷ có anh Vũ Dương. Điểm qua “chiến tích” của vị chủ trại này cũng khá thê thảm, 6 năm nuôi cá trên lòng hồ thì có 4 lần “thua bạc” với trời, dịch bệnh. Trong đó, lần nặng nhất là tháng 4/2016, đàn cá của anh dính dịch bệnh chết nổi trắng bụng cả khu nuôi, tính ra vợ chồng anh thiệt hại gần 3 tỷ đồng. Và giờ, vị tỷ phú này đang phải ôm món nợ gần chục tỷ đồng (gồm hơn 2 tỷ vay ngân hàng, 5 tỷ vay lãi ngoài).
“Vào thời điểm thu hoạch đầu năm như mọi năm thì số nợ này không đáng gì so với số tiền lời nhưng giờ thì em sắp trắng tay. Đống nợ “khủng” đang treo trên đầu không biết bao giờ mới trả được”, anh Dương buồn bã nói.
Toàn bộ tài sản của anh Dương trông vào hàng chục bể cá nước lạnh với sản lượng khoảng trên dưới 20 tấn nhưng đến hôm nay vẫn ế ẩm, không có người mua. Cứ mỗi ngày ra bỏ cám cho cá ăn, nhìn đàn cá tung tăng bơi lội, đớp mồi là vợ chồng anh lại rơi lệ.
“Cá tầm còn để cầm cự được, nhưng cá hồi thì cần phải “giải cứu” khẩn cấp. Chúng tôi đã dùng đủ mọi cách, giảm giá kịch sàn dưới giá thành chăn nuôi nhưng cũng không có mấy người quan tâm, mua hàng, thê thảm lắm”, anh Dương bộc bạch.
Các sản phẩm cá nước lạnh được anh Hưng sơ chế, chế biến đóng gói, dán nhãn mác cẩn thận để đưa lên mạng xã hội kêu gọi “giải cứu”.
Anh Dương cho biết, cùng rơi vào tình trạng như vợ chồng anh còn có hàng trăm hộ khác ở Tả Van (Sa Pa) với trên dưới 400 tấn cá đặc sản ế ẩm. “Gần như 100% bà con ở đây đều vay lãi ngân hàng để đầu tư nuôi cá. Giờ sản phẩm làm ra không bán được, tiền chi phí ăn uống, sinh hoạt còn không có chứ đừng nói đến tiền trả nợ”, anh Dương tiết lộ.
Trước mắt để hạn chế thiệt hại, anh Dương và người chăn nuôi cá ở Sa Pa đang phải giảm khẩu phần ăn đối với cá thương phẩm, cá giống. Vừa lo cứu bể cá của gia đình, anh Dương và anh Chung vẫn đang cố gắng cung cấp thức ăn (nhập khẩu) cho bà con trên địa bàn theo phương thức trả chậm để cứu “đồng nghiệp” của mình.
“Hiện, nhiều trại cá nhỏ ở Sa Pa không thể cầm cự được nữa, còn các trại cá lớn như gia đình tôi và anh Hưng may ra cũng chỉ cầm cự được tầm 2-3 tháng”.
Bạn đọc có nhu cầu mua, giải cứu cá nước lạnh thương phẩm giúp bà con ở Sa Pa xin liên hệ với anh Trần Chung Hưng qua số điện thoại: 0976373366 hoặc 0914698127.
Với 70 hồ nuôi cá tầm, 1 nông dân Lâm Đồng thu tiền tỷ mỗi năm
Với 1ha đất tại thôn 2, xã Rô Men (huyện Đam Rông, Lâm Đồng) ông Huỳnh Ngọc Thu đã xây dựng 70 hồ nuôi cá tầm, sản lượng loài cá "quý tộc" này hàng năm lên đến hàng trăm tấn, mang lại doanh thu nhiều tỷ đồng. Mô hình nuôi cá tầm của ông Thu mở ra một hướng đi mới cho người dân tại địa phương.
Trở lại xã Rô Men, huyện Đam Rông đầu năm 2020, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đã được giới thiệu đến trang trại nuôi các tầm khủng của ông Huỳnh Ngọc Thu với 70 hồ nuôi. Ông Thu cho biết, đến nay, nghề nuôi cá tầm đã theo ông gần chục năm với bao thăng trầm, lên xuống, được và mất...
Nghề nuôi cá tầm như đã vận vào với bản thân ông Thu.
"Cách đây khoảng 5 năm, tôi nuôi cá tầm ở hạ nguồn suối Nước Mát, vì thế mà khi lũ tràn về chỉ biết xót xa nhìn cá tầm trôi theo dòng nước xiết. Lần đó, tôi thiệt hại mất mấy tỷ bạc. Cái nghề nuôi cá tầm này như đã vận vào với thân tôi. Sau đợt lũ đó, mình tôi lặn lội lên thôn 2 xã Rô Men để tìm đất tiếp tục làm bể nuôi cá tầm...", ông Thu chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Lần này ông Thu chọn địa điểm là thượng nguồn của suối Nước Mát, làm trang trại nuôi cá tầm dựa vào chân đồi. Nếu có xảy ra lũ lutj cũng không ảnh hưởng gì các bể nuôi cá tầm. Hơn nữa, khởi nghiệp nuôi cá tầm lần 2 nên ông làm hồ nuôi chắc ăn hơn. Những hồ nuôi cá tầm được đổ bê tông chắc chắn, hệ thống bể lọc, nước ra vào cũng được cải tiến...
Những bể nuôi cá tầm của ông Thu được đổ bê tông kiên cố cùng hệ thống ống nước ra vào liên tục.
Hiện nay, nước cung cấp cho trang trại nuôi cá tầm của ông Thu được lấy về từ suối Nước Mát qua hệ thống ống nhựa phi 220. Nguồn nước này có độ tinh khiết cao, nhiệt độ luôn trong ngưỡng từ 15-20 độ C, các ống nước chảy liên tục suốt ngày đêm để đảm bảo môi trường tốt nhất cho loài "cá quý tộc" này phát triển.
Ngoài ra, để đảm bảo nguồn nước cho cá tầm phát triển, ông Thu đã xây dựng hồ lọc, trường hợp mùa mưa, nước từ suối về hồ có bị đục thì hệ thống hồ lọc này sẽ phát huy tác dụng, không ảnh hưởng đến cá tầm nuôi trong trang trại.
Thức ăn cho cá tầm con là hỗn hợp cám được pha trộn với tỷ lệ phù hợp.
Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm trang trại, anh Lê Sanh Nhân (35 tuổi, quản lý kỹ thuật nuôi cá tầm của ông Huỳnh Ngọc Thu) cho biết: "Trung bình, mỗi hồ bê tông rộng khoảng 100m2 và có thể nuôi khoảng 2.000 cá tầm thương phẩm loại 1,5-2kg và nuôi 1.500 cá tầm thương phẩm loại 5-10kg. Cá tầm nuôi sau 1 năm có thể đạt trọng lượng từ 1,8 - 2kg/con. Thức ăn của cá tầm là cám công nghiệp dành cho cá tầm. Cho cá tầm ăn với 4 bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối".
Anh Nhân bắt một con cá tầm nặng khoảng 6kg cho phóng viên xem.
Là loại cá ưa nước sạch và nhiệt độ lạnh, vì vậy trong bể cá tầm tại trang trại luôn có những nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ nước. Trung bình, buổi sáng nước có nhiệt độ từ 15-16 độ C, buổi trưa sẽ có nhiệt độ khoảng 20 độ C. Việc tìm được địa điểm để nuôi cá tầm vừa có nhiệt độ thích hợp và sạch như Đam Rông là điều khá khó đối với những ai muốn đầu tư nuôi cá tầm.
Tuy nhiên, hiện nay giá bán cá tầm từ 180.000 - 200.000 thì anh Thu có thu nhập hàng chục tỷ đồng từ 70 hồ cá tầm của mình.
Nhiệt kế được treo ở những hồ nuôi cá tầm để biết chính xác nhiệt độ trong hồ vào từng thời điểm khác nhau.
Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng, hiện nay, địa phương có chủ trương, chính sách thu hút các nhà đầu tư vào phát triển cá nước lạnh, trong đó có cá tầm trên địa bàn.
Tỉnh Lâm Đồng hiện đang có 25 đơn vị, tổ chức, cá nhân nuôi cá nước lạnh thương phẩm với tổng diện tích khoảng 380ha, tổng số vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đang áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhiều trang trại kiểu mẫu đã hình thành. Các mô hình như nuôi cá tầm tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn GlobalGAP đạt năng suất, chất lượng cao.
Hiện nay, Lâm Đồng đang có nhiều chính sách hỗ trợ nghề nuôi cá nước lạnh. trong đó có nuôi cá tầm trên địa bàn.
Theo Danviet
Nuôi loài cá "tàu ngầm" ở lưng trời, thịt ngọt chắc bán giá cao Dù được đồng nghiệp cảnh báo trước nhưng chúng tôi vẫn không khỏi "choáng" bởi tuyến đường lên thôn Séo Mý Tỷ của xã Tả Van (Sa Pa, Lào Cai) lại khó khăn đến vậy. Đó là tuyến đường với những đoạn dốc cao nối tiếp, quanh co, khúc khuỷu, đầy "ổ voi, ổ gà", đá hộc ngổn ngang trên mặt đường. Mưa...