Nước mắt người mẹ giam con gái 10 năm trong lều
Trong căn nhà nhỏ nằm nép mình bên góc vườn um tùm chuối và cây dại, tiếng kêu la đến lạc giọng của một người con gái không ngừng phát ra.
Đây chính là nơi sinh sống của chị Bùi Thị Hải hơn 10 năm nay, nơi chứng kiến những ngày dài chị chìm trong vô thức vì bệnh tật.
Buổi chiều định mệnh
Một chiều hè tháng 6/2010, chúng tôi đến làng Đại Đồng, Lê Hồng (Thanh Miện – Hải Dương) trong cái nắng oi ả. Mặt trời chênh chếch chiếu những tia nắng rực lửa khiến miền quê đang vào vụ gặt càng thêm ngột ngạt. Trong căn nhà nhỏ nằm nép mình bên góc vườn um tùm chuối và cây dại, tiếng kêu la đến lạc giọng của một người con gái không ngừng phát ra. Đây chính là nơi sinh sống của chị Bùi Thị Hải hơn 10 năm nay, nơi chứng kiến những ngày dài chị chìm trong vô thức vì bệnh tật.
Sinh năm 1982, 10 năm trước cô gái mang tên Hải bước vào tuổi mười chín, đôi mươi, cái tuổi đẹp nhất của thời thiếu nữ. Nhà nghèo, chị Hải đã nhường phần học cho hai em, còn mình ngày ngày ôm nón, vác liềm đi khắp làng trên, xóm dưới làm thuê kiếm tiền phụ mẹ nuôi em.
Nhà tuy ít ruộng nhưng nhờ bàn tay chịu khó của Hải, những luống khoai, triền lúa mùa nào cũng xanh mướt. Bà con ai cũng khen bố mẹ Hải có phúc khi có cô con gái chịu thương chịu khó, xinh đẹp. Nhưng cũng chính từ cái tính hay làm ấy, chị phải gánh chịu bi kịch có lẽ sẽ đeo đẳng suốt cuộc đời.
Căn nhà chất chứa nỗi buồn của chị Hải
Vào một buổi chiều tháng 5 hơn 10 năm về trước, khi trời vẫn còn nắng gay gắt, Hải đã mang liềm ra đồng gặt cố đám ruộng của nhà để hôm sau sang đồng bên gặt thuê. Ruộng gần hết, cô bỗng gục xuống và ngất lịm đi. Mặc dù được bà con quanh đồng đưa đến bệnh viện kịp thời nhưng cơn cảm nắng do làm cố sức đã để lại di chứng hết sức nặng nề với Hải. Đó là căn bệnh “ tâm thần phân liệt” không thể chữa khỏi. Gánh lúa cuối cùng Hải gặt giúp mẹ mãi mãi không được cô mang về. Người con gái đương tuổi xuân thì ấy từ đó mất đi trí nhớ, ngô nghê trong những tràng cười vô định.
Dường như kí ức cuối cùng của cô gái thảo hiền ngày nào chỉ là những ngày làm đồng tuy vất vả nên từ ngày lâm bệnh đến nay, cô có một sở thích đi lội dưới đồng ruộng. Dù ngày nắng hay khi trời đổ mưa; dù là đám lúa mướt màu xanh hay chỉ là cánh đồng trơ đất, có “cơ hội” thoát khỏi sự trông nom của gia đình là cô lại chạy ào ra đồng sau nhà thỏa sức chạy lội. Nhiều khi, những đám lúa non mới cấy cũng bị cô dẫm nát, bố mẹ Hải phải ngậm ngùi cấy lại cho hàng xóm.
Bạn bè cùng trang lứa với Hải giờ đã yên ấm bên chồng con. Thời gian trôi đi, chỉ có cô là cứ mãi ngây ngô với kí ức xa xăm.
Bạn bè cùng trang lứa với Hải giờ đã yên ấm bên chồng con, chỉ có ccứ mãi ngây ngô với kí ức xa xăm
Mất kiểm soát về bản thân, nhiều lúc Hải có những hành động phá phách làm phiền lòng những người hàng xóm. Những lúc ấy, người đau khổ nhất là bố mẹ cô. Thương con nhưng chẳng biết làm sao, bố mẹ cô lại ngậm ngùi xúc thóc đền hàng xóm. Cực chẳng đã, gia đình cô mới xây một gian nhà nhỏ ngoài vườn, kê chiếc chõng tre cho cô ở một mình và khóa trái cửa để cô không phá phách. Chỉ những lúc ăn cơm, tắm rửa hoặc vệ sinh cô mới được ra ngoài.
Video đang HOT
Và thấm thoắt đã 10 năm, cuộc sống của Hải bó gọn trong 4 bức tường của căn lều nhỏ hẹp ấy.
Nỗi lòng người mẹ
Bà Đỗ Thị Gọn (SN 1960), mẹ chị Hải, không giấu được đôi mắt ngấn nước khi kể về con. Bà cho biết, phải mất mấy năm bà mới nén lòng để chồng cho con ở một mình. Con dại nhưng là mình dứt ruột sinh ra, bà không nỡ để con phải thui thủi một mình. “Nếu khi nó lên cơn co giật không ai biết, có mệnh hệ nào thì tôi chết mất. Nhưng vẫn phải giam như vậy để nó bớt đi phá phách lung tung”, bà Gọn ngậm ngùi.
Những khi Hải kêu la, lăn lộn, vệ sinh bừa bãi, bỏ cơm, bỏ thuốc… bà Gọn lại mất ăn mất ngủ. Khi nóng bức mất điện, bà lại còm cõi cầm quạt ra vườn, nhốt mình cùng con quạt cho Hải bớt nóng.
Nhiều người khuyên gia đình bà Gòn nên gửi Hải đến trung tâm điều trị tâm thần nhưng bà nhất quyết không chịu. Tình thương người mẹ suốt mười năm qua chưa bao giờ thay đổi, dù nhiều lúc quá mệt mỏi vì bệnh tật của con. Hàng xóm bà Gòn cho biết, nhiều khi đi làm đồng vất vả, trở về nhà biết tin con lại phá phách nhà này, nhà kia, bà lại cắp nón sang xin lỗi chứ chưa một lần buông lời chửi mắng con. Nước mắt người mẹ già như đã nén vào trong để hi vọng ngày con lành bệnh.
Tình thương với con gái của bà Gòn không bao giờ mất đi
Ngày ngày trong căn nhà nhỏ, Hải quanh quẩn bên chiếc chõng cũ mòn, chơi với vài viên gạch nhỏ mà chị đã dùng để kẻ vẽ kín bốn bức tường. Đôi khi với tay ra ngoài, Hải hái được bông hoa chó đẻ, rồi lại cười ré lên thích thú. Rồi mỗi khi Hải vẫn “sổ lồng”, bỏ đi lang thang vô định hàng chục cây số hoặc bơi lội dưới ao. Những lúc ấy, anh em họ hàng lại phải cắt cử người chia nhau đi tìm. Cũng may người qua đường biết chuyện, đưa Hải về tận nhà hoặc nhắn cho gia đình đến đón.
Gia đình bà Gòn ngày càng túng bấn hơn khi tiền thuốc thang cho Hải tăng lên theo tình trạng bệnh của chị. Người em trai thứ của Hải phải bỏ học giữa chừng để cùng bố đi làm xa kiếm tiền phụ thêm thuốc thang cho chị và giúp gia đình xoay sở trong những lúc cùng quẫn. Còn bà Gòn không dấu được nỗi đau và sự lo lắng khi ngày một tuổi già sức yếu, bà không biết sau sau này ai sẽ thay bà nuôi con. Chỉ cần ai nhắc đến điều này, nước mắt bà Gòn lại tuôn rơi trên khuôn mặt già nua, khắc khổ.
Hiện hoàn cảnh gia đình bà Gòn rất khó khăn. Qua bài viết, mong muốn những tấm lòng hảo tâm có thể chia sẻ, giúp đỡ để giúp chị Hải điều trị bệnh tật. Mọi sự giúp đỡ của bạn đọc xin gửi về địa chỉ: Bà Đỗ Thị Gòn, thôn Đại Đồng – xã Lê Hồng (Thanh Miện – Hải Dương).
Theo VTC
Nữ sinh tình nguyện và day dứt "tình yêu đồng tính"
Sau mỗi chuyến đi tình nguyện, nhiều mối tình đã nảy nở để rồi dù tình yêu đó suôn sẻ hay trắc trở, vui hay buồn thì mỗi người cũng có thêm cho mình những trải nghiệm khác nhau về cuộc sống.
Nhưng day dứt nhất vẫn là "tình yêu đồng tính" mà cô sinh viên tình nguyện tên T. kể lại...
Day dứt mối tình "đồng tính"
Không phải chịu nỗi đau vì tình yêu tan vỡ như một số sinh viên khác sau mỗi đợt tình nguyện nhưng T., cô tình nguyện viên trẻ cũng mang những nỗi niềm không thể nào quên sau chuyến đi tình nguyện tới trung tâm nuôi dưỡng các em nhỏ cơ nhỡ tại một tỉnh heo hút.
Có những mối tình vui, buồn sau mỗi chuyến đi tình nguyện (Ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Hồi đó, T. mới là sinh viên năm nhất, lần đầu tham gia tình nguyện nên rất hào hứng và phấn khởi. Từ ngày đầu đến với trung tâm, cô hết mình chăm sóc, dạy học cho các em nhỏ và nhanh chóng trở nên thân thiết với các cán bộ của trung tâm, đặc biệt là chị B., người vẫn được các em âu yếm gọi là chị "gấu bông".
Quen biết chị không lâu nhưng T. thực sự quý mến và cảm phục chị bởi sự nhiệt tình, tận tâm hiếm có. Chị luôn là người ngủ muộn nhất trung tâm, đêm nào cũng đi một vòng xem bọn trẻ đã ngủ yên chưa rồi mới đi nghỉ.
Chứng kiến sự lo lắng của chị mỗi khi có em nào ốm, T. cảm nhận sâu sắc tấm lòng nhân ái mà chị dành cho những số phận bất hạnh. Bản thân T. cũng thấy mình luôn được chị quan tâm, chăm sóc ân cần nên lại càng thân thiết với chị hơn.
Nhưng T. đâu biết rằng, chị B. là người đồng tính và đã thầm yêu cô. Trong một lần xúc động không kìm nén được tình cảm, chị B. đã thổ lộ tình yêu với T. khiến cô sinh viên quá bối rối, ngỡ ngàng và không thể tin vào những gì đang diễn ra.
Mọi tình cảm yêu mến, thán phục trước kia đã chấm dứt. Thay vào đó, T. thấy ghê sợ, hãi hùng và chỉ muốn "bốc hơi" ngay khỏi trung tâm.
Cô nhất quyết không nghe chị nói, không cho chị đến gần và nhanh chóng thu dọn đồ bỏ đi, mặc cho chị giải thích, khóc nấc nghẹn ngào. Trước khi đi, cô còn để lại cho chị một ánh mắt "long lên vì tức giận và ghê tởm".
Ánh mắt ấy đã trở thành nỗi ân hận lớn với T. sau này, khi đã bình tâm lại. Cô nhận ra mình thật phũ phàng với chị "gấu bông".
Hình ảnh chị tận tụy với công việc và chăm sóc chu đáo cho cô những ngày cô ốm đau càng khiến T. thấy có lỗi với chị. Đồng tính thì sao chứ, họ cũng dám hy sinh, dám cống hiến và đáng được trân trọng hơn ai hết. Đã có lúc T. nghĩ như vậy...
T. gọi điện, nhưng chị B. đã đổi số, trở lại trung tâm thì chị đã chuyển đi. Nhiều năm trôi qua, T. vẫn luôn cầu mong chị tha thứ, mong cho những điều tốt lành nhất đến với chị và tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ để sự bồng bột, thiếu suy nghĩ của tuổi trẻ làm tổn thương người khác như thế một lần nữa.
Tình nguyện "se duyên"
Ngoài câu chuyện day dứt trên, còn rất nhiều câu chuyện khác mà sinh viên tình nguyện đã kể lại, liên quan đến tình yêu.
Cùng tham gia vào câu lạc bộ "Những ước mơ xanh Hà Nội" của Hội người khuyết tật Việt Nam, Nguyễn Mai Anh và Nguyễn Tùng Bách đã quen rồi "cảm" nhau từ đó. Hai người gặp nhau lần đầu tiên trong đội khảo sát của một chuyến đi tình nguyện tới bệnh viện phong Văn Môn (Thái Bình).
Trong suốt hành trình, ấn tượng của Mai Anh về Bách đó là một người năng nổ, vui vẻ và rất biết cách quan tâm đến mọi người xung quanh. Còn trong mắt Bách, Mai Anh thật mạnh mẽ, cá tính và luôn có những hành động "chẳng giống ai".
Ngoài ấn tượng ban đầu đó ra thì một điểm chung là tình yêu với âm nhạc, ca hát đã đưa hai người xích lại gần nhau hơn. Chàng là đội trưởng còn nàng là đội phó trong đội văn nghệ. Bách thường đệm đàn cho Mai Anh hát, dần dần hai người trở thành đôi song ca ăn ý nhất câu lạc bộ.
Cùng tham gia vào câu lạc bộ "Những ước mơ xanh Hà Nội" của Hội người khuyết tật Việt Nam, Nguyễn Mai Anh và Nguyễn Tùng Bách đã quen rồi "cảm" nhau từ đó.
"Gặp và yêu anh Bách thực sự là một điều bất ngờ thú vị cho mình khi tham gia tình nguyện trong Những ước mơ xanh", Mai Anh chia sẻ. "Mỗi lần đi tình nguyện, nhất là khi đi đến những tỉnh xa, mình có cảm giác an tâm và vui hơn. Công việc tình nguyện không đơn giản như nhiều người vẫn tưởng. Nó cũng khá vất vả đấy! Mỗi lần như thế, có người yêu cùng đội tình nguyện thì hai người có thể san sẻ và giúp đỡ nhau rất nhiều".
Tất nhiên khi yêu nhau khó tránh được những lúc cãi vã, dỗi hờn. Nhiều người lo ngại điều đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tình nguyện của cả hai nhưng "cô nàng cá tính" Mai Anh thì cho rằng: "dù là tình nguyện hay làm bất cứ việc gì khác cũng phải phân định rạch ròi giữa công việc và tình cảm".
"Vậy nên, từ hồi yêu nhau đến giờ, cả khi cãi nhau nảy lửa bọn mình cũng chưa bao giờ để ảnh hưởng đến lòng nhiệt tình với các hoạt động xã hội hay công việc chung của câu lạc bộ" - Mai Anh nói.
Chuyện cổ tích buồn
Giống như Mai Anh, Toán cũng là một tình nguyện viên của Hội người khuyết tật Việt Nam trong Quảng Bình.
Do di chứng chất độc màu da cam, anh sinh ra đã bị khuyết tật, gầy quắt queo, tay bắt khuyết, chân cà kheo. Nhưng bù lại cho những thiệt thòi về dáng vẻ bề ngoài là một trái tim nồng hậu, nhân ái và giàu nghị lực.
Trong một lần đến Tam Đảo với câu lạc bộ tình nguyện, anh tình cờ gặp Thúy - cô gái Hải Phòng xinh xắn, dịu hiền và cũng bị tật ở chân. Không quan tâm đến những khiếm khuyết về hình thức nơi anh, Thúy luôn tìm thấy sự bình yên, thanh thản và hạnh phúc từ người con trai đất Quảng Bình. Có lẽ đó là sự đồng điệu của hai tâm hồn.
"Em đã mơ đến ngày em sẽ về quê cùng anh, ngày đó anh dắt em đi trên đồi cát trắng ven biển, nơi đã sinh ra dấu chân chiền chiện tỏa đi muôn phương để rồi được gặp và yêu anh thật lòng". Thúy đã viết biết bao lời tâm sự đầy yêu thương như thế dành riêng cho Toán.
Bạn bè ai cũng mừng và ngưỡng mộ trước tình yêu của hai người. Những tưởng niềm hạnh phúc vô bờ bến đã đến, để cuộc sống của anh từ nay bước sang một trang mới. Nhưng rồi điều nghiệt ngã lại một lần nữa xảy ra.
Gia đình Thúy kiên quyết phản đối với lý do một người khuyết tật vì chất độc da cam như Toán thì làm sao có tương lai, làm sao có thể nói đến chuyện yêu đương. Mọi nỗ lực thuyết phục đều không thành công.
Có lúc hai người đã tính đến chuyện giấu gia đình đi đăng ký kết hôn để "gạo đã nấu thành cơm", nhưng là những người con thảo, Toán, Thúy không nỡ lừa dối bố mẹ; hơn nữa họ nghĩ dẫu có được ở bên nhau mà lại làm những người thân đau lòng thì cũng không thể hạnh phúc.
Hai người chia tay, Toán chỉ biết nói với bản thân rằng "từ nay mình sẽ chẳng yêu ai nữa". Câu chuyện cổ tích tình yêu của anh khép lại bằng một kết thúc buồn.
Theo Vietnamnet
Số phận éo le của nữ sinh 14 tuổi mắc bệnh rất hiếm gặp Cô bạn 14 tuổi Trần Thị Hoàng mắc một căn bệnh hiểm nghèo, rất hiếm gặp và không thể chữa trị ở Việt Nam. Nếu muốn ra nước ngoài chữa trị, cần tới một khoản tiền 400 triệu đồng. Nhưng với gia đình Hoàng, đó là điều không thể... 14 tuổi, mắc bệnh không thể chữa chạy được ở Việt Nam Câu nói...