Nước mắt đoàn tụ sau 400 ngày chia cách vì Covid-19
Nhiều gia đình xúc động trong ngày đoàn tụ khi Australia và New Zealand nối lại đi lại hai chiều sau gần 400 ngày đóng biên vì Covid-19.
Những cái ôm và sự chào đón nồng nhiệt là những gì diễn ra tại các sân bay của Australia và New Zealand hôm nay, sau khi quyết định được chờ đợi từ lâu của chính phủ hai nước. New Zealand trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng đi lại hai chiều tự do với nước khác, sau khi cho phép người Australia nhập cảnh không cần cách ly. Tất cả các bang của Australia đã mở cửa cho du khách New Zealand cách đây 6 tháng.
Lorraine Wratt, một người New Zealand bị mắc kẹt vì đại dịch khi đến thăm gia đình ở Australia, nói rằng được đi lại trở lại là điều “tuyệt vời”. “Chúng tôi đến Australia ngày 11/12/2019 để đón Giáng sinh cùng các con và định trở về vào tháng 2/2020. Đó là một cơn ác mộng”, bà nói.
Một gia đình được đoàn tụ ở Weallington, New Zealand hôm nay sau khi chuyến bay đầu tiên chở người về từ Sydney, Australia hạ cánh. Ảnh: AFP .
Trên bãi cỏ dưới chân đường băng sân bay Wellington, New Zealand là dòng chữ khổng lồ “Chào mừng về nhà”, trong khi các vũ công biểu diễn màn chào đón truyền thống trong nhà chờ sân bay.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết cảnh tượng vui tươi này “khá giống phim Love Actually”, đề cập một phim hài lãng mạn của Anh, thêm rằng bà cũng có chung niềm vui khi đang chuẩn bị chào đón một số người thân trở về.
Quyết định mở cửa đi lại tự do được đưa ra sau nhiều tháng đàm phán giữa hai nước láng giềng được đánh giá là kiểm soát tốt Covid-19. Động thái này cũng được ca ngợi là một cột mốc quan trọng trong tái khởi động ngành du lịch toàn cầu vốn đã bị tê liệt vì Covid-19.
Video đang HOT
“Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều động thái tương tự hơn trong khu vực, như một phần nỗ lực tổng thể nhằm tái khởi động du lịch hàng không quốc tế”, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hàng không châu Á – Thái Bình Dương Conrad Clifford nói.
Một người mẹ (trái) ôm con gái tại Sân bay Quốc tế Sydney, Australia hôm nay sau khi cô trở về từ New Zealand. Ảnh: AFP .
Australia là nguồn du khách quốc tế lớn nhất của New Zealand trước đại dịch, chiếm khoảng 1,5 triệu lượt, tương đương 40% tổng lượng khách năm 2019. Tuy nhiên vào ngày đầu tiên mở cửa, hầu hết du khách là người New Zealand trở về. Lượng khách dự kiến bắt đầu tăng khi học sinh Australia sắp bước vào kỳ nghỉ.
Sean Mackenzie ở thị trấn Queenstown trên Đảo Nam, New Zealand, cho biết quyết định mở cửa biên giới là cú hích cho hòn đảo, nơi các doanh nghiệp gặp khó khăn vì không có du khách nước ngoài.
“Từ bây giờ, tôi đã tính đến tương lai tuyệt vời cho Queenstown. Người Australia sẽ đến, rồi du khách quốc tế, người Trung Quốc. Nơi đây sẽ tràn ngập du khách”, ông nói. “Chỉ trong 6 tháng, tôi nghĩ nơi đây sẽ chật kín du khách. Thật tuyệt vời”.
Australia là nơi sinh sống của hàng trăm nghìn người New Zealand xa xứ. Trước đại dịch, nhiều người thường xuyên qua lại giữa hai nước.
“Thật tốt khi mở cửa biên giới, điều này sẽ giúp cho tất cả các gia đình”, Mehat El Masri chia sẻ khi chờ gặp con trai Shady sống ở Sydney lần đầu tiên sau 16 tháng.
Denise ODonoghue, 63 tuổi, nói khi đang chờ gặp con trai tại sân bay Sydney rằng đi lại tự do hai chiều khiến bà cảm thấy thế giới đang trở lại bình thường. “Tôi không biết từ giờ trở đi bình thường sẽ như thế nào, nhưng hôm nay tôi thực sự rất phấn khích”, bà cho hay.
Các gia đình tập trung chờ đợi tại sân bay ở Wellington, New Zealand hôm nay. Ảnh: AFP .
Theo Craig Suckling, giám đốc điều hành Air New Zealand, bầu không khí tại sân bay Sydney trước khi khởi hành rất sôi nổi, trong khi giám đốc điều hành hãng hàng không Greg Foran cho rằng đó là bước ngoặt thực sự của ngành hàng không, “là ngày đầu tiên trong sự hồi sinh của chúng tôi”.
Australia trước đó nêu khả năng mở cửa đi lại tự do với Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và đảo Đài Loan, trong khi New Zealand đang nỗ lực để cho phép tiếp cận không hạn chế đối với các quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương như Quần đảo Cook và Tuvalu. Tuy nhiên, lãnh đạo hai nước đều cảnh báo đó sẽ là những quá trình chậm chạp.
“Quá trình đó sẽ diễn ra một cách thận trọng, chu đáo, dồn lực tập trung vào y tế và bảo vệ sức khỏe”, Thủ tướng Australia Scott Morrison nói.
New Zealand muốn tạo ra thế hệ sinh sau năm 2004 'không khói thuốc'
Chính phủ New Zealand đang xem xét một loạt đề xuất mới nhằm loại bỏ hoàn toàn khói thuốc lá tại quốc gia này vào năm 2025.
New Zealand hy vọng quốc gia 'sạch bóng' khói thuốc vào năm 2025. Ảnh: Reuters
Theo kênh truyền hình RT, với Kế hoạch Hành động Không khói thuốc Aotearoa 2025, New Zealand hy vọng sẽ tăng dần độ tuổi hút thuốc hợp pháp và cuối cùng là cấm bán thuốc lá cho bất kỳ ai sinh sau năm 2004. Kế hoạch này cũng kêu gọi giảm đáng kể mức nicotine được cho phép trong thuốc lá và đưa ra các hạn chế đối với nơi có thể bán thuốc lá. Chính phủ cũng sẽ đặt một mức giá tối thiểu cho tất cả các sản phẩm thuốc lá.
Mục tiêu của kế hoạch này là loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng thuốc lá trên toàn bộ quốc gia trong một vài năm tới, nhằm xây dựng một New Zealand "không khói thuốc" vào năm 2025.
Bộ Y tế New Zealand giải thích trong khi tỷ lệ hút thuốc lá tại quốc gia này đã giảm trong 10 năm qua song "vẫn còn nhiều việc cần phải làm".
"Chúng ta cần một cách tiếp cận mới. Nếu không có một chương trình kiểm soát thuốc lá, chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu", Bộ trưởng Y tế Ayesha Verrall khẳng định.
Người dân New Zealand sẽ được phép chia sẻ quan điểm của mình về đề xuất mới trước khi chính phủ tiến hành tiến tới giai đoạn tiếp theo để thông qua luật.
Mặc dù sáng kiến trên được một số nhóm vận động hết lòng ủng hộ song vẫn có những người chỉ trích. Một số người cảnh báo việc hạn chế bán thuốc lá sẽ khiến các chủ cửa hàng phá sản. Luật hạn chế cũng có thể thúc đẩy một thị trường chợ đen không được kiểm soát đối với các sản phẩm thuốc lá. Chính phủ thậm chí còn thừa nhận rằng số lượng các sản phẩm thuốc lá nhập lậu vào nước này đã "tăng lên đáng kể" trong những năm gần đây.
Theo thống kê của chính phủ, mỗi năm New Zealand ghi nhận khoảng 4.500 trường hợp tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Tàu sân bay Mỹ diễn tập với tiêm kích Malaysia trên Biển Đông Tiêm kích trên tàu sân bay Theodore Roosevelt diễn tập phối hợp tác chiến với chiến đấu cơ Malaysia trong hai ngày ở Biển Đông. Không quân Malaysia hôm 7/4 ra thông cáo cho biết các tiêm kích Su-30 do Nga sản xuất của nước này tham gia diễn tập cùng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và không đoàn trên hạm số...