Nước mát cũng “chống chỉ định”
“Nước mát” là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ cây lá có tác dụng thanh nhiệt, hạ sốt, lợi tiểu, giải độc cơ thể… Có lẽ vì thông tin liên quan đến những sự cố sức khoẻ do sử dụng nước mát sai cách chưa được phản ánh đầy đủ trên báo đài nên hầu hết người dân đều nghĩ loại nước này ai cũng có thể dùng, dùng sao cũng được. Thật ra, nước mát cũng có “ chống chỉ định” cần tuân thủ.
Người khoẻ mạnh cũng chỉ nên uống nước mát trong thời gian ngắn, và thay đổi thường xuyên các thành phần nấu Ảnh: NYAT
Thảo dược nào trong nồi nước mát?
Có thể ghi nhận một số dược thảo phổ biến trong công thức nước mát:
Cây thuốc dòi (bọ mắm): vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu… Liều dùng trung bình mỗi ngày 10 – 20g, sắc uống. Loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh và cả để gây sẩy thai. Vì vậy, phụ nữ có thai không nên uống loại thảo dược này.
Rễ cỏ tranh: vị ngọt, tính hàn, vào các kinh tâm, phế, tỳ, vị và bàng quang. Có công năng thanh nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, thanh phế nhiệt. Chủ trị các chứng chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu… Người hư hoả, phụ nữ mang thai không nên dùng.
Video đang HOT
Cây mía lau: vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, trợ tỳ, kiện vị, lợi đại tiểu trường, chỉ khát tiêu đàm, trừ phiền, giải độc rượu, giải được các sức nóng của thuốc, trị hôi miệng, ho, họng sưng đau, hạ đường huyết, tân dịch bất túc, táo bón… Lưu ý người bị ho do phong hàn (ho kèm đờm trắng) không nên dùng. Nếu mía mốc, có mùi rượu là mía đã bị axít hoá, không dùng được vì có thể gây ngộ độc.
Cây mã đề: tác dụng lợi tiểu, chữa ho, kháng sinh…
Râu bắp: vị ngọt, tính bình. Quy kinh thận, bàng quang, có công năng lợi tiểu, tiêu thũng, thông mật, lợi mật, thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng, chỉ huyết. Uống nước râu bắp hàng ngày có tác dụng tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật, tạo điều kiện dẫn mật vào ruột dễ dàng, ngoài ra còn làm hạ đường huyết tăng bài tiết nước tiểu và làm máu chóng đông. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu bắp cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat…
Cây lẻ bạn lá lớn: vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.
Hoa cúc: vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải cảm, giáng hoả, mát gan, làm sáng mắt.
Mát mấy cũng không lạm dụng
Các dược liệu trên dễ tìm, rẻ tiền nên thường được người dân sử dụng nấu nước uống hàng ngày. Tuy nhiên, phải lưu ý một số trường hợp như người tạng hàn hay đang suy nhược phải cẩn trọng nếu định dùng thay nước uống hàng ngày.
Ngoài công dụng giải khát, làm mát phế, vị, nhiều loại thảo dược có trong các loại nước mát có tác dụng lợi tiểu. Tác dụng này một mặt hỗ trợ hạ nhiệt, hạ áp, an thần, làm người dùng thoải mái, nhưng mặt khác có thể tương tác với một số tân dược làm giảm tác dụng của thuốc chính, hơn nữa dùng nhiều hoặc lâu dài chất lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như Ca, K…
Nếu thể chất người bệnh thuộc hàn, mà lại thường xuyên dùng các loại thuốc thanh nhiệt cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tiêu chảy, mất tân dịch, chân âm hao tổn… Để có sức khoẻ, cần giữ được cân bằng hàn nhiệt. Nếu làm mất cân bằng, tức là gây nên bệnh tật cho cơ thể.
Những lưu ý khi sử dụng nước mát
Khi cơ thể bị nhiệt, có cảm giác bứt rứt, khát nước, khô họng, miệng, tiểu ít, da bị nhọt, miệng lưỡi lở… có thể sử dụng nước mát như nước uống thông thường nhằm giải độc cho cơ thể, hoặc tăng cường nước và vi chất cho cơ thể trong mùa nắng nóng ra mồ hôi nhiều. Khi cơ thể đang mắc những bệnh cấp và mạn tính, cần phải được chỉ định và hướng dẫn sử dụng đúng mức: như người đái tháo đường không thể sử dụng công thức có mía lau; đối với người suy thận mạn, tuỳ thuộc vào độ suy mà tính toán kỹ kể cả nước uống thường, nếu sử dụng nước mát có chứa các ion và các vi chất khó kiểm soát hàm lượng có thể đưa đến tình trạng suy thận nặng hơn… Tốt nhất, người có bệnh nên được tư vấn của thầy thuốc chuyên khoa.
Người khoẻ mạnh cũng không nên dùng nước mát liên tục hàng ngày, chỉ nên uống trong thời gian ngắn, và thay đổi thường xuyên các thành phần trong nồi nước mát nấu cho gia đình.
Theo VNE
Rau răm - Kẻ thù của tình dục?
Không rõ từ đâu dẫn đến định kiến ăn trứng vịt lộn cường dương nên phải ăn kèm rau răm (RR) vì rau răm giảm bớt ham muốn tình dục do trứng vịt lộn gây nên? Vì vậy, cây rau thơm mỏng manh này suốt bao lâu nay phải chịu tiếng là kẻ thù của "chuyện ấy". Hành trình đi tìm sự thật bắt đầu.
Tất cả vẫn đang chỉ là truyền miệng, chưa được xác minh. Nhưng hậu quả là một số trong giới mày râu ngại RR có trong những món ăn truyền thống không thể thiếu RR như các món: thủy, hải sản (nghêu sò, hến luộc, xào, nấu canh...; cá bống thệ kho (đặc sản xứ Huế); chả rươi, thịt rùa xé phay...). Với miền Bắc, thịt gà nói chung ăn với lá chanh, nhưng trong bún thang phải có RR.
Còn ở miền Nam, nhiều món gà phải có RR, đặc biệt trong món gà hấp răm thì tuyệt vời và răm trong gà hấp đó thì còn "trên tuyệt vời". Có nhiều đấng mày râu đã sẵn sàng chịu giảm "chuyện ấy" để được khoái khẩu với các món hấp răm này (nếu thực sự RR làm giảm "chuyện ấy").
RR có vị cay ấm, khu hàn, trừ thấp, ôn ấm tỳ vị, tiêu thực, trừ chướng thống, cầm tả lỵ. Bản thảo cương mục nói: RR trừ độc trong tôm cá. Nam dược thần hiệu nói: Trừ cước khí sưng chân, chữa rắn, rết, côn trùng cắn, chàm, ghẻ (để đắp, rửa). Các sách về sau còn dùng RR để trừ giun sán, chữa thiếu máu do thiếu sắt, điều hòa kinh nguyệt. Người có thai cấm dùng vì có thể sẩy thai. Người dân Campuchia cũng dùng RR làm gia vị, ngoài ra còn dùng để lợi tiểu, hạ sốt, chống nôn...
Cây rau thơm mỏng manh này suốt bao lâu nay phải chịu tiếng là kẻ thù của "chuyện ấy
RR là một trong số rau thơm chủ yếu ở dạng tươi, có lẽ để phát huy thành phần tinh dầu có trong RR. Tinh dầu có lẽ là chất chủ công để RR đóng vai trò là một trong các loại rau thơm gia vị, RR kích thích ăn ngon miệng, sẽ ăn được nhiều và như thế dễ dẫn đến kết quả ăn no ấm cật, dâm dật suốt đêm. Nghĩa là RR có tác dụng: Tráng dương chứ không phải giảm sút như định kiến? Còn trong sách mới của tác giả Tây y thì nói, RR sáp tinh tức là cố tinh, bền tinh cải thiện tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm góp phần kéo dài cuộc truy hoan sung mãn.
Một số thực đơn có RR sáp tinh:
Trứng lộn RR: RR làm giảm mùi tanh, tiêu thực và sáp tinh. Có thể uống thêm chút rượu bia để dẫn thuốc thì càng mạnh.
Châu chấu rang thơm ngon nhưng kích dục, hãy thêm RR.
Cháo thịt dê, tỏa dương, cần thêm RR. Thịt dê và tỏa dương đều bổ dương. RR khử mùi, tiêu thực và sáp tinh.
Lẩu cá kèo: Cá kèo bổ thận. RR chống hoạt tinh.
Nhuyễn thể (nghêu, sò, hến) luộc, xào, nấu canh, nấu cháo đều có thêm RR. RR còn tiêu thực, khử mùi tanh và tăng khẩu vị.
Chả rươi gồm con rươi, trứng gà, vỏ quýt thái chỉ, thêm RR. Con rươi có tính hàn. Thêm vỏ quýt và RR để giảm tính hàn.
Thịt gà với người miền Nam lại thích ăn với RR. Trong món bún thang Hà Nội và gỏi lòng gà đều có RR.
Canh thịt bò RR: Thịt bò thái nhỏ, RR thái vụn, cà chua.
Gỏi bò RR (bò khô): thịt bò khô, đu đủ ương thái chỉ, RR, dầu giấm, tương ớt.
Các món gỏi hoặc nộm đều có RR để tăng khẩu vị và tiêu thực.
Cá bống thệ là đặc sản của người Huế: món này gồm cá bống thệ, thịt ba chỉ, RR và gia vị. Trong món này, RR còn khử mùi cá tanh và tiêu thực.
Có ý kiến: Các chất bổ dương thường kích thích tình dục, gây xuất tinh sớm. Kết hợp với RR để chậm xuất tinh, kéo dài thời gian giao hợp, làm chậm không có nghĩa là gây suy giảm.
Theo BS. Nguyễn Văn Thuận (Sức khỏe & Đời sống)
Những sai lầm khi dùng thuốc hạ sốt Thuốc dùng để hạ sốt hiện nay rất phong phú, đa dạng, dễ kiếm, dễ sử dụng nhưng đối tượng người dùng cũng vô cùng phức tạp. Điều quan trọng là dùng thuốc sao cho đúng và an toàn, đạt hiệu quả chữa bệnh tối ưu... Trên thực tế vẫn gặp nhiều trường hợp bị ngộ độc thuốc do việc tự ý dùng...