Nước mắt của rừng – nước mắt của chúng ta
Trước những hậu quả ghê gớm do thiên tai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của rừng và mô hình phát triển phải tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên, thuận thiên là chính.
Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết thực hiện việc đóng cửa rừng tự nhiên, tại hội nghị về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tháng 6.2016. – Ảnh: VGP
Trong những ngày qua, thông tin về những trận mưa lũ liên tiếp xảy ra ở nhiều vùng trên cả nước đã gây xúc động mạnh mẽ. Tinh đên ngay 15.10, đơt mưa lu lich sư đa lam 72 người chêt, 30 người mất tích, 33 người bị thương. Riêng vụ sạt lở đất tại tỉnh Hòa Bình đã chôn vùi 18 người.
Đáng lo ngại là theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tình hình rủi ro thiên tai đang có chiều hướng gia tăng tại các tỉnh miền núi, đặc biệt là lũ quét, sạt lở, gây thiệt hại nghiêm trọng. Chỉ tính từ giữa tháng 6 tới nay, lũ quét, sạt lở đất đã làm 148 người chết và mất tích, ước tính thiệt hại trên 3.000 tỷ đồng.
Công tác ứng phó đã được triển khai gấp rút và quyết liệt. Khi cơn bão số 10 đổ bộ, lần đầu tiên Việt Nam đưa ra cảnh báo mức độ nguy hiểm cấp 4. Và cũng là hi hữu khi chỉ trong vài ngày, tỉnh Hòa Bình phải liên tiếp 2 lần công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai và sạt lở đất.
Đặc biệt, chỉ trong vòng một tháng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phải hai lần hủy mọi cuộc làm việc theo dự kiến để tới hiện trường trực tiếp chỉ đạo ứng phó mưa lũ và khắc phục hậu quả mưa bão. Các bộ ngành, chính quyền các địa phương đã vào cuộc quyết liệt, nhân dân các vùng thiên tai cũng đã nỗ lực hết sức để giảm nhẹ hậu quả thiên tai.
Thế nhưng trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên, những hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu vẫn hết sức nặng nề. Cho tới nay, nhiều người bị mất tích vẫn chưa được tìm thấy, nhiều địa phương vẫn bị cô lập, thậm chí ngay tại Hà Nội, một tuần sau trận lũ lịch sử, nhiều khu vực vẫn bị chia cắt.
Tình hình thiên tai đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, Chính phủ đã thành lập Tổng cục Phòng chống thiên tai trực thuộc Bộ NN&PTNT và cũng đã tới lúc chúng ta cần đánh giá thật thấu đáo những nguyên nhân gốc rễ để tìm giải pháp.
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia đã chỉ ra một nguyên nhân quan trọng tuy gián tiếp, đó là nạn phá rừng ở nhiều nơi, mặc dù trên thực tế, đánh giá một cách tổng quát về công tác bảo vệ phát triển rừng trong những năm qua thì mặt nổi trội vẫn nhiều hơn hạn chế, bức tranh tổng thể về công tác quản lý, bảo vệ rừng là tích cực. Thế nhưng những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây có lẽ là chưa đủ để khắc phục được hậu quả của tình trạng phá rừng trong nhiều năm trước.
Hơn thế nữa, tình trạng phá rừng trái pháp luật vẫn chậm được ngăn chặn tại một số địa phương, diện tích rừng khu vực Tây Nguyên tiếp tục giảm… Nhìn rộng hơn, những cơn giận dữ của thiên nhiên là cách “đáp trả” cách ứng xử của con người với môi trường. Như ông cha ta đã từng đúc kết, “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”.
Nhận thức rõ ràng những vấn đề đang đặt ra, mới đây Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hai Hội nghị rất lớn, đó là Hội nghị phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu trong tháng 9 và Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng diễn ra cách đây vài ngày.
Tại các Hội nghị này, từ nhận định các hoạt động kinh tế cường độ cao của con người gây ra nhiều tổn thương và hệ lụy ở nhiều nơi, Thủ tướng đã nhấn mạnh tinh thần phải tôn trọng quy luật tự nhiên, chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thuận thiên là chính, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Ông cũng nhấn mạnh vai trò vô cùng quan trọng của rừng trong việc giữ đất, giữ nước, chống sạt lở.
Người đứng đầu Chính phủ đã chỉ đạo rõ hàng loạt giải pháp rất cụ thể như tiếp tục thực hiện nghiêm việc đóng cửa rừng, không khai thác gỗ rừng tự nhiên; ngừng cấp phép đầu tư các công trình thủy điện nhỏ có chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên; “không phải có dự án du lịch vào làm sân golf là chúng ta phá hết rừng trồng bao đời nay”…
“Họa phúc hữu môi phi nhất nhật” – họa phúc có nguyên nhân ngày một ngày hai. Cũng không phải cứ nơi nào xảy ra phá rừng thì nơi đó gánh chịu hậu quả. Việc nhìn nhận những thảm họa thiên nhiên cần phải đặt trong một bối cảnh chung rộng lớn, thậm chí cả ở tầm mức toàn cầu, khi hành vi của con người ở vùng đất này có thể mang lại hậu quả cho con người và các vùng đất khác ở rất xa.
Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên và thay đổi cả cách ứng phó với những biến đổi khó lường về biến đổi khí hậu. Những tầm nhìn, giải pháp đã được Chính phủ đưa ra và Việt Nam cũng đang cùng thế giới chung tay triển khai nhiều việc làm cụ thể. Thế nhưng, những vấn đề chung và vận mệnh chung đòi hỏi sự chung tay của tất cả mọi người.
Rất đáng hoan nghênh khi mỗi người san sẻ với đồng bào gặp nạn, nhưng sẽ đáng mừng hơn nữa nếu cùng với việc quyên góp ủng hộ, chúng ta chung tay thực hiện các hành vi có trách nhiệm trong bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Ngay trong ngôi nhà mình, nhiều người vẫn đang vô tư sử dụng những sản phẩm từ gỗ thịt từ rừng tự nhiên, việc tưởng chừng rất nhỏ này liệu có đáng để chúng ta suy ngẫm?
Theo Hà Chính (Báo điện tử Chính phủ)
Vụ "cạo trọc" rừng tự nhiên, trồng keo: Chính quyền và kiểm lâm buông lỏng quản lý
"Trong vụ phá rừng tự nhiên kéo dài nhiều năm để trồng cây keo có sự buông lỏng quản lý của chính quyền địa phương và kiểm lâm địa bàn". Đó là khẳng định của ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, sau gần một ngày thị sát khu vực rừng bị phá.
Trong ngày 22/9, mất hơn 6 giờ đồng hồ để đi và về, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và các ban, ngành địa phương đã băng rừng lội suối, đến tiểu khu 556 và 557 để chứng kiến toàn bộ mức độ tàn khốc của tình trạng phá rừng tại đây.
Ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam thị sát khu vực rừng bị phá
Cùng đi trong đoàn có nhiều người dân địa phương, họ cho rằng nếu như những năm trước, các cấp lãnh đạo vào cuộc sớm thì rừng đã không bị "cạo trọc" như bây giờ. Tình trạng phá rừng tại đây diễn ra từ năm 2010 đến nay với diện tích rừng bị phá khoảng hơn 120ha; trong đó, diện tích rừng phòng hộ khoảng 80ha.
Từ năm 2010-2015, tình trạng phá rừng tại đây có xảy ra nhưng với mức độ không lớn, chủ yếu do người dân tự phát phá rừng. Huyện tiến hành lập biên bản những hộ phá rừng, đồng thời ra quyết định thu hồi đất và tài sản trên đất giao, diện tích 50ha giao cho xã quản lý.
Nhiều gốc cây to đã bị chặt hạ
Từ năm 2015 đến nay, rừng bị phá với mức độ ngày một tàn khốc hơn. Cụ thể, năm 2015 xảy ra 5 vụ phá rừng với diện tích hơn 13ha, năm 2016 xảy ra 8 vụ, diện tích gần 14ha, đặc biệt trong 8 tháng đầu năm 2017, diện tích rừng phòng hộ bị phá lên đến gần 40ha, tập trung ở 2 tiểu khu 556 và 557.
Tình trạng phá rừng xảy ra ngày một nghiêm trọng như vậy nhưng chính quyền và ngành chức năng địa phương chưa được tìm phương án khả thi để ngăn chặn, chủ yếu là đổ lỗi cho nhau.
Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước - ông Lê Trí Hiệu, cho hay địa bàn xã Tiên Lãnh, diện tích rừng phòng hộ còn khoảng 2.400ha nhưng một kiểm lâm địa bàn quản lý khu vực này không thể đáp ứng được.
Đại tá Nguyễn Văn Cự - Trưởng Công an huyện Tiên Phước - cho biết, nhiều vụ phá năm trước nhưng năm sau mới phát hiện. Thời gian lực lượng kiểm lâm vào cuộc, đo đếm diện tích rừng bị phá, khởi tố vụ án chuyển sang cơ quan công an quá dài. Đại tá Nguyễn Văn Cự cho biết, 8 vụ phá rừng mà Hạt Kiểm lâm huyện chuyển sang cơ quan điều tra Công an huyện đều quá "cũ" nên rất khó điều tra.
Một khoảnh rừng đã bị đốt cháy để trồng keo
Về nguyên nhân lực lượng kiểm lâm mỏng, không thể quản lý hết địa bàn, ông Huỳnh Tấn Đức, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam cho rằng, lý do này không thuyết phục bởi trước đây quy định một kiểm lâm phụ trách 1.000ha, nhưng gần đây ngành đã điều chỉnh lại một kiểm lâm phụ trách 700ha.
Kết luận buổi làm việc sau khi đi thị sát, ông Lê Trí Thanh - Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Nam - cho biết, tỉnh đã ban hành nhiều chỉ thị chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ rừng, tổ chức nhiều đợt truy quét, các huyện giáp ranh cũng đã ký kết quy chế phối hợp. Tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
Ông Thanh cho rằng, cần phải xử lý công khai các trường hợp phá rừng để người dân biết. Đối với cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng mà để mất rừng thì xử lý nghiêm minh.
Cũng tại buổi làm việc, ông Lê Trí Thanh cho hay đã khởi tố vụ án và đề nghị cơ quan chức năng củng cố hồ sơ để tiếp tục khởi tố bị can đối với một đối tượng là ông Phùng Văn Bảy. Ông Bảy là đối tượng đã thuê một số hộ dân phá rừng ở khu vực này.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xác minh để khởi tố các vụ phá rừng còn lại ở khu vực này để răn đe. Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng phê bình lãnh đạo địa phương, kiểm lâm địa bàn đã buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng phá rừng mà không có biện pháp xử lý rốt ráo khiến dư luận bức xúc.
Theo Dân Trí
Cánh rừng bị chặt trơ gốc, đốt cháy nham nhở ở Quảng Nam Việc phá rừng ở xã Tiên Lãnh (Quảng Nam) diễn ra trên diện rộng, nhưng cơ quan chức năng chỉ phát hiện được vụ việc nhỏ lẻ. Những năm gần đây, cây keo tràm đem lại giá trị kinh tế cao, nhiều người dân ở xã Tiên Lãnh (huyện Tiên Phước, Quảng Nam) đã mang cưa máy đốn hạ rừng tự nhiên để...