Nước mắt của nàng dâu may mắn có chồng và nhà chồng ‘vàng mười’
Mắt chị cũng nhòe đi vì chị biết sẽ nhớ bố mẹ chồng, sẽ nhớ ngôi nhà chị thực sự coi là gia đình thứ 2 của mình…
Đặc biệt, từ ngày chị bầu bí bà luôn chu đáo chuẩn bị đồ ăn thức uống mỗi khi con dâu nghén (Ảnh minh họa).
Chị Hải sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo ở Tuyên Quang. Bởi gia đình khó khăn, bố mẹ mất sớm nên cuộc sống của chị gặp không ít khó khăn. Ngày đó, có những lúc chị đã khóc cạn nước mắt chỉ vì cảm thấy nhớ cha mẹ, cảm thấy mình cô độc trên đời. Nhiều đêm chị thèm một lần được sống trong gia đình ấm áp, hạnh phúc.
Dù vất vả, nhưng chị chưa một lần từ bỏ ước mơ. Vừa học, vừa làm thêm nhiều lúc khiến chị cảm thấy kiệt sức. Nhưng chị luôn tự nhủ phải cố gắng, có như thế bố mẹ chị ở dưới suối vàng mới yên tâm, thanh thản.
Rồi khi chới với trong cuộc sống chị gặp anh – một anh chàng trai cùng quê. Anh học chuyên nghành tài chính, còn chị đang học trường Cao đẳng Y dược. Anh hiền lành, ít nói nhưng rất thấu hiểu chị. Trong suốt thời gian yêu nhau, anh chăm sóc chị từng tí một.
Chị Hải chia sẻ: “Mình có cảm tình với anh ấy từ ngày đầu mới gặp. Nhưng vì mình lớn tuổi hơn và có chút rào cản trong suy nghĩ nên khi anh ngỏ lời dù yêu nhưng mình không dám nhận lời. Còn anh, thấy vậy vẫn không ngừng theo đuổi. Anh đưa đón mình đi học, rồi quan tâm chăm sóc. Cuối cùng mình nhận ra không thể sống thiếu anh được”.
Cũng theo chị Hải sau khi hai người chính thức yêu nhau, chị không còn phải đi làm thêm nữa. Chị nghỉ hẳn công việc tập trung học hành. Tiền học hành mỗi tháng anh đều đứng ra đóng giúp chị. Với anh, chỉ cần chị luôn vui vẻ, thoái mái là anh hạnh phúc.
Anh ít hơn chị 2 tuổi. Anh sinh năm 1988, còn chị sinh năm 1986. Mới đầu yêu nhau, chị vẫn xưng chị với anh: “Vì quen miệng xưng chị nên rất khó khi để chuyển sang gọi anh em. Mãi tới sau này khi cưới nhau, chị mới gọi anh bằng anh. Giờ nhớ lại cảm giác ngày xưa “chị yêu em’ vẫn thấy bồi hồi. Vừa lạ lạ vừa thấy mình ngố”.
Sau hơn 1 năm yêu nhau, anh mời chị về nhà chơi. Lần đầu tiên về nhà anh, chị cảm nhận được sự ấm áp của một gia đình thực sự. Chị thấy vùng quê anh yên ả, thanh bình. Mọi thứ ở đây rất đỗi gần gũi, thân thương. Cũng sau đó không lâu, gia đình anh mang trầu cau sang làm lễ ăn hỏi. Thế là hơn 6 ngày sau đám cưới diễn ra.
Bởi cưới chồng khi đang đi học nên mọi nghi thức chuẩn bị đám cưới rất nhanh và cập rập. Chị còn chẳng kịp học giáo lý hôn nhân, ảnh cưới cũng tới hôm rước dâu mới mang về. Khi nhìn thấy cô dâu chú rể xuống xe, ai cũng thở phào nhẹ nhõm, bởi nếu đám cưới mà vắng cô dâu chú rể nào còn ý nghĩa gì.
Video đang HOT
Chị chia sẻ: “Đến ngày cưới rồi mà 2 vợ chồng vẫn còn đang ở trên trường để trả nợ môn thi. Mãi tới chiều mới nhà ai người ấy về. Mình nhớ nhất hôm đó, 2 vợ chồng chụp ảnh cưới trên. Tới hôm cưới thì mỗi đứa cầm 1 cái ảnh cưới về. Về nhà thì đám cưới linh đình, khách khứa đến đông đủ. Khi đó, cô dâu chú rể mới lò dò đến ngoài cửa. Tới 11h đêm hôm đó gia đình anh lên đón dâu”.
Ngay khi nhìn thấy nhà trai, chị đã rớt nước mắt. Chẳng ngờ chị đã chính thức về chung một mái nhà với anh. Chị đã khóc ngon lành trong vòng tay anh khiến ai cũng mừng cho anh chị.
Chị có mẹ chồng khá tâm lý. Bởi khi biết con dâu từ nhỏ sống thiếu hơi ấm của cha mẹ, nên trong cuộc sống thường ngày, mẹ chồng chị luôn nhẹ nhàng, tâm lý. Bà không bao giờ quát mắng hay trách móc mỗi khi con dâu làm sai.
Đặc biệt, từ ngày chị bầu bí, bà luôn chu đáo chuẩn bị đồ ăn thức uống mỗi khi con dâu nghén. Có hôm nửa đêm, bà gõ cửa hỏi con dâu thèm gì.
Vốn thèm khoai nướng nhưng chị không dám nói. Chỉ tới khi chồng chị nói bà mới vội vàng soi đèn ra vườn tìm khoai. Cũng may luống khoai lang đến độ thu hoạch, nên bà lấy cho chị được mấy củ.
Mắt chị cũng nhòe đi vì chị biết sẽ nhớ bố mẹ chồng, sẽ nhớ ngôi nhà chị thực sự coi là gia đình thứ 2 của mình… (Ảnh minh họa).
Còn bố chồng cũng tuyệt vời tới mức khiến chị bao lần cảm động. Nhiều hôm chị ngồi rửa bát cạnh giếng, thấy chị ngồi không vững ông đi tìm mua gỗ đóng chiếc ghế nhỏ chắc chắn cho con dâu ngồi. Thậm chí, sáng nào ông cũng lên thực đơn để tẩm bổ cho con dâu. Sợ chị chán ăn ông còn hỏi “Hôm nay con thích ăn luộc hay xào để bố làm?”.
Thấy tình cảm bố mẹ chồng sâu nặng, chị không ngừng cố gắng. Những khi ông bà vắng nhà chị tranh thủ giặt quần áo, rửa bát đỡ đần bố mẹ chồng một số việc nhỏ. Tuy thế, thấy chị làm, ông bà liền cản “Con đang bầu nghỉ ngơi cho khỏe, để bố mẹ tranh thủ làm cho”.
Ngày qua ngày, cứ 5 giờ sáng, bố mẹ chồng chị đã dậy lo cơm nước, lợn gà. Khi chị tỉnh giấc mọi việc đã xong xuôi. Chị chỉ mong sao thời gian qua nhanh, chị sớm sinh cháu để ông bà khuây khỏa, cũng để chị đỡ đần ông bà chút ít.
Rồi chị cũng sinh con và có con nhỏ. Hiện con gái chị đã hơn 1 tuổi. Khi hay tin chị đưa cháu về thành phố học hành, chăm sóc ông bà không khỏi rơi nước mắt vì thương con thương cháu. Mắt chị cũng nhòe đi vì chị biết sẽ nhớ bố mẹ chồng, sẽ nhớ ngôi nhà chị thực sự coi là gia đình thứ 2 của mình…
Theo Phununet
Nước mắt nàng dâu 5 năm nỗ lực lấy lòng mẹ chồng trong vô vọng
Vẫn biết chuyện nàng dâu mà có con riêng là khó chấp nhận với mẹ chồng nhưng chuyện mẹ chồng chị Mai đối xử với con gái chị như vậy có quá vô tình không?
Giờ đây một mình chăm con nơi bệnh viện, Mai thấy đau đớn, khủng hoảng vô cùng. Chị tự trách mình là người mẹ sinh con ra nhưng chỉ đem đến nỗi tủi khổ cho con gái.
Ngày chị lên xe hoa lần thứ hai, chị đã có chút lường trước sự tình khi cho con riêng của mình cùng về nhà chồng ở. Nhưng chị lại nghĩ chắc sẽ không đến nỗi, chị sẽ cố gắng sống thật tốt, ước mong rồi mọi chuyện sẽ ổn, sẽ trở nên tốt đẹp, nào ngờ...
Trước khi đến với cuộc sống hôn nhân cùng ông xã hiện tại, chị Mai đã từng kết hôn khi tuổi đời còn rất trẻ với một người đàn ông ngoại quốc - người Đài Loan. Cuộc sống hôn nhân không êm thấm, 5 năm sau, chị ly dị chồng rồi đưa con gái chị - bé Liên, trở về Việt Nam.
27 tuổi lại một lần nữa khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, mất rất nhiều thời gian và công sức chị Mai mới có công việc ổn định là làm nhân viên văn phòng, phiên dịch cho một công ty liên doanh. Chị đã tự nhủ sẽ khép lòng mình lại, chỉ cần được sống cuộc sống bình yên bên con gái nhưng cuộc đời đâu cứ muốn là được.
Đưa con về ở với mẹ tại nhà anh trai, chị vấp phải sự không hài lòng của chị dâu. Mẹ chị vì tuổi già sống dựa vào con cả nên cả nể con dâu, biết mẹ con chị Mai phải chịu nhiều thiệt thòi nhưng bà cũng chỉ nín thinh. Lâu dần bà cũng thấy ái ngại, lại nghe lời con dâu nhiều lần khuyên chị Mai nên đi bước nữa.
Chị cũng mong muốn có được hạnh phúc như người ta lắm nhưng chỉ sợ con gái mình thiệt thòi tuy nhiên áp lực gia đình khiến chị mở lòng lại trong chuyện tình cảm. Vì cũng cảm nhận được tình cảm chân thành và cũng nhận thấy anh Bình rất thương con gái mình nên chị Mai quyết định đến với anh qua bao nhiêu sóng gió.
Ban đầu mẹ chồng chị phản đối quyết liệt cuộc hôn nhân nhưng rồi cũng phải chấp nhận. Chị Mai biết vậy nên luôn cố gắng "dĩ hòa vi quý" với mẹ chồng. Một lần với cuộc hôn nhân không suôn sẻ chị đã đủ thấm nên chị luôn tự nhủ phải biết trân trọng cuộc sống hiện tại.
Dù hay bị mẹ chồng nói nặng nhẹ nhưng chị quyết không để tâm, vẫn luôn cố gắng vui vẻ. Điểu khiến chị đau lòng là bởi mẹ chồng chị không ưa cả con gái chị, khi thấy anh Bình chơi cùng bé, mẹ chồng hay chọc ngoáy bởi những lời bóng gió.
Đã bao lần, con bé mách mẹ là nó mong muốn bà cho nó cái gì thì bà lại thì thầm bên tai cháu: " Cháu đừng bao giờ đòi hỏi thứ gì ở bà, muốn gì thì cháu tự bảo mẹ cháu mua cho, bà không biết".
Tưởng như thời gian sẽ làm mọi chuyện nguôi ngoai khi chị sinh được cậu trai khỏe mạnh, kháu khỉnh, không khí gia đình ngày một cởi mở hơn. Và tưởng chừng mẹ chồng chị nhẹ nhàng hơn với chị thì cũng đối xử tốt hơn với con gái chị nhưng mọi chuyện vẫn không thể như những gì chị mong muốn.
Bà không hiểu rằng con gái chị càng ngày càng lớn và càng ngày càng biết nhận thức về cuộc sống. Bà cưng nựng đứa cháu trai và dùng những lời lẽ lạnh nhạt với con bé sẽ khiến cho nó luôn có cảm giác bị cô lập.
Chị Mai đã hết sức chịu đựng nhưng thấy quá đáng quá, chị quyết định nói với anh Bình, tuy nhiên mọi chuyện chỉ càng thêm rắc rối, mẹ chồng chị đã ghét nay còn ghét hơn. Một lần chị thấy sốc khi nghe được câu nói từ miệng của mẹ chồng: "Không phải khúc ruột của nhau thì tình cảm vẫn khác chứ. Con cái có khi lại làm cầu nối nối lại tình cảm cho bố mẹ cũng nên". Và y như rằng, sau bữa đó, anh Bình có thái độ khác lạ hẳn.
Đỉnh điểm của những mâu thuẫn gia đình cứ âm ỉ là một hôm bà nội dẫn cậu cháu quý tử, cô cháu ngoại và cả bé Liên đi siêu thị. Trong khi bà vui vẻ lắng nghe những mong muốn của cháu nội, cháu ngoại mình thì đến bé Liên, bà bực bội nói: " Muốn mua gì thì cháu tự về bảo mẹ cháu mua cho, suốt ngày bám theo các em rồi chực vòi vĩnh".
Đứa bé tội nghiệp có biết gì hơn ngoài tủi thân. Khi về, ra đến ngoài đường không may gặp ngay mấy cậu thanh niên choai choai đi xe ẩu, bà chỉ lo kéo cháu ngoại và cháu nội "đích thực" của mình để mặc con bé Liên luống cuống tự tìm cách tránh để rồi không may bị sượt phải, ngã lăn ra đường ngất xỉu.
Chị Mai uất ức quá, 5 năm làm dâu, chị đã cố gắng nín nhịn, cố chiều lòng mẹ chồng hết mức, vậy mà...
Giờ chị chỉ muốn ở một mình cùng con gái. Nhìn khuôn mặt ngây thơ của con bé, chị thấy tội lỗi vô cùng. Con bé còn nhỏ nhưng rất ngoan, cũng rất hiểu chuyện. Chị miên man trong trí nghĩ nhớ lại những câu chuyện, những lời tâm sự của bé, chị mới ngộ ra rằng con bé đã nhận thức được hết mọi chuyện rồi. Điều đó càng khiến chị đau đớn.
Chị đã tìm cho mình được tổ ấm mới nhưng còn con gái chị, chị sinh ra con nhưng lại cho con cuộc sống nhiều nỗi buồn và oan ức này. Chị không biết rồi mọi chuyện sẽ ra sao nữa, liệu mẹ chồng chị sau chuyện này liệu có thấy chút ân hận? có cái nhìn khác và đối xử tốt hơn với con gái chị không?
Theo Vietnamnet
Ly hôn 4 năm rồi nhưng đêm nào tôi cũng phải 'phục vụ' chồng cũ đến sáng Nghe đến đó nước mắt tôi cứ trào ra hét lên hỏi tại sao? Hôm đó tôi còn không đủ sức dắt xe ra về nữa. Ngày tôi gặp anh, anh già đi rất nhiều, anh nhìn thấy tôi liền cười mếu máo xót xa: "Sao em biết mà đến đây? Em về đi". Tôi khóc hét lên... Tôi và Dũng yêu nhau...