Nước mắt bóng hồng sau song sắt
Ở ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) có một cô bé tên là Lê Thị Hồng Nhung, da trắng, răng khểnh duyên dáng. Nhưng chú ruột của Nhung nghiện, vợ chú lại buôn ma tuý. Bà ta lợi dụng cháu mình đưa hàng đến cho những kẻ trong đường dây.
Khép lại tương lai
Hồng Nhung sinh năm 1985, nhà ở số 64, ngõ 6A, ngõ chợ Khâm Thiên, phường Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. Trích lược bản án và hồ sơ quản lý phạm nhân của cô chỉ “lạnh lùng” vài câu: “Khoảng 16h45 phút, ngày 14/5/2003, Công an quận Đống Đa đã bắt quả tang Lê Hòa Bình (chú ruột của Nhung) đang tàng trữ một gói heroine có trọng lượng 3,6286g. Tiến hành khám xét tại phòng ngủ của Lê Thị Hồng Nhung (tầng 2) thu được 281,1257g heroine. Lê Thị Hồng Nhung khai, đã 3 lần mang heroine tới cho Hoa… Nhung giữ vai trò giúp sức trong vụ án”.
Vì ma tuý, Lê Thị Hồng Nhung đã ở trại giam 5 năm.
Năm 2003, Lê Thị Hồng Nhung mới tròn 17 tuổi, đang học lớp 12 tại một trường trung học danh tiếng. Do là vị thành niên, cô được tại ngoại và theo học hết cấp 3. Trong một lần ra phường xin dấu xác nhận làm hồ sơ thi đại học thì Nhung đã bị bắt đi thi hành án. Bản án 10 năm tù giam làm tan biến giấc mơ vào đại học.
Tính đến nay, Nhung mới chỉ cải tạo được hơn một nửa thời gian chấp hành bản án. Ban giám thị Trại giam Thanh Xuân, Hà Nội đã 3 lần đề nghị TAND TP Hà Nội xét duyệt giảm án cho cô. Họ đã quyết định giảm án 2 năm 3 tháng cho Nhung vì đã có thành tích cải tạo tích cực.
Năm 2006, cô đã đoạt giải 3 cuộc thi “Tìm hiểu về công tác phòng chống HIV/AIDS”, được tổ chức trong trại giam. Cô bé Nhung ngày nào đã trải qua 5 lần sinh nhật trong Trại giam Thanh Xuân. Lần nào vào thăm con gái trong trại giam, mẹ Nhung cũng khóc sụt sùi. Bà vẫn duy trì quán cháo lòng một mình, không người phụ giúp… kinh tế ngày càng sa sút, không “kham” nổi việc kiếm tiền thăm nuôi con trong trại giam nữa…
Cuộc trả giá lâu dài
Video đang HOT
Trại giam Thanh Xuân cũng giam giữ nhiều người từng đi buôn ma tuý quê ở Điện Biên, Sơn La… Trong số họ, bà Phạm Thị Khanh (trú tại xã Thanh Xương, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có hoàn cảnh đặc biệt hơn cả. Hiện bà Khanh chỉ còn lại một người thân duy nhất, đó là cô con gái tật nguyền tên là Tạ Thị Quỳnh Mai.
Trong kỳ thi đại học, cao đẳng vừa rồi, Mai đã trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm Hà Nội (ngành Giáo dục đặc biệt) và được nhận 1 suất học bổng do một tờ báo trao tặng. Còn bà Khanh phải tiếp tục đối mặt với bản án dài hơn 10 năm về tội “buôn bán – vận chuyển trái phép chất ma tuý”. Hôm chúng tôi mang thư của Mai vào Trại giam Thanh Xuân, bà Khanh đọc được nửa chừng thì nghẹn lại, những giọt nước mắt ân hận cứ theo nhau lăn dài trên gò má già nua…
Bà Phạm Thị Khanh đang khóc nấc lên khi đọc thư của cô con gái hiếu thảo. Khóc vì nỗi ân hận, xót xa…
Gửi thư tới chương trình “Tiếp sức đến trường”, Mai tâm sự: “Lên 3 tuổi, tôi đã ngã vào chiếc cưa thợ mộc của bố đang xẻ gỗ và bị nghiến dập cánh tay phải. Tôi may mắn được cứu sống, nhưng cánh tay phải đã bị cắt lìa gần tới bả vai.
Gia đình tôi luôn sống trong cảnh thiếu gạo ăn mấy tháng giáp hạt cuối năm. Do lao lực quá sức, bố tôi đã bị suy kiệt cơ thể, nhiều căn bệnh nan y phát tác, trong đó có suy thận mãn tính. Ngày qua ngày, tôi và mẹ chỉ ăn đọt sắn, lạc luộc chống đói, dành tất cả những gì có thể để chăm sóc cho bố.
Trong bước đường cùng, bố tôi đã đi vào con đường phạm pháp (vận chuyển trái phép chất ma tuý – PV). Năm tôi vào lớp 10 thì bố bị bắt, đi tù. Khi tôi chuẩn bị thi học kỳ 2 năm lớp 12 thì ông trút hơi thở cuối cùng trong trại giam. An táng bố xong, mẹ tôi cũng phải vào trại giam vì bao che cho bố. Mẹ đi rồi, con bé mười mấy tuổi đầu như tôi, chỉ với một cánh tay trái còn lại phải làm mọi việc để tự lo cho bản thân.
Tôi phải tập làm quen với việc giặt giũ, may vá, nấu ăn, đồng áng và cả việc đi xe đạp một tay để đến trường cách nhà 12 cây số. Ngày qua ngày, một mình tôi thui thủi trong căn nhà trống để hương khói cho bố và anh trai.
Nhiều đêm tôi thức trắng để ôn bài, nhưng nước mắt cứ tuôn chảy nhạt nhòa, không thể tập trung được. Tôi sẽ cố gắng hết mình để lấp đầy những lỗ hổng tình thương. Tôi đã thi và trúng tuyển vào Trường đại học Sư phạm Hà Nội, ngành Giáo dục đặc biệt và sẽ về Hà Nội để được gần mẹ hơn. Tôi sẽ vừa đi học vừa đi làm thêm, để hàng tháng vào thăm nuôi mẹ…”.
Tôi đọc giúp cho bà nghe nốt những trang cuối bức thư. Bà Khanh chỉ nói được một câu duy nhất:
“Mai ơi, mẹ xin lỗi con!”.
Theo Gia đình Xã hội
'Bóng hồng' dính vòng lao lý (P25): Vợ trẻ mang thai giết chồng trong cơn ghen mù quáng
Đang mang trong mình đứa con sắp ra đời nhưng khi nghe tin đồn chồng có "bồ nhí", người vợ trẻ vẫn nổi cơn ghen khiến tấn bi kịch xảy ra...
Bị cáo Trang tại phiên tòa xét xử
Phạm Thị Trang (SN 1991) và anh Đỗ Kiên Cường (SN 1987), trú tại tổ dân phố 3, phuờng Nghĩa Đức (Gia Nghĩa, Đắk Nông) kết hôn với nhau từ năm 2010 và chuẩn bị đón thêm một đứa con. Anh Cường vốn là một tài xế taxi còn Trang đi bán vé số để kiếm sống.
Thời gian đầu, vợ chồng Trang chung sống rất hạnh phúc. Tuy nhiên, không được bao lâu, anh Cường bỗng nhiên có thêm bồ nhí, kể từ đó, giữa hai vợ chồng thường xuyên xích mích, cãi vã lẫn nhau.
Phía hai bên gia đình đã nhiều lần đứng ra tổ chức hòa giải mâu thuẫn giữa anh Cường và Trang, nhất là khi biết Trang mới mang thai đứa con chưa được bao lâu. Những tưởng cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ sẽ yên bình trở lại khi có con. Thế nhưng, bi kịch lớn đã xảy ra mà kết thúc là cái chết đau lòng của anh Cường.
Chiều ngày 18/8, những người hàng xóm nghe thấy tiếng cãi nhau phát ra từ nhà của anh Cường và Trang. Đây là chuyện thường ngày xảy ra giữa cặp vợ chồng này, tuy nhiên lần này trận cãi vã đang diễn ra bỗng nhiên im bặt.
Khi người thân và hàng xóm chạy sang, trước mắt họ là anh Cường đang nằm quằn quại trên vũng máu giữa nền nhà, con dao nhọn cắm sâu trên ngực. Trong khi đó, Trang đã lấy xe máy đi ra khỏi nhà và không có mặt bên anh Cường.
Mặc dù đã được đưa đi cấp cứu, song do vết thương quá nặng, anh Cường đã tử vong trên đường đến bệnh viện. Sau khi đâm 25 nhát dao vào người chồng, cô đã phi xe máy chạy thẳng ra cầu Đắk Nông định nhảy xuống sông tự vẫn.
Tuy nhiên, một lúc sau, người nhà nhận được điện thoại của Trang, yêu cầu họ ra cầu đón về để đến cơ quan công an đầu thú về hành vi giết chồng.
Tại cơ quan công an, Trang đã thú nhận toàn bộ hành vi giết người của mình. Giàn dụa nước mắt, Trang kể lại quãng thời gian bị anh Cường đối xử thậm tệ, thậm chí là đòi ly hôn.
Trang cho biết, sau một thời gian cưới nhau, giữa hai vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn do một người con gái thứ ba. Kể từ khi Trang mang thai đứa con thứ hai, anh Cường có bồ nhí và trở nên hắt hủi, không quan tâm đến vợ con.
Có lúc, chồng trở về nhà và đòi bỏ đứa bé Trang đang mang trong bụng nếu là con gái. Lúc khác, anh Cường đâm đơn đòi ly hôn với Trang khiến cô không thể kìm lòng...
Ngày 26/11/2013, TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trang về hành vi Giết người.
HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Phạm Thị Trang 8 năm tù giam về tội giết người, đồng thời phải bồi thường cho gia đình người bị hại số tiền hơn 105 triệu đồng.
Theo Xahoi
Bị nhắc nợ, vung dao giết người Sáng qua (2-12), HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Nguyễn Thanh Hải (SN 1988, trú ở phố Đỗ Hạnh, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) tù chung thân về tội "Giết người". Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Hoa (trú ở phường Khâm Thiên, quận Đống Đa) - người đáng tuổi mẹ và cũng là người bạn...