Nước mặn tấn công, cá lóc tuột nhớt chết tràn lan ở Trà Vinh
Ngày 1-4, Chi cục Thủy sản tỉnh Trà Vinh cho biết, từ đầu năm đến nay hàng trăm hộ dân trong tỉnh thả nuôi được hơn 42,3 ha cá lóc với số lượng giống 21 triệu con, sản lượng thu hoạch bước đầu hơn 10.918 tấn; nhưng do ảnh hưởng hạn mặn khiến hàng chục tấn cá bị thiệt hại…
Từ đầu năm đến nay nông dân Trà Vinh thu hoạch hơn 10.918 tấn cá lóc, nhưng gặp khó khăn vì hạn mặn tấn công
Theo đó, do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài và xâm nhập mặn phức tạp đã khiến hơn khoảng 70 tấn cá lóc ở xã Lưu Nghiệp Anh (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) bị thiệt hại.
Từ đầu năm đến nay nông dân Trà Vinh thu hoạch hơn 10.918 tấn cá lóc, nhưng gặp khó khăn vì hạn mặn tấn công.
Cụ thể, người dân khi bơm nước vào các ao nuôi do thiếu kiểm tra, nên làm tăng độ mặn trong ao nuôi, có ao độ mặn dao động từ 8-14%o, khiến cá lóc từ 0,4- 1 kg/con bị tuột nhớt, nổi đầu…chết tràn lan.
Còn ở xã Định An (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh), nhiều hô nuôi với hơn 1,3 triệu con cá lóc giống bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn làm cá có biểu hiện lờ đờ, tấp mé, xù vảy…buộc phải thu hoạch sớm bán với giá chỉ 20.000 đồng/kg thấp hơn mức bình thường 8.000-9.000 đồng/kg…
Video đang HOT
Giá cá lóc không cao khiến người nuôi bị lỗ vốn
Hiện tại, độ mặn trên các con sông ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục duy trì mức cao, vì vậy ngành thủy sản lưu ý người nuôi cá lóc theo dõi chặt diễn biến và cẩn trọng việc thay nước trong các ao nuôi nhằm phòng tránh thiệt hại.
Cùng với việc hạn mặn gây khó khăn cho việc nuôi cá lóc, thì giá cá lóc giảm cũng khiến nhiều hộ nuôi cá lóc lao đao.
Nguyễn Thanh
Ở đây nuôi cá lóc nhìn dày đặc, bắt lên 47 tấn, bán 35 ngàn đồng/ký
Ông Huỳnh Văn Điện, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) phấn khởi cho biết, gia đình vừa xuất bán cá lóc đầu nhím đợt 1 với sản lượng 47 tấn, bán giá 35.000 đồng/ký, trừ chi phí lợi nhuận đạt 280 triệu đồng...
Xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) được mệnh danh là vùng đất thuần nông đất đai màu mỡ, phì nhiêu, giàu dinh dưỡng ngoài việc sản xuất cây lúa thì nuôi thủy sản cũng là thế mạnh để phát triển và mang về nguồn thu nhập cao cho nông dân.
Từ lâu xã Vị Đông vốn là vùng đất độc canh cây lúa, bởi người dân đã quen với việc trồng lúa, cũng nhờ cây lúa mà nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu cho địa phương.
Tuy nhiên trước tình trạng được mùa mất giá, sự biến đổi khí hậu, giá vật tư tăng cao, dịch bệnh khó kiểm soát,...nhiều hộ dân trồng lúa lâm vào cảnh khốn khó. Trước những khó khăn trên nhiều hộ dân đã tìm hướng đi mới lựa chọn nhiều loại cây trồng ,vật nuôi khác nhau.
Riêng với ông Huỳnh Văn Điện ở ấp 8 xã Vị Đông, huyện Vị Thủy đã chọn con cá lóc đầu nhím để đầu tư nuôi, bởi đây là đối tượng mang nhiều triển vọng trong thời điểm hiện nay.
Cá lóc là đối tượng nuôi có nhiều lợi thế do thích nghi với đa dạng địa hình, dễ nuôi, ít dịch bệnh với nhiều hình thức nuôi đa dạng như nuôi thâm canh trong ao đất, trong vèo,...đã mang về lợi nhuận cao cho nhiều hộ nuôi.
Cá lóc đầu nhím trong ao nuôi của gia đình ông Huỳnh Văn Điện được 40 ngày tuổi. Ao nuôi cá lóc thâm canh có mật độ thả nuôi trông khá dày đặc.
Ông Huỳnh Văn Điện cho biết: Gia đình ông từ trước giờ chỉ sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, nhưng thời gian gần đây tình trạng được mùa mất giá, sản xuất lúa không đem về lợi nhuận cao nên ông quyết định chuyển sang hướng khác.
Cách đây 2 năm, gia đình ông đã nuôi cá lóc theo hình thức nuôi trong vèo. Thấy cá lóc dễ nuôi, giá trị dinh dưỡng cao được thị trường ưa chuộng. Giờ đây trong khi mọi người vẫn còn bám trụ vào cây lúa thì ông đã mạnh dạn đầu tư chuyển từ đất trồng lúa sang đào ao nuôi cá lóc thâm canh.
Hiện tại ông Điện đang đầu tư nuôi 3 ao cá lóc với diện tích 3.000m2. Ông thả 400kg giống cá lóc đầu nhím với giá 220.000 đồng/kg cá lóc giống.
Theo ông Điện, chi phí đầu tư ao nuôi cá lóc 60 triệu đồng gồm: chi phí đào ao, đặt đường ống bơm thoát nước, chi phí thức ăn trong suốt giai đoạn nuôi tổng cộng khoảng 400 triệu đồng.
Ông vui vẻ cho biết: "Gia đình vừa mới thu hoạch xong cá lóc đợt 1 với tổng sản lượng 47 tấn cá thịt kích cỡ 500gr/con, với giá bán 35.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoảng chi phí gia đình ông còn lợi nhuận trên 280 triệu đồng từ ao nuôi cá lóc đầu nhím.
Cán bộ kỹ thuật thăm và tư vấn kỹ thuật nuôi cá lóc cho các hộ dân xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Theo ông Điện, sau khoảng 4 tháng nuôi, cá lóc đạt trọng lượng bình quân khoảng 500gr - 800 gr/con là có thể thu hoạch, xuất bán. Cá lóc có tỷ lệ sống cao, trung bình tỷ lệ sống đạt khoảng 80%. Đối với thức ăn công nghiệp cho cá lóc, hệ số chuyển đổi thức ăn FCR khoảng 1 - 1.4 kg thức ăn/kg cá tùy thuộc vào loại thức ăn và kỹ thuật của người nuôi.
Ông Điện chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá lóc thâm canh: Để nuôi cá lóc thành công đạt năng suất cao cần lưu ý chọn giống đều cỡ, không bị dị tật, bóng mượt, không xây xát; nên thả nuôi với mật độ vừa phải để dễ quản lý, hạn chế dịch bệnh xảy ra.
Nếu không gian chật hẹp, cá sẽ chậm lớn và hao đầu con ảnh hưởng đến chi phí nuôi cũng như hệ số tiêu tốn thức ăn sẽ tăng cao.
Mật độ thả nuôi cá lóc thích hợp là 40 - 60 con/m2. Trên bờ trồng cây ăn quả, vừa tạo bóng mát vừa tạo cảnh quan đẹp, giúp môi trường trong lành hơn. Thực hiện thay nước thường xuyên, giúp môi trường nuôi cá lóc sạch để cá tăng trưởng và phát triển tốt.
Yếu tố quan trọng mang lại thành công đó chính là con giống, kỹ thuật chăm sóc và yếu tố không thể thiếu là chất lượng thức ăn. Bởi, thức ăn chiếm một phần không nhỏ trong chi phí vụ nuôi cá lóc, nếu người nuôi lựa chọn được thức ăn có chất lượng tốt sẽ giảm được chi phí, góp phần tăng lợi nhuận và hiệu quả sản xuất.
Tin rằng với việc chuyển đổi mô hình canh tác từ lúa sang nuôi thủy sản, trong đó có nuôi cá lóc sẽ mang lại hướng đi mới cho người nông dân.
Nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng mà xây "biệt phủ", sắm xe hơi Nuôi cá lóc dày đặc trong bể xi măng giúp gia đình anh Lê Thiên Nhâm, thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa trở nên giàu có. Nhiều người trong vùng nói vui, hơn 10 năm "ăn ngủ" cùng đàn cá lóc mà anh xây được "biệt phủ", sắm xe hơi... Hơn 10 năm nuôi cá lóc dày đặc trong...