Nước mắm Việt Nam: Biểu trưng sẻ chia…

Theo dõi VGT trên

Điều gì làm nên sự khác biệt giữa ẩm thực Việt Nam với ẩm thực còn lại của thế giới? Đó chính là nước mắm, cho dù Việt Nam không phải là nơi duy nhất “ăn” nước mắm, càng không phải là nơi khai sinh ra thứ “nước cốt thần thánh” này.

Ngàn xưa đã là đặc sản

Sử liệu và chứng tích khảo cổ học được các nhà sử học châu Âu công bố cho biết nước mắm ra đời từ Carthage, một nước cộng hòa cổ ở Bắc Phi, nay là một phần của Tunisia. Từ thế kỷ II trước Công nguyên, cư dân Carthage đã phát minh ra kỹ thuật ướp cá biển với muối, kết hợp với sức nóng của ánh mặt trời vùng Địa Trung Hải để tạo ra thứ nước mắm Carthage, không chỉ để dùng mà còn để bán sang các nước láng giềng ở bờ bên kia Địa Trung Hải.

Nước mắm Việt Nam: Biểu trưng sẻ chia... - Hình 1

Vận chuyển nước mắm truyền thống tại Chợ Lớn (Sài Thành) năm 1968. Ảnh: T.L

Nước mắm là nguyên liệu bởi hầu như tất cả món ăn của người Việt đều phải dùng đến, đặc biệt là các món luộc, món gỏi. Nếu không có nước mắm được pha thành nước chấm thì các món này sẽ bất thành, vì tự thân chúng không thể trở thành một món ăn mà phải “sống” nhờ vào nước mắm và các loại nước chấm có sử dụng nước mắm (hay nước tương) để chế biến.

Năm 146 trước Công nguyên, người La Mã thôn tính Carthage và chiếm đoạt luôn bí quyết chế biến nước mắm của người Carthage. Từ Bắc Phi, kỹ nghệ làm nước mắm được du nhập vào La Mã, rồi lan tỏa đến các xứ Cartagena và Baelo Claudia (nay thuộc Tây Ban Nha) và Bretagne (nay thuộc Pháp), được dân châu Âu cổ xưa gọi bằng một cái tên chung là garum. Dấu tích của garum trong nền ẩm thực châu Âu hiện hữu trong cổ sử La Mã và trong những chiếc bình gốm cổ cao gọi là amphora, từng là bình đựng garum, nay đang trưng bày trong Bảo tàng Pompei (Ý) và trong một phế tích khảo cổ ở vùng Bretagne thuộc Pháp.

Vào thế kỷ V sau Công nguyên, từ châu Âu, garum và kỹ thuật chế biến ra thứ nước cốt này đã theo “con đường tơ lụa trên biển” thâm nhập vào châu Á, trở thành yulu () của người Trung Hoa, ishiri (nước mắm làm từ mực) và ishiru (nước mắm làm từ cá) của người Nhật Bản, nam pla của người Thái, kecap ikan của người Indonesia, patis của người Philippines, hay nước mắm của người Việt…

Trong gần 1.000 năm, từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV, nước mắm đã được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực Nhật Bản, cho đến khi người Tàu tìm ra cách thức ủ men đậu nành để làm ra nước tương và dùng thứ nước này làm gia vị thay cho nước mắm, thì nước mắm mới bị lãng quên dần và rời khỏi nền ẩm thực của cả Trung Hoa lẫn Nhật Bản.

Không có nguồn sử liệu nào ghi lại thời gian và nơi khai sinh ra nước mắm ở Việt Nam, ngoại trừ một số tư liệu truyền khẩu. Tuy nhiên, những phát hiện khảo cổ học và một số sử liệu liên quan đã góp phần xác nhận điều này. Theo đó, về vương quốc Champa ở vùng Nam Trung bộ Việt Nam hiện nay từng là một “cường quốc biển”. Thuyền buôn của người Chăm từng vượt biển đi buôn bán với các nước Arab, sang tới Địa Trung Hải. Các nhà khảo cổ học ở Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á và Thái Bình Dương của Đại học Sydney (Úc) đã tìm thấy một con tàu đắm chở các thùng gỗ chứa nước mắm trên một thương thuyền Champa sang buôn bán với La Mã cổ đại (khoảng thế kỷ IV sau Công nguyên).

Cuốn Việt sử đầu tiên có đề cập nước mắm là “Đại Việt sử ký toàn thư”, bản khắc in vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697), khi viết về sự việc vua Tống Chân Tông của nhà Tống ở Trung Hoa vào năm 997 đã ban chiếu phong vương cho vua Lê Đại Hành của Đại Việt và bãi bỏ lệnh đòi Đại Việt cống nước mắm mà triều đình Trung Hoa đã đặt ra trước đó. Như vậy thì muộn nhất là vào thế kỷ X, người Việt đã biết làm và dùng nước mắm.

Video đang HOT

Là gia vị, là món ăn chính

Vậy là nước mắm Việt đã có một lịch sử lâu đời, chí ít cũng hơn 1.000 năm tuổi. Và, cho dù nước mắm được phát minh ở châu Phi, được người châu Âu tiếp nhận rồi lan truyền sang châu Á; cho dù người Tàu và người Nhật biết đến và sử dụng nước mắm trước người Việt Nam cả 500 năm; cho dù người Hàn Quốc, người Thái Lan, người Philippines ngày nay vẫn còn dùng nước mắm trong nền ẩm thực của họ. Thì, nước mắm vẫn là tinh hoa của ẩm thực Việt, là tiêu chí để nhận diện ẩm thực Việt. Vì sao?

Trước tiên là vì cái cách mà người Việt dùng nước mắm trong nền ẩm thực của mình. Nếu người các xứ khác coi nước mắm chỉ là thứ dung môi để bảo quản thực phẩm như người Hàn Quốc dùng nước mắm trong chế biến kim chi, hay coi nước mắm là một thứ gia vị nêm nếm để làm cho món ăn ngon hơn như người Thái dùng nước mắm trong các món gỏi…, thì nước mắm vừa là nguyên liệu, vừa là gia vị, vừa là món ăn chính, vừa là dược liệu trong nền ẩm thực Việt Nam.

Là nguyên liệu bởi hầu như tất cả món ăn của người Việt đều phải dùng đến nước mắm, đặc biệt là các món luộc, món gỏi. Nếu không có nước mắm được chế biến thành nước chấm thì các món này sẽ bất thành, vì tự thân chúng không thể trở thành một món ăn mà phải “sống” nhờ vào nước mắm và các loại nước chấm có sử dụng nước mắm (hay nước tương) để chế biến.

Là gia vị bởi ngoài thực phẩm chay, thì hầu như món ăn nào của người Việt cũng đều dùng nước mắm để nêm nếm nhằm tăng thêm hương, thêm vị và thêm chất, khiến cho món ăn trở nên ngon hơn, đậm đà hơn và quyến rũ hơn. Mà cái sự nêm nếm bằng nước mắm của người Việt mới phong phú, tinh tế và vi diệu làm sao: Có món phải ướp nước mắm trước khi nấu mới ngon – như các món kho; có món vừa nêm vừa nấu thì nước mắm mới làm dậy mùi thức ăn – như các món xào; có món nấu chín rồi mới nêm thêm chút nước mắm để cho “vừa miệng” – như món canh; có món vừa ăn vừa nêm tùy theo khẩu vị của từng người – như món cháo…

Là món ăn chính là bởi vì tự thân nước mắm đã là một món ăn. Chỉ cần chan chút nước mắm lên chén cơm trắng hay những sợi bún tươi làm từ gạo là người Việt đã có được một bữa no. Nếu có thêm chút chanh, ớt, tỏi, đường nêm vào chén nước mắm nguyên chất; hoặc là rim nước mắm cùng với những thứ gia vị miền quê trên bếp lửa riu riu để trở thành món kho quẹt của người Nam Bộ thì món nước mắm đơn sơ ấy đã được “lên đời” thành một món ngon, nhất là đối với những người cần lao.

Là dược liệu hữu ích khi nước mắm cung cấp độ đạm cao cho người ăn. Đó là thứ đạm từ cá, vốn lành tính, tốt và an toàn cho sức khỏe của con người hơn so với đạm từ thịt động vật. Với người dân miền biển, nước mắm là một thứ dưỡng chất bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Vì thế trước khi lặn xuống biển sâu để đánh bắt hải sản, họ thường uống hay ngậm một ngụm nước mắm để chống lạnh và đề kháng với sức nước ép của nước biển. Nước mắm có công dụng kỳ diệu vậy đó.

Thứ đến, nước mắm chính là linh hồn của ẩm thực Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt khác với ẩm thực của các nước khác, thậm chí, có người còn cho rằng nước mắm là thứ có thể làm biến đổi món ăn của tha nhân thành món ăn Việt. Vì thế mà có chuyên gia ẩm thực đã nhận xét: “Bất cứ món ăn nào của Trung Hoa hoặc Pháp có sự góp mặt của nước mắm trong đó, đã trở thành món ăn Việt Nam. Giá trị của nước mắm vì thế trở nên độc nhất vô nhị trong nghệ thuật ẩm thực nói riêng, trong sức sống mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam nói chung”.

Sau cùng, nước mắm biểu trưng cho sự đoàn kết và chia sẻ trong bữa cơm của người Việt. Ở đó, chén nước mắm đặt chính giữa mâm cơm, tuy ít, lại không phải là cao lương mỹ vị, nhưng là món mà mọi người đều hướng đến, đều dùng và dùng vừa đủ mà không hề có ý độc chiếm, hay dùng nhiều hơn như đối với những món ăn khác. Có thể nói, trong bữa cơm Việt, mọi người đều dân chủ và bình đẳng như nhau trước chén nước mắm. Liệu có món ăn nào tải được giá trị nhân văn lớn lao như vậy hay không?

Theo Danviet

Xuân về trên Xín Mần

Một mùa xuân mới đã về, Xín Mần như cánh đào rừng bung nở giữa đại ngàn mờ sương. Mùa xuân của muôn hoa khoe sắc, của cây cối đâm chồi nảy lộc, của rạo rực lòng người, của cuộc sống ấm no đang thực sự về với Xín Mần.

Xín Mần những ngày vui

Chúng tôi tới Xín Mần những ngày cuối năm, trong tiết trời cuối đông lạnh lẽo. Con đường độc đạo từ Bắc Hà lên thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần, Hà Giang chưa đầy 30km nhưng xe ôtô chạy mất gần 2 giờ bởi những khúc cua quanh co ngoằn ngoèo, những cung đường xóc nảy người, một bên là vách đá dựng đứng còn phía đối diện là vực sâu.

Xuân về trên Xín Mần - Hình 1

Nét tươi tắn của các em học sinh Xín Mần tham quan cầu Cốc Pài. Ảnh: Hoàng Thắng

Giao thông phát triển, hạ tầng phát triển đã thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo. Trong nhiều năm liên tục, Xín Mần luôn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trên 10%, tỷ lệ giảm nghèo hiện nay theo tiêu chí mới còn khoảng 31,53% (mức giảm bình quân hàng năm trên 8,5%/năm). Thu nhập đầu người đạt hơn 12 triệu đồng/năm.

Song bù lại, trong chuyến đi lần này chúng tôi có thêm một lần được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những ngọn núi quanh năm bao phủ bởi mây mù được điểm xuyết bằng những mảng màu nâu, xen lẫn vàng, xanh của ruộng bậc thang. Rải rác ven đường là những ngôi nhà tường đá hoặc tường trình đắp đất dày cộp, bọn trẻ con chơi đùa hồn nhiên dưới những gốc đào nở sớm, thấy xe ôtô lóc cóc đi qua là lại đồng loạt dừng lại vẫy tay ríu rít.

Vừa bước xuống xe, chúng tôi gặp Xuân Phương - anh cán bộ trẻ phụ trách mảng văn xã của UBND huyện Xín Mần. Anh đùa tôi: "Đi đường chắc mệt lắm hả? Đặc sản của Xín Mần là những cung đường cua và xóc. Nhưng đường như vậy là dễ đi lắm rồi so với chừng vài năm trước, dân phượt mất 3-4 tiếng cho đoạn đường hơn 3 chục cây số đó là thường".

Lần trở lại này, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước diện mạo mới của Xín Mần hôm nay. Ít ai có thể ngờ, chỉ vài năm trước, nơi đây được biết đến như một huyện nghèo nhất của tỉnh Hà Giang, thậm chí nghèo nhất nước. Cuộc sống của người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trong một thời gian dài luôn trong cảnh đói ăn, thiếu mặc, "khát" chữ...

Vậy mà giờ đây, từ các xã vùng sâu, vùng xa đến trung tâm huyện, nhiều công trình được xây dựng khang trang, đường giao thông đi lại thuận tiện, đời sống của đồng bào các dân tộc được cải thiện. Những gương mặt sáng trong, những nụ cười no đủ, những ánh nhìn ấm áp... đều dễ bắt gặp khi đặt chân đến Xín Mần.

Hướng đi đúng, cách làm hay và cái tâm trong sáng "Vì sự phát triển cộng đồng các dân tộc thiểu số Việt Nam" của những người lãnh đạo nơi đây đã thực sự phát huy tác dụng. Nói đến Xín Mần, không thể không nhắc đến phong trào "Đại đoàn kết" (ĐĐK), làm đường "ĐĐK"; xóa nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo cũng nhờ ĐĐK, xây bể nước, làm trường học, trạm y tế, đắp đập, đào mương phai dẫn nước... đều nhờ các phong trào ĐĐK toàn dân. Chỉ thời gian ngắn, đồng bào các dân tộc trong huyện đã mở mới 250 tuyến đường giao thông có tổng chiều dài 676,5km. Trong đó, đường loại B là 77 tuyến, dài 310km; đường dân sinh 173 tuyến, dài 366,5km. Xín Mần là huyện đầu tiên của tỉnh hoàn thành 186/186 thôn, bản có đường giao thông với trên 70% là đường ôtô đến tận thôn, bản. Phong trào ĐĐK còn giúp xóa hàng ngàn nhà tạm cho người nghèo, cận nghèo; giúp di chuyển và ổn định dân cư ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở cao trên 970 hộ và làm cả chục km kênh mương dẫn nước tưới tiêu, phục vụ đời sống sinh hoạt cho thấy sự nhiệt huyết và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đã quy tụ được nội lực sức dân để "làm cho dân".

Đổi thay từ cây cầu Cốc Pài

Xuân về trên Xín Mần - Hình 2

Người dân Xín Mần phấn khởi khi có cầu Cốc Pài. Ảnh: H.T

Cây cầu Cốc Pài vừa khánh thành tháng 11.2016 sau 2 năm xây dựng có thể là chìa khóa mở ra một cánh cửa phát triển cho Xín Mần. Cầu được xây dựng bằng vốn tài trợ của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ, thuộc dự án tín dụng ngành giao thông giai đoạn 2 để xây dựng 76 cầu trên quốc lộ trên toàn quốc, với số vốn vay của JICA là 24.771 triệu yen Nhật, tương đương khoảng 4.700 tỷ đồng Việt Nam.

Nhìn từ xa, cầu Cốc Pài mới dài 337,28m, có trụ cao 65m, được xây kiên cố bằng bê tông cách cầu cũ chừng 60m, được chính quyền huyện Xín Mần định hướng là điểm nhấn để khai thác, thúc đẩy dịch vụ du lịch.

Sau khi cây cầu được đưa vào sử dụng, ông Hoàng Nhị Sơn-Chủ tịch UBND huyện Xín Mần nói: "Cầu mở ra không gian công nghiệp, đô thị, phát triển kinh tế - xã hội huyện Xín Mần nói riêng và hai tỉnh Hà Giang - Lào Cai nói chung".

Kỳ vọng vào cơ hội phát triển kinh tế tại huyện Xín Mần nói riêng và tỉnh Hà Giang nói chung, ông Hoàng Nhị Sơn - Chủ tịch UBND huyện Xín Mần cho biết, địa bàn Xín Mần được bao quanh bởi các đèo cao, suối sâu nên kết nối giao thông với vùng lân cận và khu vực trung tâm rất khó khăn. Trước đây, để kết nối với tỉnh lỵ là TP.Hà Giang (cách 160km), hoặc TP.Lào Cai, người dân phải vượt qua sông Chảy qua chiếc cầu treo cũ, có trọng tải nhỏ, yếu. Việc xây dựng cầu mới giúp cải thiện kết nối giao thông giữa hai tỉnh Hà Giang và Lào Cai, cũng như giữa huyện Xín Mần và các vùng lân cận.

"Du khách đã đến Xín Mần nhiều hơn, nếu như 6 tháng đầu năm nay lượng khách đến Xín Mần chỉ 9.000 lượt người, thì tới hết tháng 9, lượng khách đã vọt lên đến 16.000 lượt người, trong đó số lượng khách quốc tế gần 2.600 lượt người. Việc cầu Cốc Pài đi vào sử dụng sẽ giúp kết nối huyện Xín Mần với huyện Bắc Hà và cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Sau này, cây cầu cũng sẽ nối với cửa khẩu Xín Mần - Đô Long, một cửa khẩu sẽ được nâng cấp lên thành cửa khẩu quốc gia trong năm nay. Từ nay, các sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Xín Mần có cơ hội vươn xa"-ông Sơn nói.

Ngoài ra, theo ông Sơn, chính quyền huyện Xín Mần cũng sẽ đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng bằng việc tiến hành trồng những cây bản địa dưới chân 2 bên chân cây cầu để xây dựng cảnh quan đẹp hơn. Du khách khi tới đây sẽ được tận hưởng không gian yên tĩnh giữa thiên nhiên hùng vĩ và tham gia trải nghiệm sản phẩm du lịch nông nghiệp với người dân, như: bắt cá, hái rau rừng, ngủ nhà sàn và thưởng thức các sản vật.

Những người được hưởng lợi nhiều nhất chính là những người dân nơi đây. Làm việc chuyên chở thư báo đã 10 năm nay, ông Long Văn Minh hiểu rõ sự vất vả khi phải đi qua những cung đường ngoằn nghèo trước đây sang các bản làng. Với cây cầu mới, hàng ngày, ông tiết kiệm được thời gian đi lại tới gần 1 tiếng đồng hồ so với cây cầu treo cũ cách đó 60m.

Ông Minh nói: "Từ ngày có cây cầu mới, công việc của tôi thuận lợi hơn. Thư, báo và bưu phẩm tới nơi nhanh hơn. Ngoài ra, tôi cũng tiết kiệm được một nửa thời gian mỗi lần phải di chuyển qua cầu".

Còn đối với em Mã Thị Thiện (9 tuổi, dân tộc Tày), con đường tới trường hàng ngày của em giờ cũng trở nên an toàn hơn. "Trước đây lũ về chúng em rất lo khi qua sông qua suối. Giờ đây cầu mới làm chúng em yên tâm đi học chuyên cần. Bố mẹ em hồi trước phải mang rau quả ra chợ bằng cách cõng hàng hoặc ngựa thồ, thì giờ giao thông đi lại thuận tiện sẽ rút ngắn thời gian đến chợ, rau quả vẫn tươi ngon, bán được giá hơn" - em Thiện nói.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?
20:16:29 07/11/2024
Nóng nhất Weibo: Huỳnh Hiểu Minh bị bạn gái hot girl "chia tay đòi quà" 980 tỷ
22:03:55 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Căng: Diệp Lâm Anh đăng đàn tố 1 nhân vật quỵt nợ, con số cho nhiều người vay lên đến cả tỷ đồng
20:09:35 07/11/2024
Gửi mẹ ở viện dưỡng lão, con gái xem camera phát hiện nam điều dưỡng làm 1 việc ngoài sức tưởng tượng
22:00:32 07/11/2024
NSND Xuân Bắc thẳng thắn giải đáp câu hỏi "lên làm Cục trưởng có còn diễn hài không?"
19:05:04 07/11/2024
Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz
19:19:23 07/11/2024
Chồng đưa vợ xem bức ảnh 20 năm trước, zoom kỹ thì run rẩy khi phát hiện sự thật về bé gái ngồi phía sau
21:55:20 07/11/2024

Tin mới nhất

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

18:05:30 06/11/2024
Trưa 6/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) đã mời nữ tài xế quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên trụ sở làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Trận cuối của Ruud van Nistelrooy

Sao thể thao

23:24:03 07/11/2024
Ruud van Nistelrooy có trận đấu cuối trong vai trò HLV tạm quyền của Manchester United vào rạng sáng 8-12, khi Quỷ đỏ đón tiếp đội bóng Hy Lạp PAOK tại sân nhà Old Trafford trong khuôn khổ Europa League.

Nghệ sĩ bình luận sau chiến thắng bầu cử của ông Donald Trump

Sao âu mỹ

23:14:23 07/11/2024
Kể từ sau chiến thắng của ông Donald Trump, rất nhiều người nổi tiếng đã lên mạng xã hội để chia sẻ suy nghĩ của họ về kết quả này.

Sao nam đóng phim 20 năm không ai biết, ăn mặc như "trò cười" cả nước hay

Hậu trường phim

23:03:47 07/11/2024
Bị đánh giá là nam diễn viên vô dụng nhất giới giải trí, sao nam này quyết định làm nhiều trò lố để mong gây được sự chú ý.

Lời "tiên tri" của B Ray về HIEUTHUHAI

Nhạc việt

22:51:26 07/11/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI bất ngờ tung bài rap TRÌNH.Không một lời báo trước, màn đánh úp của thái tử làng nhạc khiến cư dân mạng phấn khích.

Lisa (BLACKPINK) lần đầu làm giáo viên dạy nhảy cho trẻ em

Nhạc quốc tế

22:42:26 07/11/2024
Nữ thần tượng tỏ ra khá bối rối nhưng vẫn chấp nhận thử thách dạy nhảy cho trẻ em trong chương trình Celebrity Substitute.

Phản ứng của dân tình khi em gái Công Vinh khoe vóc dáng nuột nà trên sân pickleball, U40 mà cữ ngỡ 20

Netizen

22:39:35 07/11/2024
Dù vừa mới gia nhập bộ môn pickleball nhưng em gái tiền đạo Lê Công Vịnh đã mê tít bộ môn thể thao mới này. Trên trang cá nhân Lê Khánh Chi thường xuyên chia sẻ những trang phục đi chơi thể thao.

Hot: Chủ tịch showbiz chi 7 tỷ đồng làm nàng thơ sốc đến mức oà khóc giữa nhà hàng

Sao châu á

22:15:37 07/11/2024
Chuyện tình của Hoàng Tử Thao và Từ Nghệ Dương được xem là phiên bản lãng mạn ngoài đời thực của tiểu thuyết ngôn tình theo motip tổng tài và nàng thơ .

Mỹ nhân VTV vừa tậu xế hộp hạng sang, 1 tháng sau lại gây choáng khi "flex" sổ đỏ trên tay

Sao việt

22:09:55 07/11/2024
Vào ngày 6/11, Huyền Lizzie đã chia sẻ story mới trên trang cá nhân. Mỹ nhân VTV gây sốt khi đăng tải bức hình flex cầm chiếc sổ đỏ trên tay.

Lá bàng có tác dụng gì?

Sức khỏe

21:35:46 07/11/2024
Một số nghiên cứu cũng đưa ra công dụng của lá bàng là tác dụng tốt với bệnh ung thư, đái tháo đường. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh để có thể khẳng định điều này.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...