Nước lũ cuốn 2 học sinh
Dắt xe qua đoạn đường ngập, 2 em nhỏ bị nước lũ cuốn trôi. Thi thể các nạn nhận được tìm thấy trưa nay.
Sáng 16/10, Phạm Nhật M. và Nguyễn Tuấn A. (cùng 13 tuổi, ở huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) đến nhà bạn ở xã Ngọc Lương, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Hóng biến Hòa Bình.
Khi cả hai quay về, nước lũ dâng cao gây ngập đường. Trong lúc dắt xe đạp vượt qua đoạn ngập lội, một em bị trượt chân.
Nạn nhân còn lại lao tới cứu thì bị lũ cuốn trôi.
Sau 4 giờ tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể M. và A. để bàn giao cho gia đình.
Sinh viên Nghệ An chống chọi với lũ lụt tại Huế
Những ngày qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đang "oằn mình" đối phó với trận lũ lịch sử. Phát huy tinh thần đoàn kết, vượt khó, sinh viên Nghệ An tại Huế đang cùng với người dân địa phương tích cực chống lũ, giúp đỡ nhau trong thiên tai, hoạn nạn.
Video đang HOT
Nhiều khu vực tại TP Huế ngập sâu trong nước lũ. Ảnh: Gia Bảo
Thông tin từ các cơ quan chức năng, do mưa kéo dài cùng với xả lũ của các hồ thủy điện thượng nguồn sông Hương vào ngày 10/10 đã khiến TP Huế và nhiều huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập trong biển nước.
Đợt lũ này, hầu hết các phường của TP Huế đều bị ngập nặng. Nhiều tuyến đường trung tâm TP. Huế và một số phường bị ngập sâu từ 1,5 đến 3m, nhất là khu vực phía Bắc sông Hương.
Đời sống sinh hoạt của người dân và sinh viên các tỉnh xa về bị đảo lộn, gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Hàng trăm hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu cùng đông đảo sinh viên ở các phường xã đã phải di dời khỏi chỗ thấp trũng đến nơi an toàn.
Nước lũ lúc mới ngập tại Trường Đại học Nông lâm Huế. Ảnh: Biển Đen
Em Phan Thị Thắm quê ở huyện Nghĩa Đàn, sinh viên năm 2 Trường Đại học Nông lâm cho biết, nước lũ lên nhanh khiến đường Phan Chu Trinh nơi em ở trọ ngập sâu khoảng 1,5m, trong phòng trọ ngập đến bụng. Ngay từ khi nước mới lên Thắm đã dọn đồ đạc di chuyển sang nhà bạn cùng lớp ở đường Hùng Vương trú tránh.
"Em bất ngờ vì đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh lũ lụt tại Huế. Nước ngập tứ bề, nhiều sinh viên không bám trụ được với phòng trọ của mình đã phải tìm nơi để di chuyển. Em may mắn được chuyển đến nhà bạn nên cũng đỡ vất vả hơn" - Thắm chia sẻ.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều hộ dân và sinh viên phải di dời chỗ ở. Ảnh: Biển Đen
Với em Lê Văn Biển quê huyện Thanh Chương, sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Nông Lâm, thì lũ lụt tại Huế thật kinh hoàng. Thường ngày, Biển trú ở đường Thái Phiên, gần trường ở bờ Bắc, nhưng khi lũ lên đã di chuyển sang đường An Cựu bên bờ Nam để ở.
Biển tâm sự: "Các bạn trú ở trong trường thì được lên tầng 2, còn bọn em trú ngoài thì phải di chuyển đến các nơi khác, do khu vực quanh Trường Đại học Nông Lâm mùa lũ thường ngập sâu. Em đến ở với bạn nhưng phòng trọ chỗ này cũng bị ngập nước, phải kê, dọn đồ đạc khá vất vả".
Quang cảnh phòng trọ của sinh viên Nghệ An - Hà Tĩnh ở Huế bị ngập nước. Ảnh: Nguyễn Bình
Sống trong vùng lũ, sinh viên Nghệ An tại Huế phải "chịu trận" chung với người dân giữa muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Đường phố ngập băng, nhiều nhà dân bị ngập sâu trong nước, hầu hết sinh viên phải co cụm trong các phòng trọ, dãy nhà trọ. Nước lên chừng nào thì canh chừng để kê giường, đồ đạc, xe cộ lên chừng đó. Trong giấc ngủ cũng thấp thỏm, lo lắng chuyện nước ngập.
Những ngày qua, nhiều khu vực trong thành phố Huế mất điện, khiến việc sinh hoạt càng thêm khó khăn, đặc biệt là việc nấu nướng và thông tin liên lạc.
Em Nguyễn Hữu Tú nguyên là Hội trưởng Hội sinh viên Nghệ An tại Huế cho hay, do mất điện kéo dài, điện thoại không nạp nguồn được nên việc liên lạc, tiếp cận với sinh viên đồng hương trong các khu vực ngập sâu ở bờ Bắc rất khó khăn.
Bên cạnh đó, việc đội giá một số mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhất là rau xanh khiến không ít sinh viên phải "kêu trời".
Em Nguyễn Thị Huyền, quê huyện Yên Thành, sinh viên năm 2 đại học Ngoại Ngữ chia sẻ: Ngày thường giá mỗi bó rau muống chỉ 3.000 - 4.000 đồng, nay lũ lụt phải mua tới 24.000 - 25.000 đồng. Một số loại rau quả khác tăng giá gấp đôi, gấp ba. Giá cả tăng cao cũng khiến túi tiền vốn đã eo hẹp của sinh viên giữa mùa lũ càng phải chắt chiu hơn.
Nhiều khu vực nước lũ dâng cao, mất điện, khiến sinh viên phải co cụm trong các nhà trọ, nhà tầng. Ảnh: Gia Bảo
Nước lũ tại Huế dâng cao đỉnh điểm vào các ngày 11, 12/10, các trường đại học trên địa bàn TP Huế đã đồng loạt cho sinh viên nghỉ học, đồng thời phối hợp với các ban ngành chức năng, tổ chức chống lũ, hỗ trợ nơi trú trọ, lương thực, thực phẩm cho sinh viên.
Trường Đại học Sư phạm đã chỉ đạo mở các phòng học để đón sinh viên của trường đang sống các vùng ngập nước đến tránh lũ; đồng thời kêu gọi sự chung tay giúp đỡ của thầy cô trong trường cùng các nhà hảo tâm để giúp các em vượt qua mùa lũ an toàn. Trường Đại học Nông Lâm bị ngập, mất điện, nhà trường đã cho sinh viên trú trọ tầng 2, chạy máy phát điện để sinh viên thắp sáng và nạp nguồn điện thoại, đồng thời cung cấp một số nhu yếu phẩm cần thiết....
Sinh viên dùng cánh cửa làm bè để đi lại trong lũ ở Huế. Ảnh: Gia Bảo
Trong hoạn nạn, phát huy tinh thần đoàn kết vượt khó, sinh viên Nghệ An tại Huế không chỉ tự vận động để "sống chung với lũ" mà còn tổ chức được một số hoạt động, như hỗ trợ, giới thiệu cho phụ huynh và tân sinh viên vào nhập học tìm chỗ trú trọ; hỗ trợ lẫn nhau di chuyển đồ đạc; cho các bạn nơi bị ngập sâu "ké" phòng, hỗ trợ giúp đỡ người dân chạy lũ...
Một số sinh viên người Nghệ An tham gia các câu lạc bộ thiện nguyện, đã tích cực hoạt động trong mưa lũ để giúp đỡ người dân và sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Em Nguyễn Văn Khánh quê Thanh Chương, sinh viên Trường Đại học Nông Lâm cho biết: Hiện nước lũ ở Huế đã rút, cho đến hết đêm 13/10 thì nhiều khu vực ở Huế đã thoát ngập, đã có điện. Trong quá trình nước rút, sinh viên Nghệ An ở các phường đã phối hợp với người dân dọn dẹp vệ sinh, chùi rửa nhà cửa, phòng trọ, xử lý rác, bùn đất...
Sinh viên Nghệ An, Hà Tĩnh tham gia chống lũ cùng nhà trường. Ảnh: Nguyễn Bình
Được biết tại TP Huế, hiện đang có hàng nghìn sinh viên Nghệ An theo học nhiều trường đại học khác nhau như Sư phạm, Nông Lâm, Y Huế, Ngoại ngữ, Kinh tế, Luật....Do hàng năm TP Huế thường bị lũ lụt, nên sinh viên xứ Nghệ học tập tại đây ít nhiều cũng đã quen với cảnh ngập nước, dọn phòng, chạy lũ... Tuy nhiên, đây là trận lũ lịch sử trong hơn hai chục năm qua tại Huế. Tình hình mưa lũ tại Thừa Thiên Huế đang còn diễn biến phức tạp, nước lũ đã rút sinh viên Nghệ An tại Huế đang nỗ lực phối hợp cùng người dân và chính quyền địa phương khắc phục hậu quả thiên tai để ổn định cuộc sống và học tập.
Tìm thấy thi thể phụ nữ bị lũ cuốn trôi tại Lâm Đồng Sau một thời gian tích cực tìm kiếm, sáng 11/10, người dân địa phương cùng cơ quan chức năng đã vớt được thi thể nạn nhân mất tích vào 22 giờ ngày 10/10 tại thôn 5, xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 22 giờ ngày 10/10, chị Nguyễn Thị Hoàng Yến, sinh năm 1993,...