Nước lau nhà có thể sản sinh chất nguy hiểm gây ô nhiễm không khí
Khi lau dọn nhà cửa, nhiều người thích dùng nước lau nhà có mùi chanh và bật nhiều đèn để dễ lau vết bẩn, tuy nhiên, sự kết hợp này có thể thành tai hại.
Nghiên cứu mới đây đăng trên tờ Khoa học và Công nghệ Môi trường đã tìm ra một số sản phẩm tẩy gia dụng thường được sử dụng có thể ngầm sản sinh chất ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí trong nhà xảy ra khi mùi của nước lau sàn phản ứng với một hợp chất có trong sản phẩm – được gọi là limonene – cùng với ánh sáng.
Nước lau nhà có thể sản sinh chất nguy hiểm gây ô nhiễm không khí.
Limonene có trong vỏ chanh và vỏ cam, được nhà sản xuất sử dụng trong sản phẩm lau chùi để tạo mùi. Những hợp chất này không độc và an toàn.
Tuy nhiên, limonene có thể kích thích tạo nên một phản ứng hóa học khi tiếp xúc với mùi của nước lau sàn và ánh sáng. Chúng tạo nên chất ô nhiễm không khí, có thể gây khó chịu cho mắt và da, từ đó góp phần trong các vấn đề sức khỏe.
Để tìm hiểu xem ô nhiễm trong nhà xảy ra như thế nào, các nhà khoa học từ Trường Đại học Toronto và Trường Đại Học Bucknell ở Pennsylvania đã sử dụng một môi trường để kích thích tạo ra phản ứng giữa limonene với khí chlorine và axit hypocholorous có trong sản phẩm lau chùi.
Limonene và các khí trong sản phẩm nhanh chóng giải phóng một chất lỏng dễ bay hơi vào bóng tối. Nhưng các hợp chất sản sinh ra các chất khí gọi là aerosol hữu cơ thứ cấp (SOAs) khi có ánh đèn huỳnh quang hoặc ánh mặt trời.
Video đang HOT
SOAs là thành phần chính cấu thành các hạt bụi PM 2.5. Những vật thể siêu nhỏ này có thể tạo ra một làn khói bụi mức độ cao và cũng có thể đi vào sâu trong phổi.
Phơi nhiễm với những chất này có thể gây nên ảnh hưởng sức khỏe trong thời gian ngắn, bao gồm khó thở, ho, hắt xì và khó chịu ở mắt, mũi, cổ họng. Trong một số trường hợp, hít vào các hạt bụi PM 2.5 có thể ảnh hưởng tới chức năng phổi và dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng hơn đối với người bị hen suyễn hoặc bệnh tim.
CNN đưa tin ngày thứ Tư, phơi nhiễm lâu dài với những hạt lơ lửng này cũng được cho là có liên quan tới viêm phế quản và làm tăng nguy cơ bị bệnh ung thư phổi, bệnh tim. Những nghiên cứu trước đó cho thấy nồng độ cao của hạt bụi PM 2.5 mà những nơi công cộng có thể sản sinh, bao gồm các phòng chờ cấp cứu, cửa vào bệnh viện và nhà xác. Để bớt gặp phải những tác dụng không mong muốn của các sản phẩm lau chùi trong nhà, các nhà nghiên cứu khuyên mọi người nên mở cửa sổ khi lau nhà bằng nước lau sàn và bằng các sản phẩm có mùi cam quýt.
Huy Hoàng
Theo medicaldaily/vietQ
Tập thể dục ngoài trời sao cho đúng cách và thải loại được sự ô nhiễm
Không gian ngoài trời là sân tập lý tưởng nhất với những người tập thể dục. Tuy nhiên, trong điều kiện không khí bị ô nhiễm, việc tập thể dục ngoài trời cũng cần lưu ý để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nên luyện tập tại những nơi có nhiều cây xanh, sông, hồ nước trong sạch trong điều kiện không khí ô nhiễm
Lợi ích của việc tập thể dục ngoài trời
Tiêu tốn nhiều calo hơn. Trên các máy tập chạy, cơ thể bạn biết chính xác sẽ tiêu tốn bao nhiêu calo. Nhưng các đường chạy trong công viên cho bạn nhiều thử thách hơn, nhiều đường đi phức tạp hơn, và cơ thể bạn sẽ phải tiêu tốn nhiều calo hơn.
Tinh thần thoải mái hơn. Hít thở khí trời có thể tạo ra cảm giác thoải mái, tâm trí của bạn cũng phấn chấn hơn, khiến bạn muốn làm việc tích cực hơn nữa. Luyện tập ngoài trời cũng tạo ra cảm giác có sức sống mới, tràn đầy năng lượng.
Tránh vi khuẩn gây bệnh. Phòng tập thể dục là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh độc hại trên các tay cầm thiết bị, trên sàn tập. Thực tế không khí trong nhà cũng ô nhiễm gấp 2-5 lần ngoài trời.
Tăng cường hiệu suất tập luyện. Một cuộc khảo sát năm 2011 đã cho thấy không gian ngoài trời có thể tăng cường hiệu suất tập luyện. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người tập thể dục ngoài trời không chỉ đạt kết quả tốt hơn về thể chất mà còn có xu hướng gắn bó với chế độ tập luyện của họ lâu hơn, thường xuyên hơn.
Tăng cường vitamin D. Những người hoạt động thể chất mạnh như chạy bộ, chơi bóng rổ hay bóng đá trong 3 hoặc nhiều giờ một tuần giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim 22%. Ngoài việc giảm cholesterol trong máu, những hoạt động thể chất ngoài trời có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.
Lưu ý khi tập thể dục và sự liên quan về ô nhiễm
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn khiến cho chỉ số chất lượng không khí (AQI) khu vực ven đường và khu dân cư bị ảnh hưởng. Hơn nữa tất cả các bài thể dục ngoài trời đều luôn gắn liền với hoạt động hô hấp, đặc biệt là nhịp thở. Mức hoạt động thể lực càng cao, nhịp thở càng tăng để hấp thu không khí càng nhiều, cũng có nghĩa là khối lượng chất ô nhiễm hít vào tỷ lệ thuận mức độ hoạt động thể lực, nhịp thở, kiểu thở và nồng độ chất ô nhiễm của môi trường xung quanh.
Hoạt động thể lực càng cao sẽ làm tăng nhịp thở, vì vậy chúng ta thường thay đổi kiểu thở từ mũi sang miệng, khi đó, người tập khó có thể lọc chất ô nhiễm được. Nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới chứng minh rằng ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lớn và trẻ em, chúng làm giảm chức năng phổi, gây viêm phế quản cấp và mạn, gia tăng các bệnh lý về hô hấp và tim mạch, tăng nguy cơ bị ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tăng huyết áp...
Tập thể dục ngoài trời đúng cách
Không tập luyện thể thao tại các nơi ô nhiễm không khí cao như ven đường giao thông nhộn nhịp trong thời gian cao điểm của khói bụi và gần các khu sản xuất công nghiệp. Nên luyện tập tại những nơi có nhiều cây xanh, sông, hồ nước trong sạch, thoáng khí như công viên hoặc khu dân cư yên tĩnh, môi trường trong lành. Nếu sống ở những nơi ô nhiễm cao hoặc không có điều kiện tập luyện ngoài trời thì có thể luyện tập trong nhà.
Thời gian tập luyện ngoài trời tốt nhất là trước 7 giờ sáng và sau 8 giờ tối. Đây là thời điểm nồng độ chất ô nhiễm xuống thấp nhất và nhiệt độ môi trường cũng giảm.
Chú ý lắng nghe cơ thể khi có những triệu chứng cảnh báo như: ho, đau thắt ngực, khò khè, đau khi hít sâu, khó thở và mau mệt... để ngưng tập luyện, giảm thời lượng và cường độ tập luyện, tăng các khoảng nghỉ ngơi và uống nước đầy đủ. Người lớn, trẻ em có bệnh tim mạch, bệnh về đường hô hấp nhạy cảm với ô nhiễm không khí cần đến các bác sĩ tư vấn để chọn chế độ tập luyện ngoài trời hay trong nhà phù hợp nhất.
Tránh tập nặng. Những bài tập nặng khiến tim đập nhanh và phải hít thở mạnh là điều nên tránh trong những ngày không khí ô nhiễm. Việc hít thở mạnh trong điều kiện ô nhiễm không khí đồng nghĩa với việc bạn sẽ hít phải nhiều khí và bụi gây hại hơn. Các bài tập ở mức vừa phải như đi bộ xen kẽ chạy, yoga; nên tránh những bài tập cường độ mạnh như đá bóng, chạy nước rút.
Đeo khẩu trang khi ra đường luyện tập. Việc đeo khẩu trang sẽ giảm hít phải những loại bụi và khí có hại. Điều này sẽ khiến cơ thể khỏe hơn và thoải mái hơn khi luyện tập sau đó.
Theo anninhthudo
Không nên để đầu trần ra đường phố ô nhiễm Theo The Daily Mail, ô nhiễm không khí có liên quan đến việc giảm nồng độ các protein quan trọng đối với sự phát triển của tóc. Theo các nhà nghiên cứu, bạn nên dành ít thời gian hơn trên đường phố nếu bạn sống ở khu vực phi sinh thái. Theo các nhà nghiên cứu, bạn nên dành ít thời gian hơn...