Nước giàu dư 1,2 tỉ liều vắc xin Covid-19, 241 triệu liều sắp hết hạn
Một công ty phân tích nghiên cứu nguồn cung vắc xin Covid-19 toàn cầu ước tính các nước giàu nhất đang sở hữu đến 1,2 tỉ liều mà không dùng đến và 1/5 số đó sẽ sớm hết hạn sử dụng.
Máy bay chở vắc xin do COVAX phân phối tại Ethiopia. Ảnh REUTERS
Hãng phân tích khoa học Airfinity (Anh) cho rằng các nước giàu đang gia tăng tích trữ nguồn vắc xin Covid-19 và có thể đang sở hữu 1,2 tỉ liều mà họ không cần đến, ngay cả khi họ đang tiêm liều tăng cường, theo BBC ngày 22.9.
Video đang HOT
Ông Matt Linley, trưởng nhóm nghiên cứu tại Airfinity cho biết khoảng 241 triệu liều trong số đó có nguy cơ hết hạn sử dụng nếu không được viện trợ sớm. Bên cạnh đó, các nước nghèo thường nhận được vắc xin khi hạn sử dụng chỉ còn lại khoảng 2 tháng.
Tuy nhiên, nhà phân tích này cũng cho rằng có thể không phải các nước giàu tham lam mà nhiều khả năng là vì họ không biết vắc xin nào hiệu quả nên đã mua nhiều loại.
Ông Linley nói rằng các nhà sản xuất vắc xin đang chế tạo 1,5 tỉ liều mỗi tháng và 11 tỉ liều sẽ được sản xuất đến cuối năm nay. “Họ đang sản xuất số lượng khổng lồ. Lượng vắc xin đã tăng lên rất nhiều trong 3-4 tháng qua”, ông Linley cho hay.
Với nghiên cứu mới nhất, Airfinity muốn đảm bảo với các nước giàu rằng nguồn cung vắc xin là dồi dào và không cần phải tích trữ vắc xin không cần thiết. Thay vào đó, họ có thể viện trợ lượng vắc xin dư cho các nước khác.
Đến nay, hơn nửa dân số thế giới chưa được tiêm một liều vắc xin Covid-19 nào. Theo Tổ chức Quan sát nhân quyền, 75% số liều vắc xin Covid-19 trên thế giới được đưa đến chỉ 10 nước. Đơn vị tình báo kinh tế (EIU) thuộc tập đoàn The Economist ước tính một nửa số liều vắc xin Covid-19 được sản xuất đến nay chỉ đến tay 15% dân số toàn cầu, các nước giàu nhất tiêm nhiều gấp 100 lần nước nghèo nhất.
Các nước giàu đã cam kết viện trợ vắc xin nhưng đến nay mới chỉ hoàn thành một phần rất nhỏ. Cơ chế phân phối vắc xin cho các nước thu nhập trung bình và thấp COVAX bị thiếu nguồn cung từ khi Ấn Độ ngừng xuất khẩu vắc xin, nên chủ yếu phải dựa vào nguồn viện trợ của nước giàu. Tổng giám đốc COVAX Aurelia Nguyen cho hay những liều vắc xin được cho thường là sắp hết hạn, gây khó khăn lớn cho công tác phân bổ và vận chuyển đến các nước nhận.
WHO và các tổ chức tài chính lớn hối thúc ưu tiên vaccine cho các nước nghèo
Bốn trong số những tổ chức y tế, thương mại và tài chính lớn nhất thế giới đã đề nghị các hãng bào chế vaccine ngừa COVID-19 ưu tiên cung cấp cho các nước nghèo hơn để có nguồn lực đối phó với "tình trạng thiếu (vaccine) nghiêm trọng và đáng báo động" hiện nay.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Selangor, Malaysia ngày 21/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong tuyên bố chung ra ngày 31/7, lãnh đạo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh hiện là thời điểm các nước đã tiến xa trong công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 của mình chia sẻ nguồn vaccine cho các nước nghèo hơn.
Tuyên bố tái khẳng định tính cấp bách của việc cung cấp khả năng tiếp cận vaccine ngừa COVID-19, các xét nghiệm và các phương pháp điều trị cho mọi người dân trên khắp thế giới. Trong vấn đề vaccine phòng bệnh, hạn chế lớn nhất hiện nay chính là sự thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cho các nước thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là trong những tháng còn lại của năm 2021.
Các tổ chức trên kêu gọi các quốc gia đã triển khai thành công chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên diện rộng chia sẻ nguồn vaccine của mình cho các nước thu nhập thấp hoặc trung bình cũng như thông qua cơ chế phân phối vaccine COVAX hay AVAT (Tổ chức tín thác châu Phi mua lại vaccine).
Tuyên bố cũng nhấn mạnh các hợp đồng giao vaccine phòng COVID-19 cho các nước nghèo hơn đang bị trì hoãn và hiện mới chỉ có khoảng 5% số lượng vaccine theo hợp đồng được chuyển tới các nước. Trước thực tế này, WHO, WTO, IMF và WB đã hối thúc các nhà sản xuất vaccine tăng công suất dành cho các nước nghèo và đảm bảo ưu tiên cung cấp vaccine thông qua cơ chế COVAX và các nước thu nhập thấp, trung bình, thay vì chú trọng quảng bá cho các liều vaccine tăng cường (mũi tiêm thứ ba) và các hoạt động khác.
Ngoài ra, chính phủ các nước cũng cần giảm bớt hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các rào cản đối với xuất khẩu vaccine và các thành phần bào chế vaccine cũng như nhấn mạnh tới sự cần thiết tháo gỡ nút thắt của chuỗi cung ứng.
Theo hãng tin AFP của Pháp, các nước trên toàn thế giới hiện đã tiêm hơn 4 tỷ liều vaccine phòng COVID-19. Ở các nước được WB xếp vào nhóm thu nhập cao, tỷ lệ tiêm chủng là 98,2 liều/100 người. Tỷ lệ này giảm xuống còn 1,6 liều/100 người ở 29 quốc gia có thu nhập thấp nhất.
Tổng thống Duterte: Nạn thu gom vắc xin 'hành hạ các nước nghèo' Ngày 21-9, trong bài phát biểu đã ghi hình trước tại đại hội đồng LHQ, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ trích các nước lớn thu gom vắc xin COVID-19 trong khi các nước nhỏ hơn phải chờ đợi nguồn vắc xin "nhỏ giọt". Video ghi hình bài phát biểu của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte được phát tại cuộc họp của Đại...