Nước giải khát chứa chất gây ung thư có mặt tại Việt Nam
Ngay sau khi Đài Loan phát hiện một loạt sản phẩm có chứa chất gây độc, tại thị trường TPHCM không khó để tìm ra những sản phẩm liên quan.
Sản phẩm nước ép trái cây và xirô của Công ty Jin Zhuan (Đài Loan) được bày bán tại TP.HCM
Tại chợ Bình Tây (Q.6), các tiểu thương cho biết từ sau “khủng hoảng” chất lượng sản phẩm sữa bột, hạt trân châu Trung Quốc, họ chuyển sang sử dụng các sản phẩm trong nước hoặc của Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ… Trong đó, hàng Đài Loan bán chạy nhất do so với sản phẩm cùng loại trong nước chỉ có giá bằng hoặc nhỉnh hơn nhưng hiệu quả sử dụng cao hơn.
Tiểu thương chưa biết
Hiện các quán, nhà hàng ưa chuộng loại xirô và nước ép trái cây Đài Loan bình nhựa 2,5l của Công ty TNHH kỹ thuật hóa sinh Jin Zhuan. Với giá từ 120.000-130.000 đồng/bình, loại xirô này được người bán cho biết có vị thơm hơn xirô trong nước và thiết kế bao bì tiện dụng (can nhựa trong khi sản phẩm nội bằng chai thủy tinh). Theo một chủ tiệm kinh doanh trà sữa ở Q.5, các loại hạt phục vụ việc chế biến trà sữa xuất xứ Đài Loan bán chạy nhất và hương vị khá đa dạng.
Chiều 27/5, nhiều điểm kinh doanh hàng gia vị tại chợ Bình Tây tỏ ra thận trọng khi khách hàng lạ đến hỏi mua. Chủ sạp gia vị trên đường Trần Bình (Q.6) cho biết xirô Đài Loan hút hàng lại về không đều nên phải đặt trước mới có. Mặc dù Công ty Jin Zhuan là đơn vị nằm trong danh mục có sản phẩm nhiễm chất độc hại nhưng hầu hết tiểu thương vẫn không hay biết. Hầu hết sản phẩm nhập khẩu đều không có tem phụ chữ tiếng Việt nên rất khó truy xuất nguồn gốc nhập khẩu.
Giám đốc một công ty sản xuất nước giải khát cho biết trong ngành sản xuất nước giải khát, chất tạo đục dùng để cải thiện tính cảm quan của thực phẩm dạng lỏng như nước cam, chanh, xirô, nước quả cô đặc, bột giải khát… Ngoài ra, chất tạo đục còn dùng trong sản xuất thạch. Trong danh mục phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, chất tạo đục được phép sử dụng và có quy định kiểm soát hàm lượng với tỉ lệ rất nhỏ.
Chất tạo đục không phải là chất bảo quản nên không có hại. Chất tạo đục được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên như cùi chanh, cùi cam vì vậy không ảnh hưởng đến sức khỏe, hiện chất tạo đục brobinated vegetable oil (BVO) mới là phổ biến nhất. Nhưng do hám lợi, nhiều nhà sản xuất hương liệu cho thêm hóa chất công nghiệp vào (thường được sử dụng trong ngành nhựa) nhằm giảm giá thành.
Lấy mẫu kiểm nghiệm thức uống
Video đang HOT
Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, từ đầu năm đến nay có khá nhiều lô hàng nhập khẩu phụ gia, nguyên liệu sản xuất các loại nước giải khát, nước trái cây, bột trái cây nguồn gốc xuất xứ Đài Loan được thông quan qua cảng Cát Lái (Q.2). Trong đó có một lô hàng khoảng 15 tấn chất Di (2-ethylhexyl), trị giá 44.800 USD nhưng ghi trong tờ khai dùng trong ngành nhựa. Ngoài ra, tính từ ngày 1-1 đến 27-5-2011 có khoảng 7.200 chai, lon nước giải khát nhập khẩu từ Đài Loan, chủ yếu là loại chai dung tích 580-600ml/chai.
Bột trái cây xuất xứ Đài Loan cũng có mặt ở thị trường VN. Bằng chứng là đã có khoảng 8,14 tấn bột trái cây được nhập về qua cảng Cát Lái trong gần năm tháng đầu năm nay. Bên cạnh đó còn nhiều lô hàng nguyên liệu nước ép trái cây tổng hợp hương táo, nhãn, nho, đào… với số lượng hàng trăm thùng đã được nhập về TP.HCM.
Ngày 27/5, Sở Y tế TPHCM cho biết đã chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP đi kiểm tra, lấy mẫu một số thức uống trên thị trường để kiểm nghiệm tìm chất DEHP.
Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP, cho biết ngay trong ngày hôm qua chi cục đã cử người đến siêu thị, cơ sở sản xuất, phân phối để lấy 10 mẫu thức uống có chất tạo tủa (chủ yếu là thạch dừa) gửi đến cơ quan chức năng kiểm nghiệm nhanh. Dự kiến thứ hai tuần sau (ngày 30-5) sẽ có kết quả. Ông Hòa cũng đã cùng cán bộ của chi cục đến kiểm tra đột xuất và lấy mẫu kiểm nghiệm sản phẩm của một công ty phân phối thức uống nghi ngờ có chất DEHP có nguồn gốc từ Đài Loan.
Hà Nội: Truy tìm chất dehp từ mẫu thực phẩm ngẫu nhiên
Chiều 27/5, ông Nguyễn Công Khẩn, cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay cục sẽ truy tìm chất DEHP – loại hóa chất độc hại được trộn trái phép vào chất tạo đục của nước ép, thạch, sữa… trên thị trường – thông qua các mẫu thực phẩm lựa chọn ngẫu nhiên. Ông Khẩn cho hay chiều qua, các chuyên gia về dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại Việt Nam đã cùng nhau họp bàn để tìm chọn loại thực phẩm đích để truy tìm chất DEHP. Danh sách các loại thực phẩm này được giữ bí mật đến phút cuối nhằm bảo đảm kết quả kiểm tra được khách quan.
Ông Khẩn cho biết cục đã kiểm tra nhưng không tìm thấy những mẫu sản phẩm bị thu hồi ở Đài Loan này có số đăng ký lưu hành tại cục. Tuy nhiên, trước khả năng các sản phẩm có hại này được nhập vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, cục đã liên hệ với Sở Y tế Đài Bắc, nhưng phía Đài Bắc cũng chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng nào về việc sản phẩm được các cơ sở thực phẩm của Việt Nam nhập theo đường chính thống. Dự kiến trong tuần tới Cục An toàn vệ sinh thực phẩm sẽ thông báo kết quả kiểm tra, truy tìm chất DEHP trong thực phẩm.
Tại chợ đầu mối Đồng Xuân và phố Hàng Buồm, những địa chỉ chuyên cung cấp các chất phụ gia để sử dụng trong thực phẩm, đồ ăn uống…, có nhiều chất phụ gia nguồn gốc trong và ngoài nước có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi được hỏi về các loại chất tạo đục trong nước ép hoa quả, thạch, sữa, chủ một số đại lý tại phố Hàng Buồm cho biết chưa nghe thấy phụ gia có chất DEHP bao giờ.
Theo Tuổi trẻ
Loại cốc nào tốt cho sức khỏe nhất?
Cốc là vật dụng sinh hoạt phổ biến nhưng cốc nhựa, cốc giấy, cốc thủy tinh hay cốc inox tốt cho sức khỏe nhất?
Không nên đựng cà phê vào cốc inox
Các loại cốc không gỉ như cốc inox thường đắt hơn cốc gốm, sứ. Bình thường, các nguyên tố kim loại trong cốc khá ổn định nhưng trong môi trường axit, các nguyên tố này có thể bị "hòa tan" vì thế dùng đựng cà phê, nước cam là không thực sự tốt cho sức khỏe.
Cốc giấy dùng một lần có thể chứa chất gây ung thư
Cốc giấy dùng một lần nhìn thì rất vệ sinh, thuận tiện nhưng nó có đạt tiêu chuẩn hay không thì thật khó nhận biết. Thường những chiếc cốc trắng tinh có thể đã được ngâm qua chất tẩy trắng, một yếu tố tiềm tàng gây ung thư. Còn những chiếc cốc mềm (biến dạng sau khi rót nước) hay bên trong cốc có nhiều bụi liti màu trắng... thì chắc chắn là hàng không nên dùng.
Ngoài ra, nhìn từ góc độ bảo vệ môi trường, chúng ta nên hạn chế dùng cốc một lần.
Cốc nhựa dễ tích trữ cặn
Cốc nhựa cũng là một loại cốc không được chào đón, bởi trong cốc nhựa thường có thêm một vài chất hóa học không tốt cho sức khỏe. Dùng cốc nhựa đựng nước nóng hoặc nước sôi thì các chất hóa học có độc đó sẽ dễ hòa tan trong nước, đồng thời cấu tạo vi quan của cốc nhựa có rất nhiều lỗ nhỏ, dễ tích lũy các chất đựng trong cốc, từ đó sinh vi khuẩn.
Nếu chọn cốc nhựa, cần chọn loại đạt các tiêu chí về an toàn vệ sinh.
Cốc men khá nguy hiểm
Cốc men rất đẹp nhưng tốt nhất không nên dùng bởi lớp men có thể giải phóng các nguyên tố kim loại nặng như chì khi đựng đồ nóng hay có tính kiềm, axit cao.
Cốc thủy tinh - loại cốc tốt nhất
Trong tất cả các loại chất liệu làm cốc thì cốc thủy tinh là cốc lý tưởng nhất. Cốc thủy tinh trong quá trình nung đốt không hàm chứa chất hóa học hữu cơ, khi chúng ta dùng cốc thủy tinh uống nước hoặc uống các loại đồ uống khác thì không phải lo lắng chất hóa học sẽ theo vào trong bụng, ngoài ra bề mặt cốc thủy tinh trơn bóng, dễrửa, vi khuẩn và chất cặn không dễ bám vào cốc, cho nên chúng ta nên dùng cốc thủy tinh là tốt nhất cho sức khỏe.
Cốc gốm sứ trắng tinh - vừa giữ nhiệt vừa an toàn
Cốc sứ trắng, không tráng men, không tô màu là loại cốc an toàn và giữ nhiệt tốt. Khi muốn uống đồ nóng hoặc nước trà thì nên lựa chọn loại cốc này.
Theo Dân Trí
10 thiết bị trong gia đình có nguy cơ gây ung thư Dưới đây là danh sách một số trang thiết bị trong gia đình và một số chất làm sạch trong gia đình chứa chất gây ung thư. Một số thiết bị gia dụng như: chất làm sạch kính, thảm, lò vi sóng rất có ích trong công việc gia đình. Nhưng đằng sau những lợi ích đó là một loạt những thiết bị...