Nước Đức kỷ niệm 25 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ
Đức đã mở màn các hoạt động kỷ niệm 25 năm sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ, với tâm điểm một bữa tiệc ngoài trời quy mô lớn có sự tham gia của các ngôi sao nhạc rock, các nhân vật biểu tượng cho tự do và hàng triệu người khác.
Những quả bóng được đặt tại nơi từng tồn tại Bức tường Berlin nhân lễ kỷ niệm 25 năm bức tường này sụp đổ.
Thủ tướng Angela Merkel, người lớn lên ở Đông Đức, đang dẫn đầu các hoạt động kỷ niệm kéo dài 3 ngày nhằm tưởng nhớ những người thiệt mạng trong khi cố gắng rời khỏi Đông Đức, trước một buổi lễ hoàng tráng vào Chủ nhật để đánh đấu việc chấm dứt sự chia rẽ thời Chiến tranh Lạnh vào ngày 9/11/1989.
“Tôi nghĩ các bạn không bao giờ quên cảm giác khi đó – ít nhất là tôi sẽ không bao giờ quên nó”, bà Merkel nói. “Tôi đã phải đợi 35 năm cho cảm giác tự do này. Nó đã thay đổi cuộc đời tôi”.
Các hoạt động kỷ niệm dưới khẩu hiệu “Dũng cảm vì Tự do” đã gợi nhớ một cuộc cách mạng hòa bình vốn khiến giới chức Đông Đức cuối cùng phải phá bỏ bức tường sau 28 năm tồn tại.
Nước Đức đã thống nhất trong vòng 1 năm, vào ngày 3/10/1990.
Ông Mikhail Gorbachev, nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, người đã thực hiện các cuộc cải cách giúp mở đường cho sự sụp đổ của Bức tường Berlin, cũng tham gia các hoạt động kỷ niệm tại Đức.
Tổng thống Obama thì nói rằng thế giới cần nhớ các bài học từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin.
Video đang HOT
Thái tử Charles của Anh trong chuyến thăm Bức tường Berlin năm 1972.
“Tôi không bao giờ quên những cảnh tượng người Đông Berlin phấn khởi xuống đường, đầy lùi lực lượng an ninh, phá bỏ bức tường vốn đã chia chắt họ quá lâu với bạn bè, gia đình và thế giới bên ngoài”, ông Obama cho biết trong một tuyên bố.
Bà Merkel sẽ tham dự một buổi hòa nhạc vào hôm nay tại nhà hát lịch sử Berliner Ensemble. Và vào ngày mai 9/11, bà sẽ khai trương một triển lãm lớn tại Bernauer Strasse, một con phố từng bị chia cắt bởi Bức tường Berlin.
Sau một buổi lễ tại quảng trường Gendarmenmarkt, ít nhất 2 triệu người dự kiến sẽ tập trung tại Cổng Brandenburg, biểu tượng thống nhất của nước Đức, để tham gia lễ kỷ niệm quy mô lớn. Ông Gorbachev, cựu Tổng thống Ba Lan Lech Walesa, Tổng thống Đức Joachim Gauck, cựu Thủ tướng Hungary Miklos Nemeth nằm trong số những nhân vật cấp cao tham dự sự kiện.
Các hoạt động kỷ niệm cũng bao gồm một màn trình diễn pháo hoa.
Bức tường Berlin được Đông Đức dựng lên vào tháng 8/1961 nhằm chia cắt Đông và Tây Berlin và ngăn chặn những cuộc di cư ồ ạt của người dân từ Đông Đức sang Tây Đức. Bức tường là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Chiến tranh Lạnh và việc chia cắt nước Đức.
Nhiều người đã thiệt mạng khi vượt qua Bức tường Berlin để sang Tây Đức.
Vào ngày 9/11/1989, các nhân viên an ninh biên giới Đông Đức, bị áp đảo bởi các đám đông lên tới trên 10.000 người, đã buộc phải mở các cánh cửa sang Tây Berlin, cho phép mọi người đi qua tự do lần đầu tiên trong 28 năm kể từ khi bức tường được xây dựng. Bức tường đã bắt đầu bị phá hủy cùng ngày.
Ít nhất 389 người đã thiệt mạng trong khi cố gắng tìm cách vượt qua bức tường để sang Tây Berlin, theo một con số thống kê chính thức, mặc dù các nhóm nạn nhân đưa ra con số cao hơn nhiều.
An Bình
Theo AFP
NATO họp thượng đỉnh quan trọng nhất từ khi Bức tường Berlin sụp đổ
Hội nghị Thượng đỉnh năm 2014 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm nay (theo giờ VN) đã khai mạc tại xứ Wales (Vương quốc Anh) trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với số lượng chưa từng có các cuộc khủng hoảng an ninh quy mô toàn cầu.
Tàu khu trục HMS Duncan của Anh tới Cardiff, xứ Wales, hỗ trợ an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh NATO.
Hội nghị Thượng đỉnh diễn ra từ ngày 4-5/9 (theo giờ địa phương) ở ngoại ô thủ phủ Cardiff của xứ Wales, thu hút sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia tới từ 28 nước thành viên NATO. James Stavridis, Cựu Tư lệnh Tối cao NATO giai đoạn 2009-2013 và hiện nay là Chủ nhiệm Khoa Luật pháp-Ngoại giao của Trường Fletcher (Đại học Tufts), đánh giá "rõ ràng đây là hội nghị thượng đỉnh quan trọng nhất của NATO kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ vì hàng loạt cuộc khủng hoảng đang đồng thời bùng phát ở khắp nơi trên thế giới".
Theo ông James Stavridis, những mối lo ngại chính hiện nay là hoạt động của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria, Iraq và dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; vấn đề NATO rút quân khỏi Afghanistan và sứ mệnh dài hạn tại quốc gia Tây Nam Á này; mối đe dọa ngày càng gia tăng của tin tặc, dịch bệnh Ebola và "rất nhiều vấn đề khác"... Tuy nhiên, ông Stavridis cho rằng vấn đề sẽ chi phối các cuộc thảo luận tại hội nghị giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và khoảng 60 nhà lãnh đạo khác sẽ là việc NATO phải làm gì trước cuộc khủng hoảng tại Đông Nam Ukraine, nơi mà họ cáo buộc đang có sự can thiệp từ Nga bất chấp những tuyên bố bác bỏ từ Moskva.
Quân đội Ukraine tham gia chiến dịch ở miền đông.
Cho dù Moskva nhiều lần phủ nhận, chính quyền Kiev vẫn cáo buộc binh sĩ Nga đang được triển khai tại Đông Nam Ukraine, vấn đề đe dọa sẽ làm bùng phát một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai nước láng giềng này và có khả năng lôi kéo sự tham gia của các cường quốc quân sự lớn nhất trong NATO, như Mỹ và Anh. Ông Michael Clarke, Viện trưởng Viện Nghiên cứu "Royal United Services Institute" (RUSI) có trụ sở tại London, nhận định: "Nếu như NATO không cho thấy một sự phản ứng đáng kể (trước hành động của Nga ở Ukraine), khi đó tiếng nói của liên minh này về vấn đề Trung Đông, hay những sự kiện ở Ấn Độ Dương... sẽ không còn quan trọng nữa. Có cảm giác Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Wales sẽ trải qua một chương trình nghị sự rất dài, song trên thực tế chỉ có một vấn đề thật sự trọng tâm. NATO cần phải đưa ra một loạt chính sách có thể ứng phó được với hành động của Nga".
Cũng theo giới bình luận, cách phản ứng của NATO đối với những thách thức an ninh hiện nay, đặc biệt là cuộc khủng hoảng Ukraine, là vấn đề đang được dư luận đặc biệt quan tâm vì nó thể hiện uy tín chính trị và tầm ảnh hưởng của liên minh quân sự này. Ngay trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ở Wales, Tổng thống Mỹ Obama ngày 3/9 đã tới Estonia trong một động thái dường như nhằm "lên dây cót tinh thần" cho các nước thành viên NATO nằm gần biên giới với Nga tại khu vực Baltic.
Charles Kupchan, chuyên gia cấp cao phụ trách các vấn đề châu Âu thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cho biết không phải ngẫu nhiên Tổng thống Obama lại chọn điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Âu lần này là Estonia, 1 trong 3 nước thành viên NATO giáp biên giới với Nga và có 25% dân số mang sắc tộc Nga. Theo ông Kupchan, "quyết định đó của người đứng đầu Nhà Trắng sẽ phát đi một thông điệp mạnh mẽ tới Moskva rằng cách hành xử của Nga là không thể chấp nhận được". Dư luận nhận định Tổng thống Obama sẽ cam kết bảo vệ với ba nước thành viên NATO ở khu vực Baltics trong trường hợp những nước này bị tấn công, điều phù hợp với Điều 5 trong hiến chương NATO, theo đó hành động tấn công một nước thành viên NATO bị coi là tấn công toàn bộ liên minh.
Ukraine không phải là một quốc gia thành viên NATO, song hai bên đã thành lập Ủy ban NATO-Ukraine, đồng nghĩa với việc Kiev có thể hợp tác với liên minh này trong một loạt lĩnh vực, bao gồm cả việc nhận viện trợ quân sự. Dù vấn đề Afghanistan, Iraq và Syria sẽ được đưa ra thảo luận, song đường hướng giải quyết cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine chắc chắn sẽ là chủ đề "nóng" nhất của Hội nghị Thượng đỉnh NATO năm 2014 và là hình ảnh rõ ràng nhất về vai trò của liên minh này sau 65 năm thành lập.
Theo Thanh Tuấn
Baotintuc.vn/USA Today/AFP, Reuters
Kinh tế bao cấp ở Triều Tiên sắp bị xóa sổ? Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy trái với vỏ bọc bao cấp, kinh tế Triều Tiên đang chuyển mình và dần hướng sang nền kinh tế thị trường. Theo một cuộc khảo sát gần đây, khoảng 70 tới 90% người dân Triều Tiên đang kiếm sống bằng việc buôn bán hàng hóa ở các chợ đen, chợ trời kể từ khi...