Nước dừa có thực sự tốt cho sức khoẻ? Tất tần tật những điều bạn nên biết về thức uống giải khát tự nhiên này
Ít đường và calories, nước dừa thường được sử dụng để bù nước cho cơ thể sau khi bị tiêu chảy hay tham gia các hoạt động thể chất. Vậy uống nước dừa hằng ngày có thực sự tốt cho cơ thể bạn hay không?
Chúng ta không nên nhầm lẫn với nước cốt dừa hay dầu dừa, nước dừa là chất lỏng có màu trong suốt, rất bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. Có hương vị ngọt ngào và hấp dẫn, nước dừa nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới. Nó có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi: từ các cửa hàng thực phẩm cho đến phòng tập thể dục.
Có lẽ, nhu cầu về nước dừa ngày càng gia tăng bởi sức ảnh hưởng của những người nổi tiếng, Họ truyền đi thông điệp về lợi ích sức khoẻ của thức uống đến từ thiên nhiên. Từ việc cung cấp nước cho cơ thể đến ngăn ngừa bệnh ung thư và sỏi thận.
Nhưng nước dừa có thực sự tốt như bạn nghĩ không? Đây là những gì bạn cần biết về thức uống tự nhiên này.
Uống nước dừa có lợi cho sức khỏe của bạn hay không?
Nước dừa chứa các chất điện giải tự nhiên như kali, natri và mangan, mặc dù lượng chất dinh dưỡng này có thể thay đổi dựa trên độ chín của quả dừa. Do đó, nó thường được sử dụng để bù nước sau tiêu chảy hay các hoạt động thể chất thường ngày. Nước dừa tự nhiên sẽ ít đường và calories hơn so với các loại nước ép trái cây khác, phù hợp cho trẻ em và người lớn thích đồ ít ngọt.
Nước dừa tự nhiên chứa 94% nước và rất ít tinh bột (cacbohydrate). Theo các chuyên gia, uống nước dừa rất có lợi cho sức khỏe vì nó có thể hydrat hóa (giữ nước) và bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể bạn – chẳng hạn như kali và chất xơ.
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama uống nước dừa tại Lào
Trên thực tế, hàm lượng kali cao trong nước dừa giúp cân bằng điện giải cho cơ thể. Cân bằng điện giải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tối ưu hoạt động của hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và cân bằng chất lỏng bên trong cơ thể.
Tuy nhiên, vì nước dừa có chứa natri, nó có thể là mối lo ngại cho những người đã có quá nhiều natri trong chế độ ăn uống. Mặc dù được cho rằng có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng không có bằng chứng nào đủ để chứng minh rằng nước dừa có hiệu quả trong việc bù nước hơn nước thường. Cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ vấn đề này.
Kết luận
Nước dừa là một thức uống bổ dưỡng, ít calories nhưng bạn cũng không nên uống thường xuyên. Ngoài ra, đảm bảo rằng bạn tránh các loại nước dừa có pha chế thêm hương vị. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), 1 cốc nước dừa (240g) chứa 45.6 calories, 8.8g tinh bột, 6.3g đường, 252mg natri, 4g chất béo, 2.6g chất xơ và 1.8g protein. Vì vậy, cân nhắc những ưu và nhược điểm, bạn vẫn nên coi nước lọc là loại đồ uống hàng ngày.
Theo Helino
Thời điểm không nên uống nước dừa vì nó rất có hại
Uống nước dừa không đúng thời điểm, uống quá nhiều hoặc uống nước dừa không còn nguyên chất... có thể gây đau bụng, táo bón hoặc ngộ độc thực phẩm.
Nước dừa tươi là loại nước uống tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt tính kháng virus, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa của nước dừa có thể đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh khác nhau.
Trong nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, có tác dụng như: Điều hòa huyết áp, đường huyết, hàm lượng cholesterol trong máu, tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và giảm sự mệt mỏi chơ cơ thể.
Tuy nhiên nước dừa sẽ nguy hiểm cho sức khỏe trong các trường hợp sau:
Không uống khi đi nắng về
Theo kinh nghiệm dân gian, nước dừa không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về, vì dễ gây "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao. Đặc biệt, nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, không nên vội vã uống nước dừa, vì sẽ làm cho chân tay buồn rũ, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn. Nếu có dùng, cần phải uống từ từ từng chút một.
Không uống nước dừa vào buổi tối
Bạn không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có thể bị lạnh, dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức.
Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm - dương trong cơ thể.
Trẻ 6 tháng trở lên mới được uống nước dừa
Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho em bé. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài ra, những người có thể tạng thuộc âm như: da xanh tái, bắp thịt mềm nhão, mát, tay chân lạnh, ăn uống chậm tiêu, ăn ít, ít khát nước, thích uống ấm, dễ bị tiêu chảy, phân mềm, người nặng, bải hoải, chậm chạp..., thì không nên dùng nước dừa.
Uống nước dừa bao nhiêu là đủ?
Các chuyên gia khuyên chỉ nên xem nước dừa như nước giải khát, không nên uống quá nhiều trong 1 thời gian dài. Nếu uống tới 2 quả dừa/ ngày sẽ chứa 140 Kcal năng lượng. Điều này sẽ gây béo phì, thừa cân và là gánh nặng cho thận. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên uống nước dừa đúng cách, khoa học và điều độ.
Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.
Theo giadinh.net
Uống nước dừa có tốt như bạn nghĩ Giáo sư Blake từng chia sẻ rằng, thà bạn lấy kali từ các loại trái cây khác còn hơn là từ nước dừa. Nhiều người nghĩ nước dừa có khả năng chống lão hóa, giảm mắc bệnh tim mạch và hạ huyết áp. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng lại cho rằng đó chỉ là sự cường điệu nhằm thu hút khách...