Nước đóng chai hết hạn nguy hiểm sức khỏe ra sao?
Nước uống đóng chai cũng có hạn sử dụng. Về hạn sử dụng, chất lượng nước không đáng lo lắng mà điều cần lưu tâm là các loại chai nhựa chứa nước.
Chai chứa nước và thức uống phổ biến trên thị trường chủ yếu được làm từ nhựa PET và các loại bình giữ mát được sản xuất từ nhựa HDPE.
Các loại nhựa này “sẽ rò rỉ vào trong thức uống khi chúng hết hạn; đặc biệt là khi tiếp xúc với sức nóng trong đó có ánh nắng mặt trời, khi đặt trong xe hơi nóng hay trong các xe tải chở hàng hóa” – theo chuyên gia sức khỏe Amy Leigh Mercee (New York).
Điều này có nghĩa là các độc tố trong nhựa đi vào trong nước; không chỉ ảnh hưởng đến vị của nước, thức uống mà còn có thể tác động xấu đến sức khỏe. Chúng gây gián đoạn hoạt động bình thường của hệ nội tiết, gây ra các bất ổn về khả năng sinh sản, ung thư, các bất ổn về thần kinh và gây hại cho hệ miễn dịch.
Sức nóng và quá trình vận chuyển có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng nước – Ảnh minh họa
Các cấu trúc rỗng của nhựa cũng làm cho nước tích tụ mùi hôi và là nơi các vật thể từ bên ngoài bám vào.
Thông thường, các công ty nước đóng chai ghi nhãn hết hạn là 2 năm. Không có cách chính xác nào để biết khi nào nước trong chai không còn an toàn để uống nữa nhưng nếu chai nước càng được vận chuyển đi nhiều nơi, càng tiếp xúc nhiều với sức nóng thì chất lượng và sự an toàn của nước sẽ giảm xuống.
Chất lượng của nước trong chai có thể phụ nhiều vào nhiều yếu tố. Thậm chí loại chai nhựa mới sản xuất nhưng nằm trong xe tải phân phối nóng bức trong nhiều giờ hay lâu hơn đều có thể có mặt các hợp chất độc hại dù lần đầu được đưa vào một cửa hàng tạp hóa.
Tuy nhiên, về nguyên tắc chung, nếu bạn uống nước đóng chai trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi mua, không để nước lâu ở nơi có sức nóng hay đặt quá gần các hóa chất dùng trong nhà và giữ trong tủ lạnh ngay khi được mở nắp thì nước uống vẫn an toàn.
Video đang HOT
Đức Hòa
Theo Reader’s Digest/giacngo.vn
Tuyệt đối không uống 8 loại nước này khi vừa thức dậy nếu không muốn cơ thể bị "hạ độc"
Khi vừa thức dậy vào buổi sáng uống những loại nước sau chẳng những không có tác dụng giải độc cơ thể mà còn khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không nên uống các loại nước đóng chai ngay khi vừa thức dậy - Ảnh: Minh họa
- Nước ép trái cây
Việc uống nước trái cây ngay khi thức dậy sẽ gia tăng cảm giác nặng nề cho đường ruột, không có lợi cho sức khỏe. Vì thế, nếu bạn đang có thói quen này thì hãy bỏ từ bỏ ngay.
- Nước mật ong
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong mật ong có chứa lượng lớn fructose và glucose khiến đường huyết tăng cao, giảm cảm giác đói nên gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ bữa sáng.
Bên cạnh đó, Fluctose trong mật ong phải thông qua trao đổi chất để chuyển hóa thành Glucose mới được cơ thể hấp thụ. Vì thế sẽ vô tình làm mất đi tác dụng bài trừ độc tố trong cơ thể của cốc nước đầu tiên vào buổi sáng sớm.
- Những loại nước đóng chai
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng bạn không nên dùng các loại nước uống sản xuất công nghiệp.
Nguyên nhân là bởi các loại nước này thường chứa soda hoặc chất tạo ga cũng như axit citric, vì thế trong quá trình chuyển hóa sẽ tăng tốc độ bài tiết canxi vào đúng thời điểm mức canxi trong máu thấp.
Việc thường xuyên uống những loại nước đóng chai sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi nghiêm trọng gây loãng xương và các rối loạn khác. Ngoài ra, những loại nước này không những không bổ sung nước mà còn làm cho cơ thể của bạn bị mất nước gây rối loạn nước và điện giải.
- Nước đá
Sau khi thức dậy vào buổi sáng nhiều người có thói quen uống 1 ly nước đá để cơ thể trở nên tỉnh táo. Tuy nhiên bạn có biết, việc làm này đang gây hại cho sức khỏe bởi khi mới ngủ dậy, nước lạnh hay nước đá sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng hệ tiêu hóa, có thể gây tiêu chảy.
Đặc biệt phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt nếu uống nước đá khi vừa ngủ dậy còn gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh. Nếu tổn thương tử cung kéo dài cũng có thể gây vô sinh. Trong khi đó, đàn ông, uống nước đá quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh trùng, gây các bệnh viêm mũi, viêm họng, thanh quản, phế quản, amidan, cảm lạnh...
Nước dun sôi để lâu cũng không nên uống ngay khi thức dậy - Ảnh: Minh họa
- Nước đun sôi để lâu
Nước đun sôi để lâu, chất hữu cơ có chứa nitơ sẽ không ngừng bị phân giải thành nitrit. Chưa kể, nước để quá lâu khó tránh bị nhiễm khuẩn và lúc này tốc độ phân giải chất hữu cơ chứa nitơ sẽ nhanh hơn và muối nitrit sẽ hình thành nhiều hơn. Nạp nước này vào cơ thể, muối nitrit sẽ hòa lẫn với hemoglobin gây ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy của máu.
- Trà để qua đêm
Khi để qua đêm, amino axit và cacbonhydrat vi lượng có trong trà sẽ hình thành chất nuôi dưỡng vi khuẩn. Ngoài ra, polyphenols và vitamin có trong trà cũng sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa khi để quá lâu dẫn đến giảm thành phần chống oxy hóa, làm mất giá trị dinh dưỡng của trà.
- Nước có ga
Sử dụng nước có ga ngay khi thức dậy sẽ đẩy nhanh tốc độ bài tiết canxi trong quá trình trao đổi chất cũng như khiến cơ thể háo nước hơn. Vì thế bạn không nên uống loại nước này vào sáng sớm.
- Nước muối loãng
Buổi sáng thức dậy, máu đã ở trong trạng thái đặc. Trong khi đó, uống nước muối sẽ làm tăng độ mất nước, khiến miệng càng khô hơn. Hơn nữa, buổi sáng là thời điểm huyết áp tăng cao, uống nước muối sẽ khiến huyết áp càng cao hơn, gây hại cho sức khỏe.
Quỳnh Chi
Theo ĐS&PL
Nguồn nước cấp lại nhưng người dân chưa nên dùng để ăn uống Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, dự kiến đến cuối tuần, tình hình chất lượng nguồn nước mới có thể được ổn định trở lại. Đến thời điểm này, các hộ dân Hà Nội đã được cấp nước trở lại sau sự cố cắt nước vì nguồn nước từ nhà máy sông Đà bị ô nhiễm. Tuy nhiên, nhiều...