Nước dâng bất ngờ, 25.000 người Quảng Ngãi chạy lũ
Sáng 15/11, lũ bất ngờ tràn về khiến hàng nghìn hộ dân sống dọc ven sông Vệ, Trà Khúc (Quảng Ngãi) phải thu gom tài sản, sơ tán khẩn cấp.
Do ảnh hưởng hoàn lưu áp thấp nhiệt đới trên địa bàn Quảng Ngãi có mưa lớn suốt từ đêm qua đến trưa 15/11.
Lũ lớn tràn về gây ngập sâu nhiều khu dân cư dọc ven sông Vệ, sông Phước Giang, huyện Nghĩa Hành.
Mực nước dâng cao trên các sông ở mức báo động 3. Tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu hàng nghìn hộ dân ở vùng trũng ven sông, ven biển và vùng sạt lở núi, nguy cơ lũ quét, sơ tán khẩn cấp đến nơi an toàn. Trưa nay, người dân ở xã Hành Tín Tây lùa bò lội trong dòng nước lũ đến nơi an toàn.
Một người dân ở xã Hành Tín Đông ôm bó cỏ đang cắt dở ngoài đồng về nhà để kịp di chuyển đồ đạc, gia súc đi tránh lũ.
“Nước lũ lên nhanh quá. Nếu không nhanh chóng đưa tài sản lên cao thì sẽ bị lũ nhấn chìm, cuốn trôi đi hết”, anh Trần Văn Hải ở xã Hành Thiện nói.
Tại các huyện khác như Tư Nghĩa, Mộ Đức, Sơn Tịnh… ven sông Trà Khúc và sông Vệ, nước cũng ngập sâu. Đến trưa nay, 2 huyện Nghĩa Hành và Tư Nghĩa đã sơ tán hơn 7.000 hộ với hơn 25.000 người dân đến vùng cao an toàn. Ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi cho biết thêm, lúc 13h chiều nay, mực nước trên các con sông này đã vượt mức báo động 3. Từ chiều đến đêm nay mực nước đạt đỉnh.
Video đang HOT
Lũ cuồn cuộn tràn về uy hiếp cây cầu đã cũ ở xã Hành Thiện, huyện Nghĩa Hành.
Hai cha con cậu bé ở xã Hành Thiện bất lực nhìn nước ào ạt tràn vào nhà.
Lực lượng cứu hộ tham gia sơ tán người dân vùng trũng ven sông. Mưa gió lớn sáng nay đã hất văng em Vũ Thị Thu Thủy, học sinh lớp 5C, trường tiểu học Hành Minh, huyện Nghĩa Hành xuống vực, chết đuối trong nước lũ. “Mọi người đến nơi thì chỉ thấy cặp sách nổi lềnh bềnh trên nước. Dù nhiều người tập trung cứu vớt, xe cứu thương cũng đến hiện trường nhưng không kịp nữa”, ông Nguyễn Anh sống ở khu vực xảy ra vụ tai nạn cho biết.
Nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi cũng ngập trong mưa lớn. Trong khi đó, huyện miền núi Ba Tơ cũng đang vật lộn với lũ. Ông Huỳnh Thương, Phó chủ tịch UBND huyện miền núi Ba Tơ cho biết, đến trưa 15/11, lực lượng cứu hộ đã đưa 15 người ở thôn Gía Vực, Gò Vành, xã Ba Vì bị mắc kẹt đến nơi an toàn. Do nước dâng cao kèm theo sạt lở núi nên lực lượng cứu hộ chưa thể tiếp cận các vùng bị cô lập ở ba xã Ba Lế, Ba Xa, Ba Giang. Sạt lở núi cũng gây mất tích một người tại thôn Gò Re, xã Ba Xa.
Theo VNE
Thương lái thuê côn đồ đe dọa, ép giá nông dân
Chưa kịp vui mừng khi đến lúc thu hoạch dưa hấu, chủ dưa đã bị một số thương lái thuê côn đồ ép bán giá rẻ, đồng thời uy hiếp và "làm luật" với thương lái khác đến mua dưa hấu tại bãi bồi giữa lòng sông Trà Khúc.
Nông dân "đắng lòng"
Vào những ngày giữa tháng 3, dòng sông Trà khô hạn vì nắng gắt kéo dài. Đây cũng là thời điểm hơn 100ha trồng dưa hấu đến lúc thu hoạch. Thế nhưng, có 2 thương lái "máu mặt" đến vựa dưa để "xí chỗ", kèm theo đó có sự xuất hiện của nhóm côn đồ canh lối vào bãi dưa hàng ngày.
Vị trí nhóm côn đồ ngồi gác cổng (dấu tròn màu đỏ) và một số tên khác đi nắm tình hình bên trong
Nhận thông tin về vụ việc, PV Dân trí tìm đến giữa vựa dưa hấu ở thôn Ngọc Thạch, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh. Ngay từ con dốc đổ xuống ruộng dưa, có sự hiện diện của nhóm thanh niên tụ tập ăn nhậu, đánh bài từ lúc 6h00 đến 17h00 hàng ngày với nhiệm vụ "cấm cửa" những thương lái đến mua dưa hấu.
Khi đối mặt với PV, nhóm thanh niên chặng đường hỏi: "Đi đâu đó?". Sau vài giây quan sát nhóm thanh niên cởi trần khoe hình xăm đầy "ma lực", PV đáp: "Đi vào gặp người quen cho dưa về ăn, có chuyện gì không?", nhóm thanh niên nói: "Vào thì được, chứ mua dưa thì bị chém chết, biến vô đi". PV im lặng và chạy vào nơi người dân đang bức xúc.
Nông dân Nguyễn M.Đ cho biết: "Bọn chúng vác mã tấu vào đến tận chòi canh dưa của chúng tôi, nói rất nhỏ nhẹ là "không được bán dưa cho ai, có ai hỏi thì phải được tao cho phép, nếu không thì cánh tay hoặc cái chân lìa khỏi người...", rồi bọn chúng lấy mã tấu chém nát một trái dưa. Kể từ đó, bọn chúng ngồi đầu ngõ canh và không cho ai vào mua."
Theo ghi nhận, nhóm thanh niên trên có mặt ở bãi dưa từ ngày 14/3 đến thời điểm PV tiếp xúc với người dân vào ngày 16/3. Giá dưa ban đầu dao động từ 8.500-9.000 đồng/kg, trong chiều 16/3, nhóm thanh niên đã "ép" 2 hộ dân bán với giá 8.300 đồng/kg.
Cánh đồng dưa vắng người vì nhóm côn đồ
Trước sự việc bất bình này, PV Dân trí liên lạc ngay với lãnh đạo UBND và Công an huyện Sơn Tịnh bố trí lực lượng hỗ trợ người dân. Đồng thời, PV cùng một số nhà báo khác chạy đến vị trí nhóm thanh niên hỏi mua dưa. Sau đó, có hai thanh niên đến vị trí PV và người dân, lấy số điện thoại để hẹn gặp ở một quán cà phê và ra giá bán dưa, giá bảo kê.
Khoảng 16h30 cùng ngày 16/3, nhóm thanh niên gặp chúng tôi ở một quán cà phê thuộc khu vực Thị trấn Sơn Tịnh (huyện Sơn Tịnh), chúng ra giá bán dưa là 8.500 đồng/kg, giá bảo kê với 5 triệu đồng/container (gọi tắc là "công"). Chúng tôi thống nhất "chung chi" 3 công giá 15 triệu đồng và giá mua dưa thông qua một người cầm đầu tên Dũng.
Phóng viên vào vai thương lái
Đến đầu giờ chiều, PV liên lạc với tên Dũng hẹn "chung chi" 15 triệu và thống nhất thời gian hái dưa. Tên Dũng đồng ý hẹn gặp ở bãi dưa. Qua sự phối hợp với cơ quan điều tra, Công an huyện Sơn Tịnh cung cấp cho PV 15 triệu để tiến hành giao dịch, đồng thời bố trí lực lượng bao vây vựa dưa nhằm tóm gọn đối tượng cùng đồng bọn.
Dưa chín héo trên đồng nhưng nông dân vẫn chưa bán được
Khi đã có mặt tại điểm hẹn vào khoảng 16h00, PV gọi điện cho tên Dũng nhưng đối tượng đã tắt máy. Qua trinh sát, nhóm thanh niên trên huy động khoảng 30 người đến đe dọa nông dân vào buổi sáng. Điều bất thường xảy ra, bọn chúng đi khỏi địa bàn từ lúc 15h00 (sớm hơn 2 giờ so với những ngày trước). Vào thời điểm này, nông dân ở đây chỉ bán được với giá 7.200 đồng/kg.
Cho đến khoảng 10h00 ngày 18/3, PV đã liên lạc được với tên Dũng, đối tượng hẹn PV đến ở một quán cà phê nào đó, rồi tên Dũng gọi Tiến ra gặp. Khi PV cùng lực lượng công an đã sẵn sàng và gọi lại tên Dũng, lúc này tên Dũng nói: "Anh liên lạc với anh Tiến đi, chứ tôi không dám qua mặt đại ca", sau đó tên Dũng nhắn số điện thoại của đối tượng Tiến. Khi liên lạc thì tên Tiến không nhận tên mình, đồng thời không nghe máy những cuộc gọi sau.
Vụ việc dần bế tắt khi các đối tượng liên tục không xuất hiện, theo cảm nhận của PV và cơ quan điều tra thì kế hoạch đã bị động. Song song đó, Công an huyện Sơn Tịnh bố trí trinh sát xác định nhóm thanh niên có hành vi côn đồ và các đối tượng liên quan.
Ông Lý Hồng Sơn - Chủ tịch UBND xã Tịnh An - cho biết: "Đây là lần đầu tiên xuất hiện nhóm côn đồ với hành vi đoe dọa nông dân. Nhiều người dân "mất ăn mất ngủ" vì giá quá thấp trong khi nhiều trái dưa bị nứt".
Bãi bồi tìm lại sự bình yên
Trao đổi với PV Dân trí vào chiều ngày 22/3, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm và ma túy - Công an huyện Sơn Tịnh - cho biết: "Hôm nay chúng tôi đã triệu tập tên Tiến, để tiếp tục đấu tranh và xác định hành vi vụ việc. Trong mấy ngày trước, chúng tôi đã triệu tập 7 đối tượng liên quan trong nhóm của tên Tiến. Hiện nay, người dân có thể bán dưa bình thường, không có đối tượng nào đến uy hiếp nữa."
Nhóm côn đồ của tên Tiến ra giá tại quán cà phê
Theo điều tra của công an, đối tượng tên Tiến (ngụ ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh) bỏ ra vài trăm triệu đồng để mua toàn bộ số dưa ở bãi bồi (thôn Ngọc Thạch), để thu lại lợi nhuận, tên Tiến thuê nhóm côn đồ thuộc TP.Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa đến ngăn cản các thương lái khác, đồng thời ép nông dân bán lại với giá rẻ. Bên cạnh đó, có một thương lái khác tên Nghiêm (ngụ huyện Bình Sơn) cũng đã "xí phần" nhiều ruộng dưa, đặc biệt có ruộng dưa ông Trung (ruộng dưa có năng suất cao - PV).
Nhằm thâu tóm số dưa của thương lái Nghiêm, nhóm côn đồ của Tiến "cấm" bất kể ai đến mua, hòng để người dân và thương lái Nghiêm bán với giá rẻ. Đồng thời, nhóm của Tiến kiếm thêm tiền từ hành vi bao kê, mỗi container chở dưa với giá 5 triệu đồng.
Lợi dụng nhóm côn đồ của tên Tiến, hộ dân Phạm Văn Trung bị ép giá bán còn 7.200 đồng/kg. Đến ngày 22/3, tên Nghiêm tiến hành chở dưa và tiếp tục ép giá hộ ông Trung xuống còn 6.000 đồng/kg.
"Hôm nay trời trở gió, tôi sợ tối nay mưa thì dưa bị hư hết nên đành chấp nhận bán với giá 6.000 đồng/kg. Mặc dù không còn nhóm côn đồ đoe dọa nhưng dưa không đợi lâu hơn nữa, với giá bán này, tôi còn lãi khoảng 70 triệu đồng. Theo giá thị trường tính đến ngày 21/3, mỗi kg dưa bán ra tại ruộng là 7.500 đồng/kg", nông dân Phạm Văn Trung cho biết.
Sự bình yên đã trở lại với nông dân bãi bồi Tịnh An, một số ruộng dưa chín muộn bán có giá hơn. Như giá dưa năm 2012, người trồng dưa "trắng tay" khi giá bán từ 800-1.000 đồng/kg. Năm nay giá dưa tăng từ 6 - 8 lần, hầu hết người trồng dưa đều có lãi.
Ông Phan Văn Nhẫn - Trưởng Công an huyện Sơn Tịnh - cho biết: "Đây là nhóm tội phạm mới, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự khu dân cư, đồng thời làm người dân bị thiệt hại kinh tế, có hành vi côn đồ và các tội danh liên quan. Chúng tôi tiếp tục điều tra làm rõ hành vi, tiến hành xử lý và giáo dục nhóm tội phạm này."
Theo Dantri
Lốc xoáy hất văng nữ sinh lớp 5 xuống vực Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, sáng 15/11, lốc xoáy bất ngờ xuất hiện đã hất văng một nữ sinh ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi xuống vực, tử vong. Mưa gió lớn gây ngập nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi sáng nay. Trao đổi với PV, ông Lê Quang Tịnh, Phó chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành cho biết, lúc...