Nước cờ tăng vốn của SII
Tỷ lệ đợt chào bán lần này là 100:58. Cổ đông của Hạ tầng nước Sài gòn cũng chính là bên chuyển nhượng lại 49% vốn công ty con cho SII. Nếu thực hiện góp vốn và bán vốn Cấp thoát nước Củ chi, chênh lệch thu chi bù trừ khiến hai nhà đầu tư ngoại không cần bỏ thêm nhiều vốn.
CTcổ phiếu Hạ tầng nước Sài Gòn ( Saigon Water, mã SII) dự kiến phát hành hơn 37,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 100:58. Với giá phát hành 16.900 đồng/cổ phiếu, số tiền SII dự kiến thu về là 632 tỷ đồng.
Gần một nửa trong số tiền thu về (308,7 tỷ đồng) sẽ sử dụng để mua lại 30,87 triệu cổ phần Công ty cấp thoát nước Củ Chi (tương đương 49% vốn điều lệ) từ Manila Water South Asia Holdings Pte.Ltd (MWSAH) và VIAC (No. 1) Limited Partership (VOI). Đây cũng là hai cổ đông sở hữu lần lượt 38% và 10,9% vốn của SII. Số tiền mà hai cổ đông này bỏ ra để góp thêm vốn vào SII (hơn 309 tỷ đồng) cũng gần bằng số tiền nhận lại được từ bán công ty Cấp thoát nước Củ Chi.
SII mua cổ phần Cấp nước Củ chi từ chính cổ đông
Video đang HOT
Cấp thoát nước Củ Chi thành lập năm 2015 do SII sở hữu 99% vốn. Vốn điều lệ hiện tăng lên 630 tỷ đồng. Sau vài năm đi vào hoạt động, công ty chưa có doanh thu, năm 2017 và 2018 lỗ vài chục triệu đồng/năm. Trong 9 tháng năm nay, doanh nghiệp này vẫn đang lỗ tiếp 13,2 triệu đồng.
Sau đợt tăng vốn trên, SII sẽ nâng vốn điều lệ lên 1.033 tỷ đồng. Ngoài hai nhà đầu tư ngoại, Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (mã CII) là công ty mẹ sở hữu 50,61% vốn. Ba cổ đông lớn đã sở hữu tới 99,51% vốn doanh nghiệp hạ tầng nước này. Tỷ lệ nợ cũng sẽ được cải thiện từ lần góp thêm vốn của các cổ đông này, từ mức 45,7% đến cuối tháng 9 vừa qua.
Bên cạnh số tiền liên quan đến thương vụ M&A, SII sử dụng 286,4 tỷ để thanh toán chi phí lãi vay và nợ vay ngân hàng và còn 37 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
BIDV phát hành thêm được 1.738 tỷ đồng trái phiếu
Lãi suất của trái phiếu đợt này bằng lãi suất tham chiếu của 4 ngân hàng TM nhà nước cộng với 1,4%/năm.
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID) cho biết, ngày 12/11 và 13/11 vừa qua ngân hàng này đã phát hành riêng lẻ thành công tổng cộng 1.738 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn kỳ hạn 6 năm và 7 năm.
Số lượng này bao gồm 950 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6 năm phát hành vào ngày 12/11/2019; 587 tỷ đồng trái phiếu 6 năm và 201 tỷ đồng trái phiếu 7 năm phát hành vào ngày 13/11/2019.
BIDV có quyền mua lại trái phiếu sau 1 năm với kỳ hạn 6 năm, và sau 2 năm với kỳ hạn 7 năm.
Lãi suất trái phiếu được tính bằng lãi suất tham chiếu (trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, trả sau áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV - khu vực Hà Nội và Vietcombank Sở giao dịch) cộng thêm 1,4%/năm.
Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của BIDV theo quy định hiện hành.
Như vậy tính trong tháng 11, BIDV đã phát hành được tổng cộng 7.556 tỷ đồng trái phiếu chứ không phải 5.818 tỷ đồng như thị trường đã tổng hợp trước đó. Con số này tiếp tục củng cố ngôi vị quán quân về phát hành trái phiếu trên thị trường khi chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu mà các ngân hàng huy động được ở tháng trước.
Ngọc Toàn
Theo Trí thức trẻ
Biến động tỷ giá và lãi suất cuối năm khó lường Thị trường tài chính trong tháng cuối năm biến động khó lường, với hai biến số chính là lãi suất và tỷ giá đang đi ngược lại kỳ vọng của không ít người. Thị trường tài chính trong tháng cuối năm biến động khó lường. Nguồn: internet Ngược chiều lãi suất Sau quyết định giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)...