Nước cờ ngầm Mỹ dành đối phó Iran
Trích dẫn lời các quan chức quân sự và tình báo Mỹ, báo The New York Times hôm 16-2 đưa tin Mỹ có kế hoạch tấn công mạng quy mô lớn nhắm vào Iran nếu nỗ lực ngoại giao nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran thất bại
Kế hoạch trên, mang mật mã Nitro Zeus, có mục đích làm tê liệt hệ thống phòng không, thông tin liên lạc và các bộ phận quan trọng trong lưới điện của Iran.
Kế hoạch này đã được hoãn lại sau khi 2 nước đạt được thỏa thuận hạt nhân trong năm 2015.
Lầu Năm Góc đưa ra kế hoạch trên với ý định đoan chắc với Tổng thống Barack Obama rằng ông đã có những lựa chọn khác thay thế cho chiến tranh nếu Iran quyết định làm trái ý Mỹ hoặc các đồng minh trong khu vực. Báo cáo cho biết hàng ngàn lính Mỹ cũng như đặc vụ tình báo có liên quan đến chương trình này.
Mỹ có kế hoạch tấn công mạng quy mô lớn nhắm vào Iran nếu nỗ lực ngoại giao nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran thất bại. Ảnh: REUTERS
Kế hoạch trên dự kiến sẽ tiêu tốn hàng chục triệu USD và lắp đặt các thiết bị điện tử vào mạng lưới máy tính của Iran.
Đồng thời, các đặc vụ Mỹ được giao nhiệm vụ phát triển một chương trình riêng biệt nhằm che giấu vụ tấn công bí mật làm vô hiệu hóa địa điểm làm giàu hạt nhân Frodo của Iran bên trong một ngọn núi gần TP Qom.
Sự tồn tại của kế hoạch Nitro Zeus bị tiết lộ ra qua thông tin về bộ phim tài liệu “Zero Days” sẽ được trình chiếu tại Liên hoan phim Berlin hôm 17-2.
Video đang HOT
Bộ phim mô tả tình trạng căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây trong nhiều năm trước khi đạt được thỏa thuận hạt nhân, sự phát hiện vụ tấn công của sâu máy tính Stuxnet nhằm vào nhà máy làm giàu urani Natanz và các cuộc tranh luận ở Lầu Năm Góc về việc sử dụng các chiến thuật như nêu trên.
Tờ báo đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn riêng biệt để xác nhận các thông tin chi tiết về chương trình này, nhưng Nhà Trắng, Bộ Quốc Phòng và Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ đều từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Hãng tin Reuters đã liên hệ với Lầu Năm Góc nhưng cũng không nhận được câu trả lời.
An Nhiên
Theo_Người lao động
Mỹ điều chiến đấu cơ "khủng" đối phó với Triều Tiên
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, ngày mai (15/2), Mỹ sẽ triển khai 4 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-22 Raptor tới Hàn Quốc.
Động thái này nhằm giúp Hàn Quốc đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên sau khi nước này tuyên bố thử nghiệm thành công một quả bom nhiệt hạch hồi đầu tháng Một, cũng như phóng một quả tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo hôm 7/2 bất chấp nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
"Quân đội Mỹ dự kiến sẽ triển khai 4 chiến đấu cơ F-22 tới Bán đảo Triều Tiên vào ngày mai (thứ Tư)", hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một quan chức quân sự đưa tin.
Trước đó, ngày 8/2, Lầu Năm Góc cho biết, Seoul và Washington sẽ bắt tay đàm phán về việc triển khai hệ thống tên lửa THAAD tới Hàn Quốc. Đến hôm thứ Bảy tuần trước (13/2), truyền thông quốc tế tiếp tục đưa tin, Mỹ đã triển khai thêm một lữ đoàn tên lửa Patriot tới Hàn Quốc.
Loại chiến đấu cơ này do Hãng Lockheed Martin của Mỹ sản xuất. Nó luôn đứng trong danh sách những loại chiến đấu cơ tối tân nhất và cũng là loại chiến đấu cơ có giá đắt nhất thế giới, lên tới 130 triệu USD/1 chiếc.
F-22 Raptor của Mỹ là sự tổng hợp của hàng loạt tính năng ưu việt như công nghệ tàng hình, hệ thống điều khiển tự động, đa năng, đạt tốc độ siêu âm mà không đốt nhiên liệu phụ. Raptor F-22 được chế tạo với mục đích ban đầu là áp đảo Không quân Liên Xô, được trang bị các phương tiện tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và trinh sát vô tuyến.
F-22 dài 18,9m, sải cánh 13,6m, cao 5,10m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn. Máy bay trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2 (tương đương chừng 2.400km/h), bán kính tác chiến 759km (mang đủ vũ khí).
Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha cực mạnh AN/APG-77 có tầm trinh sát 200-250km. Đặc biệt, với loại radar này, F-22 có thể hoạt động như hệ thống chỉ huy và cảnh giới đường không (AWACS) mini nghĩa là, F-22 xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác.
Radar AN/APG-77 của F-22 được hai công ty Northrop Grumman và Raytheon sản xuất. Mỗi radar này chứa 2.000 thiết bị truyền dẫn tín hiệu, cho phép phát sóng với tần số thay đổi trên một dải băng thông rộng, giúp F-22 tránh được viE1c bị phát hiện bởi những dàn radar thụ động của đối phương.
Thiết bị thông tin liên lạc và định vị trên F-22 có tên TRW CNI được Boeing sản xuất có nhiệm vụ liên lạc trong suốt hành trình, chia sẻ mục tiêu trong những nhiệm vụ phối hợp và nhận biết bạn thù.
Ngoài ra, F-22 còn trang bị thiết bị dẫn đường bằng laser LTN-100G và hệ thống GPS cùng cảm biến hạ cánh sản xuất bởi Northrop Grumman. Bên cạnh đó, lực đẩy tối đa của động cơ có thể cho phép máy bay hoạt động với tốc độ tối đa lên tới hơn 3000 km/giờ khi bay ở chế độ siêu tốc và không mang vũ khí.
F-22 Raptor cũng là loại chiến đấu cơ có khả năng tàng hình cực cao với kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ 4, khiến ngay cả hệ thống ra-đa hiện đại nhất thế giới cũng khó phát hiện ra nó.
Vỏ của chiến đấu cơ F-22 được chế tạo từ 39% ti tan, 24% composite, 16% nhôm và 1% chất dẻo nhiệt theo khối lượng. Titan được sử dụng với khối lượng lớn để chịu lực và chịu nhiệt cho các chi tiết trọng yếu . Sợi composite các bon được sử dụng để bao bọc khung thân, cửa hút khí, cánh máy bay giúp gia tăng khả năng tàng hình.
Buồng lái F-22 được thiết kế hiện đại với những màn hình LCD 6 màu, điều khiển bằng hệ thống điện tử Kaiser, có khả năng hiển thị các mục tiêu trên không cũng như trên mặt đất. Ngoài ra, các mối nguy hiểm cùng với dữ liệu tìm kiếm mục tiêu hiển thị trên hai màn hình LCD khác.
Hệ thống hiển thị hình ảnh trên mũ bay phi công (HUD) sẽ cung cấp các thông số như tình trạng mục tiêu, tình trạng vũ khí và giúp phi công ngắm bắn. Các thông số hiển thị trên HUD sẽ được một camera ghi lại để phân tích sau trận chiến.
F-22 được trang bị một khẩu pháo 6 nòng M61A2 phía bên cánh phải, ngay phía trên cửa lấy khí. F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân: một khoang lớn phía dưới thân và hai khoang nhỏ phía bên cạnh cửa hút gió. Ngoài ra nó cũng có bốn mấu cứng ở cánh, thường chỉ để gắn thùng dầu phụ trong những phi vụ bay tuần tiễu, tuy nhiên cũng có thể gắn hoả tiển, điều này sẽ làm giảm khả năng tàng hình rất nhiều.
Vũ khí mang theo của F-22 có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. Để không chiến, F-22 sẽ mang theo 6 hoả tiển AIM-120C AMRAAM tầm xa (tầm bắn 90 km) và hai hoả tiển AIM-9 Sidewinder ở hai khoang cạnh thân.
Để tấn công mặt đất, bốn hoả tiển AIM-120C ở khoảng giữa thân sẽ được thay bằng hai bom thông minh GBU-32 JDAM loại 204 kg ( hoặc bỏ cả 6 AMRAAM để thay bằng hai bom GBU-30 JDAM loại 454 kg).Trong nhiệm vụ tuần tiễu, F-22 chỉ mang theo bốn thùng dầu phụ và 8 hoả tiển tầm ngắn AIM-9.
Đan Khanh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Quân đội Syria tiếp tục đà thắng chẻ tre ở Aleppo Quân đội Syria giành lại quyền kiểm soát hai ngôi làng chiến lược tại tỉnh Aleppo và đẩy lui một cuộc tấn công quy mô lớn của phiến quân IS. Hãng Fars (Iran) đưa tin, quân đội Syria đã giải phóng hai ngôi làng chiến lược Tayy Aba và Abu Zaneh. Được biết, vị trí của hai ngôi làng rất gần với nhà...