Nước cờ chặn đường Mỹ của Tổng thống Putin tại Syria
Sau 3 tháng rưỡi tới tấp không kích ở Syria, T ổng thống Nga Vladimir Putin đã tước mất thứ vũ khí hữu hiệu mà Mỹ muốn dùng để lật đổ chính quyền Bashar al-Assad: sức mạnh của quân nổi dậy.
Tổng thống Putin đã đi những nước cờ làm khó Mỹ tại Syria – Ảnh: Reuters
Nước tới chân… vẫn cãi
25.1 tới là ngày đã được lên lịch sẵn cho cuộc đàm phán hòa bình Syria diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ), báo Washington Post đưa tin. Tuy nhiên cho tới giờ phút này, Mỹ và Nga vẫn đang tranh cãi về danh sách khách mời.
Nga, cùng với chính quyền Syria chống lại danh sách Mỹ đưa ra – trong đó bao gồm những lực lượng nổi dậy chống chính quyền Syria – bảo rằng Nga và Syria không thương lượng với “khủng bố”. Mặt khác, Nga muốn Mỹ phải chấp nhận thêm những lực lượng trung thành với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và cả lực lượng người Kurd ở Syria.
Ngoại trưởng Nga và Mỹ trong ngày hôm nay 20.1 phải gặp nhau ở Zurich (Thụy Sĩ), cố gắng thu hẹp bất đồng.
Nhưng cho dù họ có làm được điều đó thì một cuộc thương lượng hòa bình vào giờ phút này sẽ không còn mấy ý nghĩa cho Mỹ, theo nhận định của bà Lina Khatib thuộc tổ chức tư vấn chính sách ở Paris (Pháp) mang tên Sáng kiến cải cách Ả Rập.
Chưa thấy dấu hiệu tích cực nào để chiến tranh Syria kết thúc – Ảnh: Reuters
Đổi giọng
Video đang HOT
33 tổ chức nổi dậy ở Syria đã bắt tay nhau tuyên bố không tham gia đàm phán nếu Nga và Syria không đáp ứng yêu sách của họ: ngưng không kích, thả tù nhân chính trị và đưa hàng viện trợ tới các thành phố yêu cầu. Các tổ chức này cũng đòi phải làm rõ chương trình nghị sự sẽ thương lượng.
Đến nay, chương trình này được cho là dựa trên một “công thức” mà Ngà và Mỹ cùng “pha” hồi năm 2012. Lúc đó, các lực lượng nổi dậy ở Syria đang trên đà thắng thế. Chương trình nghị sự sau đó đã được “nêm” thêm kha khá “gia vị” để thỏa “gu” của một số nước lớn sau một cuộc họp tại Vienna (Áo) hồi cuối năm vừa qua.
Dưới áp lực của Nga, văn bản của cái công thức kể trên không đề cập rõ ràng về yêu sách mà Mỹ luôn nhấn mạnh: Tổng thống Syria phải từ chức. Tuy nhiên phía Mỹ và lực lượng nổi dậy thân Mỹ trước đây luôn nói đó là mục tiêu của họ khi đàm phán.
Bốn năm sau, với tình hình đã rất khác ở Syria: quân chính phủ, với sự hỗ trợ tích cực của Nga đang thắng lợi liên tục ở các mặt trận miền bắc, miền nam, miền trung, rõ ràng ông Assad thấy áp lực rời chiếc ghế quyền lực ngày càng nhẹ tênh. Ngay cả bản thân Mỹ cũng đã hạ giọng đáng kể, không còn khăng khăng đòi Assad phải ra đi như trước nữa.
Và trong bối cảnh như thế, cả Nga và Syria đều không tỏ bất kỳ một dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ nhượng bộ, cả trước và trong khi diễn ra đàm phán.
Còn ai mà thương lượng?
Cứ cho là cuộc đàm phán sẽ sẽ có thể bắt đầu, Mỹ mong đợi sẽ thương lượng được điều gì?
Nếu như ở thời điểm 4 năm trước, Mỹ có thể vịn vào sự thắng thế của các lực lượng nổi dậy thân Mỹ mà ép Nga và Syria phải nhượng bộ thì đến nay Mỹ đã không thể làm điều đó.
Các cuộc dội bom của máy bay Nga đã tiêu diệt đáng kể lực lượng thân Mỹ chống đối chính quyền Syria- Ảnh: AFP
Một mặt khác, theo nhận định của bà Lina Khatib, sự trì hoãn đàm phán hòa bình Syria sẽ có lợi cho Nga, nước đang muốn “câu giờ” để có thêm thời gian tấn công các lực lượng đối lập chống chính phủ Syria. Tới khi các lực lượng này chẳng còn sức nặng nào, ông Putin sẽ trưng cho thế giới thấy ở Syria chẳng còn ai mà thương lượng cùng! Và tất nhiên trong bối cảnh đó, ông Assad hay một chính quyền thân Nga khác sẽ không có lý do gì mà không tiếp tục trụ vững ở đây, dưới sự ủng hộ nhiệt tình của Nga.
Phát ngôn viên Liên hiệp quốc, ông Farhan Haq hồi đầu tuần đã nói rõ rằng đặc sứ Liên hiệp quốc về Syria, ông Staffan de Mistura sẽ không phát thư mời dự hòa đàm ở Geneva cho tới khi nào Mỹ và Nga chưa thống nhất được những lực lượng đối lập nào sẽ được mời. Và ông cũng tuyên bố không loại trừ khả năng mốc 25.1 là không thể
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin dọn đường để Tổng thống Assad ra đi
Những phát biểu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phỏng vấn trên báo Bild (Đức) mới đây cho thấy Nga đã sẵn sàng cho một giải pháp chính trị không có tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
Tổng thống Putin đã đưa ra cái nhìn khác hơn về sự hỗ trợ của Nga dành cho chính quyền Syria hiện tại, trong cuộc phỏng vấn với tờ Bild của Đức - Ảnh: Bloomberg
Nếu cuộc bầu cử tổng thống ở Syria tiến hành một cách dân chủ theo kế hoạch hòa bình do Liên Hiệp Quốc hỗ trợ, thì "ông al-Assad sẽ không cần phải rời khỏi đất nước này (Syria)", Bloomberg ngày 12.1 trích lời Tổng thống Putin nói trong cuộc phỏng vấn với Bild. Bản nội dung cuộc phỏng vấn do Điện Kremlin cung cấp.
Mặc dù vậy, ông Putin cũng cho rằng: "Không quan trọng việc ông ta (al-Assad) có là Tổng thống (Syria) hay không".
Cụ thể, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng ông "ủng hộ một chính quyền hợp pháp ở Syria", nên đã bảo vệ ông Bashar al-Assad, bao gồm cả việc ủng hộ Syria dùng vũ lực chống lại những tay súng muốn lật đổ chính quyền, theo Bloomberg.
Và khác với trước đây, lần này Nga đã bày tỏ quan điểm khác về vai trò của Tổng thống al-Assad trong các giải pháp hòa bình cho Syria. Điện Kremlin từng bị chỉ trích về các cuộc không kích tại Syria. Mỹ và các tay súng nổi dậy cho rằng Nga không muốn tiêu diệt tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS), thay vào đó đã cố tình đánh tất cả các nhóm nổi dậy để bảo vệ chính quyền ông Assad.
Khi được hỏi liệu có thể cho phép ông Assad tị nạn tại Nga hay không, trong trường hợp Tổng thống Syria phải rời khỏi nước này, Tổng thống Putin khẳng định "có", nhưng cho rằng quá sớm để bàn về điều này.
"Chúng tôi đã cho Edward Snowden tị nạn, và đó thậm chí còn là việc khó khăn hơn so với hành động tương tự dành cho ông al-Assad", đài Russia Today dẫn lời ông Putin.
Tổng thống Putin cho rằng việc cho Tổng thống al-Assad tị nạn lúc này còn dễ hơn điều tương tự đối với Edward Snowden trước kia, và "không quan trọng việc al-Assad có là tổng thống ở Syria hay không" - Ảnh: Reuters
Năm 2013, Nga đã cho cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden lánh nạn, bất chấp sự phản đối từ phía Mỹ. Edward Snowden chính là người đã công khai các tài liệu bí mật cho thấy Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA) nghe lén hầu hết các nước, kể cả nguyên thủ các quốc gia đồng minh.
Trước đó, tờ The Times of Israel ngày 16.11.2015 loan tin Tổng thống Putin đã nói với Tổng thống al-Assad rằng "ra đi hoặc ông sẽ bị buộc phải đi".
Những tuyên bố mới đây của ông Putin với tờ Bild của Đức cũng có thể xem là động thái tháo nút thắt quan trọng cho tiến trình đàm phán hòa bình ở Syria.
Ngoài ông Assad, Tổng thống Putin cũng nói rằng ông "ủng hộ cả chính quyền al-Assad lẫn các tay súng nổi dậy" trong cuộc chiến chống lại IS, và ông hy vọng Nga có thể hợp tác cùng các bên liên quan trong việc tiêu diệt tổ chức khủng bố này, theo Russia Today.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Putin để ngỏ khả năng cấp quyền tị nạn cho Assad Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho biết vẫn còn sớm để xác định Moscow có cấp quyền tị nạn cho người đồng cấp Syria Bashar al-Assad hay không. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Syria Bashar al-Assad trong cuộc gặp tại điện Kremlin, Moscow, ngày 20/10. Ảnh: RIA Novosti. "Tôi tin là vẫn còn sớm để thảo...