Nước chảy 3.000 dặm cũng chỉ cần một gáo để uống, cả đời cớ sao phải truy cầu?
“Nước cuồn cuộn chảy 3.000 dặm, cũng chỉ cần múc một gáo để uống mà thôi”, đời người cũng như vậy…
Dưới gốc cây Bồ Đề, Đức Phật hỏi một người: “Trong mắt người phàm trần, con có tiền, có quyền thế, có một người vợ thương yêu hết mực, vì sao con vẫn không vui?”.
Người này đáp: “Chính là bởi vì có nhiều thứ như vậy, nên con mới không biết nên lựa chọn như thế nào”.
Đức Phật cười nói:
“Vậy hãy để ta kể cho con một câu chuyện…
Chuyện kể rằng, một khách lữ hành băng qua sa mạc nắng như thiêu như đốt, cơn khát cháy bỏng khiến ông gục ngã ngay giữa cuộc hành trình. Phật Tổ xót thương đã cho một hồ nước xuất hiện trước mặt vị khách bộ hành, nhưng lạ thay người ấy không uống lấy một giọt.
Phật Tổ thấy lạ, bèn hỏi nguyên do. Vị khách bộ hành đáp: “Nước hồ nhiều thế này, còn bụng tôi lại bé nhỏ như vậy, uống một ngụm làm sao hết được đây? Vậy thì thà không uống còn hơn”.
Kể tới đây, Đức Phật nói với người đàn ông nọ: “Con hãy nhớ rằng, trong cuộc đời sẽ có rất nhiều điều tốt đẹp đến với con, nhưng con chỉ cần nắm giữ một thứ trong đó thì đã có thể mãn nguyện. Cũng giống như nước cuồn cuộn chảy 3.000 dặm thì con chỉ cần một gáo là đủ uống rồi”.
Sinh mệnh là có duyên, cũng là có phận. Đôi khi có những điều chúng ta dành cả đời truy cầu vẫn không đạt được; nhưng ngược lại, có những thời khắc bừng sáng mà ta không ngờ tới lại đến một cách thong dong đạm bạc.
Hành trình của từng giọt nước đều rất chậm chạp và gian nan, mỗi người chỉ có thể bắt tay vào giải quyết một mục tiêu hữu hạn mà thôi.
Nước cuồn cuộn chảy 3.000 dặm, cũng chỉ cần múc một gáo để uống mà thôi.
Video đang HOT
Lại có câu chuyện như thế này: Ông chủ của trang viên nọ là người rất giàu có. Ông hiểu rằng hành thiện sẽ tích đức, vì vậy suốt nhiều chục năm liền ông đều bố thí cho người nghèo, giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn, có thể nói ông là một mẫu hình của người tốt.
Vào một năm nọ nước lũ dâng cao, toàn bộ thôn trang bị nhấn chìm trong biển nước. Ông chủ giàu có may mắn leo kịp lên nóc nhà, nhưng nước lũ vẫn ngày một dâng lên.
Đúng vào lúc lòng ông đang nóng như lửa đốt thì có người chèo thuyền tới, nói với ông rằng: “Người đại thiện kia, hãy mau mau lên thuyền, tôi sẽ đưa ông tới nơi an toàn”.
Người giàu có đáp rằng: “Mấy chục năm nay ta luôn làm theo ý chỉ của Thượng Đế, lấy việc giúp người làm niềm vui, hành thiện tích đức. Tấm lòng thành của ta nhất định sẽ cảm động tới Thượng Đế, cho nên Ngài sẽ tới cứu ta. Ông cứ yên tâm mà đi đi!”
Thế là, người ấy chèo thuyền rời đi.
Lũ lại dâng lên cao hơn, điên cuồng ào lên những xoáy nước lớn. Ông chủ giàu có ôm chặt lấy ống khói trên nóc nhà khóc thét lên: “Thượng Đế ơi, tín đồ trung thành của Ngài đang ở trong cảnh nước sôi lửa bỏng, sao Ngài không hiện thân cứu con? Lẽ nào Ngài không nhìn thấy hay sao?”
Lúc này, trên không trung vang lên tiếng động lớn, một chiếc trực thăng bay tới. Phi hành viên nói với người giàu có rằng: “Người đại thiện kia, chúng tôi sẽ thả dây treo xuống, ông hãy buộc chặt vào người nhé. Chúng tôi sẽ đưa ông tới một nơi an toàn”.
Người giàu có vẫn cố chấp nói rằng: “Không, không”. Rồi ông kể lại uy đức của ông trong suốt cả cuộc đời mình. Thế là chiếc trực thăng lại rời đi.
Cứ như vậy, ông chủ giàu có khước từ những lời mời giúp đỡ hết lần này lần khác như thế, cuối cùng, một con sóng lớn ập đến, ông đã bị cuốn trôi theo dòng nước…
Sau khi lên thiên đường, ông chủ giàu có được gặp Thượng Đế. Ông oán trách nói rằng: “Mấy chục năm qua, con vẫn luôn làm theo ý chỉ của Ngài. Thế mà khi con gặp nguy hiểm, sao Ngài lại không tới cứu con? Xem ra con đã tin nhầm Ngài rồi!”.
Thượng Đế chỉ nhìn ông, rồi nói: “Vì để cứu con, ta đã cử riêng một chiếc thuyền và một chiếc trực thăng tới, nhưng con đều bỏ lỡ cơ hội ấy. Con còn muốn được cứu thế nào đây?”.
Lúc này, ông chủ giàu có ngỡ ngàng tiếc nuối, nhưng hối hận thì đã muộn rồi.
Quả đúng là, trên sân khấu cuộc đời, cho dù bạn đóng vai chính hay vai phụ, cho dù bạn lộng lẫy bước lên sàn diễn hay phờ phạc khi rời khỏi vũ đài, thì tất cả hỷ, nộ, ai, lạc, tất cả mọi buồn vui phiền muộn đều là tự bản thân mình mà ra.
Dù là người giàu có hay nghèo khó, cao quý hay hèn mọn, thì những gì mà Thượng Đế ban cho mỗi người đều công bằng như nhau. Những gì chúng ta có trong đời tưởng như rất ngẫu nhiên, rất bình dị, nhưng kỳ thực đều là món quà mà Thượng Đế ban tặng. Vấn đề là, bạn có nhận ra điều đó hay không?!
Kỳ thực, chúng ta không cần quá nhiều để có thể hạnh phúc. Dẫu vinh hoa và phú quý hơn nữa, thì cuối cùng chúng cũng chỉ là chiếc váy cưới tô điểm cho người khác. Khi chúng ta thực sự tỉnh ngộ về những điều mình đạt được, thì sau biết bao lo toan, mệt mỏi và tranh giành, ta mới phát hiện ra rằng… năm tháng tươi đẹp đã tuột khỏi tầm tay…
“ Nước chảy 3.000 dặm cũng chỉ cần một gáo để uống”. Trong cả cuộc đời, có thể chúng ta sẽ gặp được rất nhiều điều tốt đẹp, nhưng chỉ cần chuyên tâm nắm vững một thứ là đủ rồi. Cuộc sống là những chuỗi ngày nối đuôi nhau, con đường phải bước từng bước một, công việc cũng phải làm từng việc một.
Cao ốc ngàn gian, đêm ngủ trên chiếc giường cũng không quá hai mét; thức ăn vạn món, ngày ăn cũng không quá ba bữa. Con nước lớn dẫu dâng trào cuồn cuộn, bạn không thể lấy hết được, cũng không thể dùng hết được, bởi điều thực sự thuộc về bạn chỉ là một gáo nước mà thôi.
Bởi vậy, hạnh phúc của đời người không ở niềm vui về vật chất, mà ở chỗ biết đủ, biết dừng, vứt bỏ cám dỗ của dục vọng để gìn giữ một cuộc sống bình an nhất.
Theo PNN
Thương vợ cả đời hy sinh vì nhà chồng nhưng giữa hiếu và tình, tôi vẫn phải chọn Mẹ
Mẹ nuôi tôi ngần ấy năm, cả cuộc đời mẹ đã phải oằn mình cho tôi khôn lớn, ăn học thành tài. Mẹ từng thay cho tôi từng cái tã, thậm chí còn của cả các con tôi...
Ngày tôi lấy em, em là người miền Tây, tôi gốc miền Trung. Về làm dâu, dù ở nhà em được bố mẹ cưng chiều như một nàng công chúa nhưng khi đã thành vợ, thành dâu con nhà người, em đã nép mình, học quen lối sống cho vừa vặn cái nghĩa dâu con. Dẫu vậy, cũng có đôi lúc cơm không lành, canh không ngọt, bởi lẽ sống hai miền, đâu phải ngày một ngày hai là dung hòa được, cũng không ít lần, mẹ tôi khiến em phải len lén quay lưng, lau giọt nước mắt.
Tôi cũng đứng ra bảo vệ vợ, nhưng mỗi lần như thế lại chẳng khác nào đeo tội thêm cho em, em lại mang tiếng than thở, nói xấu mẹ với chồng. Thế nên mỗi lần tôi toan nói, em lại can, em nói em chịu được, do em chưa quen nếp ở, từ từ rồi em quen, anh đừng nói chi, mẹ buồn.
Cuộc đời đâu chỉ có vậy. Nỗi khổ của em, chắc có lẽ chỉ xoay quanh những biến cố của cuộc đời tôi mà ra. Năm con trai được bốn tuổi, con gái mới bốn tháng còn ẵm ngửa, chỉ vì chút sai sót, tôi mất việc. Đành xa vợ con lên thành phố lập nghiệp. Từ đó em bắt đầu cuộc sống xa chồng.
Con gái mới 4 tháng nhưng việc nhà em phải cáng đáng hết. Xa chồng, em còn phải gánh gồng nhiều hơn. Một mình em hai nách hai đứa con thơ, bố mẹ chồng già yếu, em còn phải ngày hai buổi tới trường dạy học. Xa chồng là thế, cơ cực là thế nhưng chưa bao giờ em mở miệng than thân trách phận, chưa bao giờ em nói một chữ mệt với tôi.
Vài năm sau sự nghiệp tôi ổn định thêm được chút, nhưng cũng chỉ đón con trai lên thành phố dần dần để nó quen với môi trường giáo dục tốt. Em vẫn ở quê, vẫn lo đi dạy, cơm canh, nhà cửa cho bố mẹ. Mãi đến khi con gái học cấp một, chúng tôi mới bán mảnh đất dưới quê, mua căn nhà cũ ven thành phố rồi ông bà, cha mẹ, con cái mới được đoàn tụ đông đủ sau chừng ấy năm.
Tôi không thể chăm sóc cả hai, lại lần nữa em là người hy sinh, em về quê ngoại dưỡng bệnh. Là vợ chồng, nhưng chúng tôi chẳng khác gì những cặp đôi li thân dù chúng tôi chưa bao giờ có một lời tranh chấp cãi vã nào. (Ảnh minh họa)
Nhưng cuộc đời chẳng bao giờ dễ dàng. Dù tôi có cố gắng đến mấy, vẫn luôn có thứ khiến vợ tôi phải khổ. Sống vui vẻ với nhau chẳng được mấy, mẹ tôi đổ bệnh, mẹ bắt đầu lẩm cẩm, không ít lần mẹ buông lời mắng nhiếc vợ tôi. Nhưng cả tôi và vợ đều không trách được mẹ. Mẹ đã già rồi, mẹ bệnh rồi.
Mẹ nuôi tôi ngần ấy năm, cả cuộc đời mẹ đã phải oằn mình cho tôi khôn lớn, ăn học thành tài. Mẹ từng thay cho tôi từng cái tã, thậm chí còn của cả các con tôi. Bây giờ mẹ già, mẹ lẫn, mẹ có khó tính, cũng đâu bằng những lần tôi hư làm mẹ buồn. Tôi không thể bất hiếu với mẹ. Em cũng hiểu chuyện, chẳng bao giờ trách mẹ một lời. Em chỉ lặng im. Có đôi bắt gặp em lén rơi nước mắt, tôi chỉ biết ôm em vào lòng. Tôi hỏi, em có trách mẹ không? Em chỉ nhẹ lắc đầu.
Nhưng hiện tại, tôi lại để em phải sống xa tôi lần nữa. Em bệnh, mẹ tôi cũng bệnh. Tôi không thể chăm sóc cả hai, lại lần nữa em là người hy sinh, em về quê ngoại dưỡng bệnh. Là vợ chồng, nhưng chúng tôi chẳng khác gì những cặp đôi li thân dù chúng tôi chưa bao giờ có một lời tranh chấp cãi vã nào.
Con tôi là những đứa trẻ tình cảm. Con trai luôn quan tâm tôi, dù không nói ra, nhưng tôi luôn cảm nhận được sự cảm thông của nó. Không ít lần tôi tự mắng mình hèn. Tôi vô dụng khi không thể cho vợ mình một hạnh phúc, một mâm cơm yên bình. Mỗi lần như thế, con trai tôi lại luôn có cách để truyền tải sự cảm thông đến tôi.
Nhưng đứa con gái của tôi lại khác. Tôi biết nó là đứa giàu tình cảm, nhưng lại có sự ương bướng đến lạ lùng. Có lẽ vì vậy mà nó hận tôi hơn cả. Nhà có người khác hay không, con bé luôn tìm cách để né mặt tôi. Nói chuyện - dù là cha con nhưng chẳng bao giờ nói với tôi quá hai câu. Dẫu vậy, tôi chẳng thể nào trách cứ nó được. Vì con bé quá yêu mẹ nó, mẹ nó cũng đã quá khổ vì một người bố như tôi.
Bây giờ mỗi ngày đi làm về, tôi làm đêm, sáng sớm mới về, lúc tôi về, người ta hối hả đi làm, chồng chở vợ, bạn trai chở bạn gái, cha chở con... Ai cũng có người để cùng đi, tôi lại thấy xe mình nhẹ và trống trải đến đáng sợ! Hôm nay, kỷ niệm 10 năm ngày cưới của tôi và vợ, tôi lại thấy lòng hoang hoải hơn bao giờ hết. Tới bao giờ, tôi với em mới lại đoàn tụ, tới bao giờ, tôi mới mang được một hạnh phúc thức sự cho em....
Theo Hạ Dy (Khám Phá)/Phununews
Phàm đã là vợ chồng nên nhớ: Hôn nhân là cả đời, ngoài yêu thương còn cả trách nhiệm Khi đứng trước quyết định rạch ngang tổ ấm của mình, người ta thường khuyên nhau, suy nghĩ lại đi, hết tình còn nghĩa. Điều này chứng minh rằng, hôn nhân không đơn thuân chỉ có tình yêu... Không hẳn là trách nhiệm với người đầu ấp tay gối bên cạnh mình, trách nhiệm với những khúc ruột liền kề trong đời trước...