Nước Anh: Nhiều chị em trầm cảm, thậm chí muốn tự tử sau khi làm điều này với vùng kín
Nghiên cứu cho thấy, một trong 20 phụ nữ bị cuốn vào vụ bê bối trong việc sử dụng dịch vụ cấy ghép lưới âm đạo luôn tìm cách tự tử để trốn tránh thực tại.
Các nhà nghiên cứu đã khảo sát 650 phụ nữ có sử dụng dịch vụ cấy ghép lưới âm đạo. Hiện nay vấn đề gây ra tranh cãi lớn khi lưới cấy ghép âm đạo từng được sử dụng để điều trị chứng sa tử cung hoặc tiểu không tự chủ.
Theo đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy 5% phụ nữ cấy ghép lưới âm đạo bị đau dữ dội đến mức họ luôn sống khép kín hoặc tự làm hại bản thân thường xuyên.
1/3 số phụ nữ gặp biến chứng lưới – như nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, đau hoặc mệt mỏi – dựa vào con cái để chăm sóc chúng sau khi nhiều người phải ngồi xe lăn và không thể làm việc.
Hiện nay vấn đề gây ra tranh cãi lớn khi lưới cấy ghép âm đạo từng được sử dụng để điều trị chứng sa tử cung hoặc tiểu không tự chủ.
Cuộc khảo sát cũng tiết lộ, 4 trong 5 phụ nữ dùng lưới cấy ghép âm đạo bị trầm cảm và lo âu quá mức trong khi gần một nửa chiến đấu với ý nghĩ tự tử.
Cuộc khảo sát được thực hiện bởi nhóm chiến dịch 6.800 Sling The Mesh – nhóm vận động hành lang để quốc hội cấm hoàn toàn việc cấy ghép gây tranh cãi.
Nhà vận động Jackie Harvey nói với Cambs Times: “Những kết quả này cho thấy các biến chứng cấy ghép lưới âm đạo rất nghiêm trọng, làm thay đổi cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của phụ nữ và gia đình họ.
“Phụ nữ không nên thực hiện một ca phẫu thuật được cho là giúp đỡ nhưng vẫn bị tổn hại nặng nề đến mức họ không còn muốn sống nữa”, nhóm khảo sát cho hay.
Phụ nữ không nên thực hiện một ca phẫu thuật được cho là giúp đỡ nhưng vẫn bị tổn hại nặng nề đến mức họ không còn muốn sống nữa.
Video đang HOT
Sau khi hỏi 653 phụ nữ bị biến chứng lưới âm đạo, nó đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào, kết quả tiết lộ thêm khoảng 95% những người bị biến chứng không còn tin tưởng bác sĩ phẫu thuật cũng như việc đưa ra những lời khuyên tốt nhất.
9 trong 10 người tuyên bố bác sĩ của họ không giải thích rằng cấy ghép lưới âm đạo liên quan đến việc có một mảnh nhựa được đặt vĩnh viễn trong cơ thể họ. 98% cho rằng họ đã không được nói về các giải pháp thay thế cho tình trạng sa tử cung hoặc tiểu không tự chủ, chẳng hạn như vật lý trị liệu.
Kết quả của việc cấy ghép cho thấy, 4 trong 5 người được hỏi cho rằng họ trải qua cơn đau dữ dội mỗi ngày và 1 trong 5 người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên thường xuyên bị kháng kháng sinh.
Bà Kath Sansom (Nhà hoạt động lĩnh vực sức khoẻ nữ giới tại Mỹ) nói với MailOnline: ‘Cuộc khảo sát này vô cùng khó chịu vì nó cho thấy rất rõ lưới phá hủy cuộc sống của phụ nữ. Không ai nên đi phẫu thuật với thứ rủi ro kinh khủng đến mức cuối cùng họ phải tự tử. Mỗi ngày phụ nữ đăng những tin nhắn đau lòng cho nhóm hỗ trợ về việc hôn nhân của họ tan vỡ như thế nào hoặc con cái họ buồn bã ra sao khi chứng kiến họ trở thành cái bóng của chính mình. Nhiều phụ nữ chuyển sang dùng thuốc giảm đau mạnh hoặc chuyển sang rượu để đối phó với cơn đau”.
Kết quả của việc cấy ghép cho thấy, 4 trong 5 người được hỏi cho rằng họ trải qua cơn đau dữ dội mỗi ngày và 1 trong 5 người bị nhiễm trùng đường tiết niệu nên thường xuyên bị kháng kháng sinh.
Lưới âm đạo – được làm bằng nhựa giòn có thể cuộn tròn, xoắn và cắt xuyên qua mô. Các nhà vận động đã chiến đấu trong nhiều năm để các quan chức chấm dứt việc cấy ghép lưới âm đạo với cấy ghép phổ biến nhất – băng xuyên màng (TVT) – được sử dụng rộng rãi trên khắp châu Âu và Mỹ kể từ đầu những năm 2000.
Khả năng một phụ nữ bị biến chứng từ lưới đã được chứng minh là khoảng 45%. Trên khắp thế giới, các nhà sản xuất lưới như Johnson & Johnson phải đối mặt với yêu cầu bồi thường từ những phụ nữ cho rằng họ không được thông báo về các biến chứng. Trong một chiến thắng cho các nhà vận động, NICE đã ra phán quyết chống lại việc sử dụng lưới âm đạo như một phương pháp điều trị cho tình trạng sa cơ quan vùng chậu vào năm 2017.
Khả năng một phụ nữ bị biến chứng từ lưới đã được chứng minh là khoảng 45%.
Cấy ghép lưới âm đạo là gì?
Cấy lưới âm đạo là thiết bị được các bác sĩ phẫu thuật sử dụng để điều trị chứng sa cơ quan vùng chậu và tiểu không tự chủ ở phụ nữ.
Thường được làm từ polypropylen tổng hợp, một loại nhựa, cấy ghép nhằm mục đích sửa chữa các mô bị hỏng hoặc suy yếu trong thành âm đạo. Các loại lưới cấy ghép khác bao gồm polyester, mô người và vật liệu tổng hợp có thể hấp thụ.
Một số phụ nữ báo cáo đau bụng và viêm nhiễm vùng kín nghiêm trọng và liên tục sau phẫu thuật. Ở một số người, cơn đau nghiêm trọng đến mức họ không thể quan hệ giao hợp. Nhiễm trùng, ra máu và thậm chí xói mòn nội tạng cũng đã được báo cáo.
Nguồn: Dailymail
Ba mẹ con đều bị nhiễm trùng "vùng kín" vì thói quen nhiều người làm khi trời nồm
Ba mẹ con cô Yanzi đồng thời bị viêm "vùng kín" khiến cả gia đình rất hoang mang không hiểu lý do cho tới khi bác sĩ biết được một thói quen tai hại của cô.
Cô Yanzi, sống ở Hàng Châu, Trung Quốc năm nay 31 tuổi. Cô là nhân viên tư vấn truyền thông, chủ yếu làm việc ở nhà, thời gian cũng rất linh hoạt, có thể chăm con và dọn dẹp nhà cửa.
Bởi vì hai đứa con của cô Yanzi chưa được 1 tuổi thường phải thay quần áo nhiều lần trong ngày nên cô Yanzi phải giặt đồ liên tục. Tuy nhiên gần đây thời tiết ở Hàng Châu mưa nhiều, trời nồm ẩm, quần áo không kịp khô. Vì vậy cô Yanzi đã nghĩ ra cách khi nào con cần thay đồ sẽ kiểm tra xem quần áo nào sắp khô thì đem sấy và cho con mặc.
Sau vài ngày, cô Yanzi phát hiện ra các con liên tục đòi đi vệ sinh. Cô nghĩ do con uống nhiều nước nhưng tình trạng này diễn ra liên tục nên cô đưa các con tới viện kiểm tra. Kết quả cho thấy con cô bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vài ngày sau đó, cô Yanzi cũng có triệu chứng đau thắt lưng, cảm lạnh và sốt phải đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y Chiết Giang. Sau khi kiểm tra, phát hiện cô Yanzi bị bể thận cấp.
Sau một ngày dùng kháng sinh tại khoa cấp cứu của Đại học Y Chiết Giang, Yanzi được chuyển đến phòng điều trị bệnh thận để điều trị thêm. Tại sao cô Yanzi và các con lại cùng lúc gặp vấn đề về đường tiết niệu.
Wang Xuliang, bác sĩ của Trung tâm Thận học taị Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y Chiết Giang cho biết viêm đài bể thận, còn được gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs). Bệnh thường do vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu từ bàng quang và niệu đạo. Thông thường, nước tiểu của bạn được lưu trữ trong bàng quang trước khi rời khỏi cơ thể. Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào bàng quang sẽ gây ra nhiễm trùng bàng quang, ở đây chúng nhân lên và phát triển, sau đó ngược dòng lên phía trên và gây nhiễm trùng đài bể thận.
Nguyên nhân cho chứng viêm bể thân cấp tính và nhiễm trùng đường tiết niệu của mẹ con cô Yanzi là do mặc đồ lót ẩm. Nếu đồ lót không được giặt kỹ, và không được phơi khô đầy đủ thì nó sẽ tạo môi trường ẩm ướt có thể dễ dàng nuôi dưỡng vi khuẩn gây bệnh, gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Sau khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu, rất dễ gây ra viêm bể thận cấp tính sau khi đi tiểu. Nếu điều trị không kịp thời, nó sẽ gây ra viêm bể thận mãn tính. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể gây tổn thương không hồi phục cho thận.
Sau một tuần điều trị tại Bệnh viện đầu tiên của Đại học Chiết Giang, mẹ con cô Yanzi đã hồi phục và được xuất viện.
Mặc quần áo ẩm gây hại sức khỏe như thế nào?
Gây bệnh về da
Khi mặc quần áo ẩm ướt, da chính là bộ phận đầu tiên trên cơ thể người tiếp xúc với độ ẩm. Khi đó, các vi khuẩn gây bệnh, nấm mốc từ quần áo ẩm có thể bám vào da gây ra nhiều các bệnh về da như dị ứng, mổi mẩn đó, viêm da...
Đặc biệt, những người đang bị các bệnh về da thì việc mặc quần áo ẩm ướt sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng. Hơn nữa, các chị em nếu mặc quần lót ẩm sẽ rất dễ bị nấm "vùng kín", viêm nhiễm âm đạo gây ngứa ngáy, ra nhiều khí hư,...
Gây bệnh về hô hấp
Nhiều loại nấm mốc có thể phát triển trên quần áo ẩm và khi mặc chúng, bạn sẽ dễ dàng hít phải những bào tử nấm mốc này. Từ đó dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ.
Một loại nấm có tên Stachybortry chararum có trong quần áo ẩm là nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng cơ quan hô hấp. Người mắc phải thường có triệu chứng chảy vũi, ho, đau mắt, đau họng, viêm xoang, viêm phổi... và thậm chí là suy hô hấp.
Theo eva.vn
Gãy 6 xương sườn, nạn nhân thoát chết dưới bánh tàu hỏa Lao ra đứng giữa đường ray khi tàu hỏa chạy tới, nam nạn nhân bị tông kẹt dưới đường ray. Được người dân đưa đi cấp cứu, nạn nhân may mắn thoát chết nhưng bị gãy 6 xương sườn. Người vừa thoát chết hi hữu trên là Trần Thanh Qu. (45 tuổi, ngụ tại quận Bình Thạnh, TPHCM). Nạn nhân được đưa đến...