Nước Anh có thể thoát làn sóng thứ 3
Một chuyên gia vaccine nhận định Vương quốc Anh có thể sớm dỡ bỏ các biện pháp hạn chế, do phần lớn người dân đã tiêm chủng và dịch bệnh đang suy giảm.
Theo giáo sư Brendan Wren từ Viện Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, khoảng 81% người trưởng thành ở Anh đã được tiêm một mũi vaccine ngừa Covid-19. Trong khi đó, có 58% dân số đã hoàn thành lộ trình tiêm chủng.
Ông Wren cho biết thành tích này “rất đáng được khích lệ”, Sky News đưa tin. Song chuyên gia về vaccine cũng khẳng định: “Chúng ta vẫn cần phải cảnh giác. Việc cảnh giác và tiêm chủng là chìa khoá thành công”.
Người dân Anh xếp hàng để tiêm vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Sky News .
Video đang HOT
Khi được hỏi về kế hoạch mở cửa trở lại, dự kiến diễn ra vào ngày 19/7, ông Wren nói: “Nếu số liệu tiếp tục khả quan, chúng ta có nhiều hy vọng rằng nước Anh sẽ mở cửa trở lại vào ngày 5/7 tới đây”.
Anh dự kiến gỡ bỏ các biện pháp hạn chế từ ngày 21/6. Song Thủ tướng Boris Johnson đã hoãn quyết định này thêm 4 tuần nữa, trong bối cảnh các ca bệnh liên quan đến biến chủng Delta xuất hiện nhiều hơn.
Nước này dự kiến gỡ bỏ các biện phòng, chống dịch vào ngày 19/7. Dù vậy, Thủ tướng Johnson cho biết một cuộc họp sẽ được tổ chức, nhằm xem xét khả năng mở cửa sớm hơn hai tuần, tức vào ngày 5/7.
Số liệu chính thức cho biết nước Anh ghi nhận hơn 10.000 ca mắc mới mỗi ngày, trong 3 ngày liên tiếp. Tính đến ngày 20/6, nước này có tổng cộng 4,6 triệu ca mắc và 127.970 ca tử vong vì Covid-19, theo Worldometers .
Trung Quốc phân phối hơn 1 tỉ liều vắc xin, dẫn đầu thế giới
Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phân phối 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 trong nước, chiếm 1/3 toàn cầu. Đến nay, nước này đã phê duyệt loại vắc xin COVID-19 thứ 7 tự phát triển để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên.
Trung Quốc chiếm hơn 1/3 tổng số liều vắc xin được phân phối trên toàn cầu đến nay - Ảnh: ABC NEWS
Ngày 20-6, trang web Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cập nhật thông tin: Tính tới ngày 19-6, Trung Quốc đại lục đã phân phối 1.010.489.000 liều vắc xin COVID-19 tại 31 tỉnh, thành và khu tự trị.
Đây là một cột mốc quan trọng đối với chương trình tiêm chủng lớn nhất thế giới tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia 1,4 tỉ dân này tìm cách ngăn nguy cơ trước các ca "nhập khẩu" và chuẩn bị cho các sự kiện lớn sắp tới.
Trung Quốc khởi động chương trình tiêm chủng quốc gia vào tháng 12-2020. Với việc vượt cột mốc 1 tỉ liều, Trung Quốc là quốc gia dẫn đầu thế giới về số vắc xin phân phối trong nước. Tuy nhiên, đến nay vẫn không rõ có tổng cộng bao nhiêu người đã được tiêm vắc xin đủ liều ở nước này.
Hôm 9-6, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin Trung Quốc đã phê duyệt vắc xin COVID-19 thứ 7 tự phát triển trong nước để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Vắc xin này được Viện nghiên cứu y sinh thuộc Học viện Khoa học y học Trung Quốc ở thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam phát triển.
Đây cũng là vắc xin bất hoạt thứ 5 được phê duyệt chính thức ở Trung Quốc để phòng ngừa COVID-19, giúp tăng khả năng sản xuất vắc xin bất hoạt của Trung Quốc lên khoảng 6 tỉ liều mỗi năm. Bốn loại vắc xin bất hoạt còn lại đã được phê duyệt là của hãng Sinopharm (2 loại), Sinovac Biotech và Shenzhen Kangtai Biological Products.
Theo thống kê của Hãng tin Bloomberg (Mỹ), Trung Quốc đang chiếm hơn 1/3 tổng số liều vắc xin được phân phối trên toàn cầu đến nay.
Dữ liệu được Bloomberg cập nhật ngày 20-6 cho thấy hơn 2,59 tỉ liều vắc xin COVID-19 đã được phân phối trên khắp 180 quốc gia/vùng lãnh thổ. Tại Mỹ, đến nay đã có 317 triệu liều vắc xin được phân phối trong nước.
Trung Quốc đang đẩy mạnh tiêm vắc xin ngay trước kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1-7-2021 và Thế vận hội mùa đông 2022 ở Bắc Kinh.
Trung Quốc đặt mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19 cho 40% dân số (khoảng 560 triệu trong tổng số 1,4 tỉ dân) trước cuối tháng 6-2021 và hơn 64% dân số trước cuối năm nay.
Biến thể Delta lây lan nhanh ở vùng nông thôn Mỹ Biến thể Delta của virus corona đang lây nhiễm nhanh ở vùng nông thôn của 2 bang Kansas và Missouri của Mỹ, do tỉ lệ tiêm chủng tại các bang này còn thấp. Tiêm vắc xin COVID-19 ở bang Kansas, Mỹ - Ảnh: BLOOMBERG Biến thể Delta của virus corona được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ vào tháng 10-2020. Trung tâm...