Nước Anh áp lệnh phong toả nghiêm ngặt nhất kể từ Thế chiến 2
Dù là một trong những quốc gia tiên phong nghiên cứu ra vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng, nhưng tình hình dịch bệnh tại Anh lại không mấy khả quan. Thủ tướng Boris Johnson mới đây ra lệnh tái áp đặt phong toả toàn quốc trong vòng một tháng.
Telegraph ngày 1/11 đưa tin, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã tái áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 tại nước này vượt ngưỡng 1 triệu và nguy cơ hệ thống y tế “vỡ trận”.
Trong cuộc họp báo tại số 10 phố Downing hôm 31/10, ông Boris Johnson nói: “Chúng ta phải hành động ngay. Chúng ta có thể chứng kiến hàng nghìn ca nhiễm mỗi ngày nếu không hành động”.
Video đang HOT
Ông Boris Johnson ra lệnh phong toả toàn nước Anh trong vòng 1 tháng. Ảnh: BBC.
Lệnh tái phong tỏa toàn quốc sẽ được áp dụng từ 0h ngày 5/11 đến hết ngày 2/12. Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2.
Cụ thể, người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.
Các cửa hàng thiết yếu và trường học vẫn được mở cửa. Những giải đấu thể thao chuyên nghiệp như Ngoại hạng Anh vẫn diễn ra nhưng không có khán giả, trong khi các hoạt động thể thao nghiệp dư sẽ phải đình chỉ. Nhà hàng và quán bar không được tiếp khách và chỉ được bán đồ mang đi, công dân Anh được khuyến cáo hạn chế xuất cảnh trừ trường hợp vì công việc. Mọi cửa hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa.
Những địa điểm tôn giáo chỉ được mở cửa cho những người đến làm lễ một mình. Các đám tang chỉ được tiếp đón thành viên gia đình thân thiết. Chính phủ Anh cũng khôi phục chương trình hỗ trợ lương khẩn cấp trong đại dịch COVID-19 nhằm bảo đảm những lao động phải nghỉ việc sẽ nhận được 80% lương.
Theo Reuters, số ca nhiễm COVID-19 tại Anh hiện ở mức 1.011.660 người, trong đó 46.555 người chết. Biện pháp tái phong tỏa được áp dụng sau khi các nhà khoa học cảnh báo đại dịch COVID-19 tại Anh có thể diễn biến ngoài kiểm soát, dẫn đến nguy cơ hệ thống y tế “vỡ trận” và khiến 80.000 người chết trong trường hợp xấu nhất.
Phát hiện tình tiết mới vụ 39 thi thể trong xe tải ở Anh
Tại một phiên tòa ở London ngày 27/10 xét xử vụ 39 người Việt Nam tử vong trong xe container ở Anh, các tình tiết mới đã được đưa ra, theo đó, lái xe tải người Anh đã không báo với cảnh sát ngay khi phát hiện các nạn nhân tử vong.
Cảnh sát Anh điều tra tại hiện trường xe tải chở 39 thi thể người Việt Nam được phát hiện tại Grays, hạt Essex, Đông Bắc London, ngày 23/10/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Lái xe Maurice Robinson, 26 tuổi, đã nhận tội ngộ sát 39 người di cư và tham gia vụ buôn người. Đối tượng này đã tiếp nhận một container đóng kín từ cảng Purfleet ở Đông Nam nước Anh, sau khi container này được vận chuyển từ tàu chở hàng xuất phát từ Zeebrugge ở Bỉ. Khi tới Thurrock gần cảng Purfleet vào rạng sáng 23/10/2019, tài xế này đã mở container và phát hiện những người di cư (trong đó có 2 thiếu niên 15 tuổi) đã chết ngạt bên trong.
Tại tòa án Old Bailey ngày 27/10, một công tố viên cho biết thay vì báo cảnh sát ngay lập tức, Robinson đã thực hiện nhiều cuộc gọi điện thoại cho những đối tượng khác liên quan vụ buôn người này. Robinson cũng đã lái xe tải đi vòng quanh khu công nghiệp quanh đó khoảng 23 phút trước khi báo cảnh sát.
Hai đối tượng khác là Eamonn Harrison, 23 tuổi - được cho là tài xế lái xe tải tới Zeebrugge, và Georghe Nica, 43 tuổi, đều phủ nhận tội danh ngộ sát 39 người. Harrison cùng với Valentin Calota và Christopher Kennedy không nhận tội tham gia vụ buôn người. Tuy nhiên, Nica đã nhận tội danh này.
Phiên xét xử bắt đầu trong tháng này và dự kiến kéo dài 6 tuần. Các công tố viên trước đó đã chỉ rõ rằng chủ công ty vận tải Ronan Hughes thông qua một tin nhắn Snapchat đã chỉ thị Robinson ngay khi tiếp nhận container ở Purfleet phải nhanh chóng cho những người bị nhốt trong container không khí để thở nhưng không cho họ ra ngoài. Hughes cũng đã nhận tội ngộ sát và tham gia vụ buôn người.
Cũng tại phiên tòa ngày 27/10, bồi thẩm đoàn đã nghe lời chứng viết tay của một nhân viên điều phối vận tải ở Purfleet cho biết đã ngửi thấy "mùi thi thể phân hủy" vào khoảng nửa đêm, một giờ trước khi Robinson mở container.
Những hậu duệ hoàng gia Singapore sống đời giản dị Trong xã hội Singapore hiện đại, rất khó để nhận ra những người mang dòng máu hoàng gia bởi họ trông bình thường và cũng chỉ làm các công việc phổ thông. Họ là hậu duệ của một nhà vua ở thế kỷ 19, người đã nhường quyền kiểm soát hòn đảo cho nước Anh. Tuy nhiên, rất ít người dân Singapore ngày...