‘Núi’ rác thải điện tử – Cuộc khủng hoảng đang bị bỏ quên
Tốc độ thải rác điện tử trên thế giới đang tăng nhanh hơn 5 lần so với tốc độ tái chế, càng làm trầm trọng thêm những hậu quả về môi trường và sức khỏe trên toàn cầu.
Công nhân làm việc tại trung tâm thu thập rác điện tử ở Ploufragan, miền tây Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đây là nội dung báo cáo mới được các cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) công bố, qua đó gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng rác thải chưa được quan tâm đúng mức.
Theo báo cáo từ Liên minh Điện tử viễn thông quốc tế (ITU) và Viện nghiên cứu LHQ về nghiên cứu và đào tạo (UNITAR), khối lượng rác điện tử thải ra năm 2022 là 65 triệu tấn, mức cao kỷ lục và tăng tới 82% so với năm 2010. Dù lượng rác điện tử thải ra vẫn không ngừng tăng nhưng chưa đến 25% trong tổng khối lượng rác điện tử năm 2022 được thu thập và tái chế. Điều này đồng nghĩa rằng có những nguồn rác có thể tái chế với tổng giá trị lên tới 62 tỷ USD đang bị “bỏ quên” trong khi nguy cơ ô nhiễm với các cộng đồng trên toàn cầu từ những nguồn này gia tăng.
Báo cáo cũng dự báo lượng rác điện tử thải ra trên toàn thế giới sẽ tăng thêm 33% vào năm 2030, lên 82 triệu tấn mỗi năm. Đây là xu hướng đáng báo động, nêu bật nhu cầu hành động khẩn cấp giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải điện tử ngày càng chồng chất.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành UNITAR, Nikhil Seth, nêu rõ song song với việc kỳ vọng các tấm pin năng lượng Mặt Trời và các thiết bị điện tử sẽ góp phần lớn giúp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu và thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật số, thế giới cần gấp rút lưu ý vấn đề rác thải từ lĩnh vực này.
Rác thải điện tử được định nghĩa là những sản phẩm điện tử bị vứt bỏ nhưng vẫn có pin hoặc phích cắm, có thể gây ra những nguy cơ đáng kể cho sức khỏe và môi trường vì có những thành phần độc hại.
Nhân viên môi trường đình công, thành phố hoa lệ Paris ngập trong rác
Không giống với vẻ hào nhoáng vốn có trên các tạp chí thời trang và du lịch đẳng cấp, Paris - Thủ đô của nước Pháp đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng rác thải, hệ quả của việc các nhân viên vệ sinh môi trường đình công trong gần một tuần qua, nhằm phản đối kế hoạch cải cách hưu trí của chính phủ.
Hôm 11/3, Người Phát ngôn Văn phòng Thị trưởng Paris cho biết, khoảng 4.400 tấn rác tại Thủ đô vẫn đang chờ được thu gom. Dù là khu vực gần tháp Eiffel hay Khải Hoàn Môn, rác thải có thể dễ dàng được nhìn thấy chất thành đống.
France 24 đưa tin, nhiều chủ nhà hàng, khách sạn lo sợ hoạt động kinh doanh giảm sút, khi rác thải chất đống trên nhiều tuyến phố ở các quận nội thành. Thậm chí, nhiều chủ cửa hàng tại Paris nhận định đây là "hình ảnh vô cùng thảm khốc của Paris".
Rác thải được nhìn thấy khắp các đường phố ở Paris. Ảnh: Reuters.
Theo giới chức Paris, đây là hậu quả của việc hàng ngàn nhân viên vệ sinh môi trường đình công từ hôm 7/3 nhằm phản đối kế hoạch cải cái hưu trí của chính phủ. Công đoàn Khách sạn Pháp (Umih) cho biết, doanh thu của các khách sạn ở Thủ đô giảm 50% trong tuần qua. Và các nhân viên vệ sinh môi trường vẫn chưa ấn định ngày nối lại dịch vụ.
Được biết, hồi đầu năm, Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne thông báo, độ tuổi về hưu tại nước này sẽ được nâng từ 62 tuổi hiện nay lên 64 tuổi kể từ năm 2030. Bà Elisabeth Borne nhấn mạnh, nỗ lực này sẽ giúp hệ thống hưu trí đang thâm hụt khoảng 17 tỷ euro có thể cân bằng trở lại vào năm 2030.
Khoảng 4.400 tấn rác tại Paris vẫn chưa được thu gom. Ảnh: Getty Images.
Thành phố hoa lệ Paris trở nên xấu xí trong mắt du khách và người dân. Ảnh: Zuma Press.
Đến nay, các cuộc thăm dò chỉ ra rằng hơn 2/3 người Pháp không chấp nhận nâng tuổi về hưu. Lãnh đạo các đảng đối lập cánh tả, cực tả và cực hữu như ông Jean Luc-Mélenchon hay bà Marine Le Pen đồng loạt cho rằng kế hoạch cải tổ hưu trí của chính phủ là bất công.
Reuters dẫn lời các tổ chức công đoàn cho rằng, có nhiều cách khác để hệ thống lương hưu Pháp cân bằng trở lại, chẳng hạn như áp thuế với những người siêu giàu hoặc yêu cầu chủ sử dụng lao động hay những người hưu trí khá giả đóng góp nhiều hơn.
Năm 2019, nỗ lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong việc nâng độ tuổi nghỉ hưu đã dẫn tới cuộc đình công ngành vận tải dài nhất trong nhiều thập kỷ. Tuy vậy, ông Macron lần này từ chối đàm phán với các công đoàn và khẳng định cải cách hưu trí phải được tiến hành.
Được biết, ngoài vấn đề về rác thải, các cuộc đình công tại Paris cũng khiến nhiều chuyến bay và dịch vụ di chuyển công bị hoãn/hủy, trường học đóng cửa và nhiều quận ở Paris mất điện. Hôm 10/3, trong khi cuộc tranh luận về cải cách lương hưu đang tiếp diễn tại Thượng viện, các công nhân đã từ chối sản xuất, vận chuyển nhiên liệu khỏi các nhà máy lọc dầu của TotalEnergies và Esso
Tác động của cuộc khủng hoảng Biển Đỏ với thương mại toàn cầu Dữ liệu từ Xeneta cho thấy khối lượng hàng hóa vận chuyển theo đường hàng không từ Việt Nam - trung tâm sản xuất hàng may mặc - đến Bắc Âu đã tăng lên trong ba tuần qua. Khói bốc lên từ tàu chở dầu MV Merlin Luanda của Anh bị lực lượng Houthi tấn công khi di chuyển qua Vịnh Aden trên...