Núi lửa Tonga tiếp tục phun trào
Trung tâm khuyến cáo bụi núi lửa Darwin, có trụ sở ở Darwin, Australia, ngày 17/1 thông báo đã ghi nhận thêm một vụ “phun trào lớn” của núi lửa tại Tonga, 2 ngày sau vụ phun trào lớn gây ra các trận sóng thần ở khu vực Thái Bình Dương.
Hình ảnh do vệ tinh Himawari-8 của Nhật Bản thu được ngày 15/1/2022 cho thấy hiện tượng sóng thần xuất hiện sau khi núi lửa ở Tonga phun trào dữ dội. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương cũng cho biết đã có những cơn sóng lớn trong khu vực và có thể do một vụ phun trào khác của núi lửa tại Tonga. Tuy nhiên, trung tâm trên không ghi nhận trận động đất có quy mô đáng kể gây ra đợt sóng này.
Núi lửa ở đảo Hunga Haapai của đảo quốc Tonga ngày 14/1 đã phun trào tro bụi, hơi nước và khí độc vào không khí. Theo trang tin tức Matangi Tonga Online của Tonga, ngọn núi này – nằm cách Nukualofa 65 km về phía Bắc, đã phun trào liên tục từ sáng cùng ngày, tạo ra cột tro bụi cao hơn từ 5-20 km so với mực nước biển và có thể quan sát được từ nhiều hòn đảo khác ngoài đảo Hunga Haapai. Vụ phun trào cũng phát ra những tiếng nổ lớn, có thể nghe thấy từ Fiji cách đó hơn 800 km. Người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu Địa chất của Tonga, Taaniela Kula, cho biết vụ phun trào trên có thể gây thiệt hại trong bán kính 260 km, mạnh hơn khoảng 7 lần so với vụ phun trào trước đó của núi lửa Hunga Haapai hồi cuối năm ngoái.
Sau đó, núi lửa này tiếp tục phun trào vào hôm 15/1, gây ra sóng thần cao khoảng 1,2 m ập vào thủ đô Nukualofa của Tonga. Hiện chưa có thông báo về tình hình thương vong và thiệt hại, song những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy nhiều tuyến đường ven biển bị ngập nước, xe cộ bị cuốn trôi. Quốc vương Tonga và người dân nước này đã nhanh chóng sơ tán đến những khu vực cao hơn, sau khi nước biển tràn vào thành phố. Khắp đảo chính Tongatapu ghi nhận nhiều khu vực mất điện, liên lạc bị gián đoạn. Một quan chức cho hay cần khoảng 2 tuần để nước này khôi phục đường dây Internet.
Hàng loạt quốc gia ở hai bờ Thái Bình Dương đã phát cảnh báo sóng thần sau vụ phun trào hôm 15/1, trong đó có Mỹ, New Zealand, Canada. Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cũng cho biết sóng thần đã tràn vào bờ biển nước này. Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) kích hoạt cảnh báo sóng thần và phát đi những bản tin liên quan, đồng thời hối thúc các cư dân di chuyển đến những nơi cao hơn. Hiện JMA đã dỡ bỏ tất cả các cảnh báo và khuyến cáo về sóng thần.
Núi lửa Hunga Ha'apai của Tonga lại phun trào
Núi lửa ở đảo Hunga Haapai của đảo quốc Tonga ngày 14/1 đã lại phun trào tro bụi, hơi nước và khí độc vào không khí.
Tro bụi phun lên từ miệng núi lửa ở đảo Hunga Haapai của đảo quốc Tonga, ngày 21/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang tin tức Matangi Tonga Online của Tonga, ngọn núi này, nằm cách thủ đô Nukualofa khoảng 65 km về phía Bắc, đã phun trào liên tục từ sáng cùng ngày, tạo ra cột tro bụi cao hơn từ 5-20 km so với mực nước biển và có thể quan sát được từ nhiều hòn đảo khác ngoài đảo Hunga Haapai. Ngay sau khi xảy ra vụ phun trào trên, chính quyền Tonga khuyến cáo người dân tránh xa các khu vực ven biển. Theo giới chức nước này, người dân không cần phải sơ tán, nhưng cần tránh xa các bãi biển và bờ biển thấp, đồng thời cần đeo khẩu trang khi đi lại đế tranh hít phải khí lưu huỳnh thoát ra từ núi lửa Hunga Haapai.
Taaniela Kula, người đứng đầu Cơ quan nghiên cứu Địa chất của Tonga, cho biết vụ phun trào trên có thể gây thiệt hại trong bán kính 260 km, mạnh hơn khoảng 7 lần so với vụ phun trào trước đó của núi lửa Hunga Haapai hồi cuối năm ngoái.
Núi lửa Hunga Haapai nằm trong cung núi lửa đang hoạt động mạnh gồm đảo quốc Tonga và quần đảo Kermadec, một vùng hút chìm trải dài từ phía Bắc - Đông Bắc của New Zealand tới Fiji.
Nhiều nước ban bố cảnh báo sóng thần sau khi núi lửa ở Tonga phun trào Nhiều nước, trong đó có Mỹ, Canada, New Zealand, Fiji đã ban bố cảnh báo sóng thần trong bối cảnh sóng thần đã ập vào bờ biển Tonga sau khi núi lửa ở đảo Hunga Haapai phun trào dữ dội trước đó một ngày. Những đám mây bụi bốc lên trời sau khi núi lửa trên đảo Hunga Haapai, quốc đảo Tongo, phun...