Núi lửa Semeru phun dung nham khiến hàng trăm người sơ tán
Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia Indonesia cho biết có khoảng 550 người đã phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn khi núi lửa Semeru phun trào dung nham nóng chảy vào sáng 1/12.
Núi lửa Semeru ở Đông Java phun tro bụi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Người phát ngôn trung tâm, ông Raditya Jati cho biết có 300 người trong số người đi lánh nạn đã di chuyển tới một trạm quan sát, số còn lại ở tạm trong lều trại tại làng Supiturang.
Nằm ở huyện Lumajang, tỉnh East Java, núi lửa Semeru bắt đầu phun trào vào lúc 1h23 sáng 1/12 (giờ địa phương). Dòng phun nham nóng chảy từ miệng núi lửa bốc cao tới 1km trên bầu trời, trong khi cột bụi khí nóng cao tới 11km, ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Besok Kobokan.
Đến 3 giờ sáng, khu vực núi lửa phun trào có mưa, khiến tro bụi núi lửa bao trùm khu vực trạm quan sát. Tình trạng hoạt động của núi lửa Semeru hiện ở mức cảnh báo cao thứ 2.
Trung tâm cũng đã khuyến cáo người dân địa phương không có hoạt động nào tại khu vực nguy hiểm bánh kính 1 km tính từ đỉnh núi và 4 km trên sườn núi phía Nam và Đông Nam. Hiện cơ quan chức năng Indonesia đã phân phát 4.000 khẩu trang và chuẩn bị cơ sở tiếp nhận người sơ tán để ứng phó trong tình huống khẩn cấp.
Núi lửa Ili Lewotolok ở East Nusa Tenggara, Indonesia phun tro bụi ngày 29/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, ngày 30/11, trên 4.400 người dân Indonesia cũng đã phải sơ tán sau khi núi lửa Ili Lewotolok ở East Nusa Tenggara, tỉnh cực Nam của Indonesia, “thức giấc” vào ngày 29/11 và phun những cột tro bụi cao tới 4 km lên bầu trời.
Indonesia hiện có khoảng 130 núi lửa đang hoạt động, do nước này nằm trên “Vành đai lửa” Thái Bình Dương – nơi thường xuyên xảy ra các hoạt động địa chất. Cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ngay trên eo biển nối Java và Sumatra đã hoạt động, gây ra lở đất ngầm dưới đại dương, kéo theo sóng thần, khiến trên 400 người thiệt mạng.
Núi lửa Ili Lewotolok ở Indonesia phun tro bụi cao tới 4 km
Ngày 29/11, núi lửa Ili Lewotolok ở East Nusa Tenggara của Indonesia đã "thức giấc", phun cột tro, bụi cao tới 4 km lên bầu trời, buộc nhà chức trách phải ban hành lệnh cảnh báo bay và đóng cửa sân bay địa phương.
Hiện chưa có thông tin về thương vong cũng như thiệt hại do núi lửa này gây ra, song nhà chức trách đã nâng cảnh báo núi lửa lên mức 2, đồng thời cho rằng núi lửa này có thể phun dung nham. Khu vực cấm vào cách miệng núi lửa 2 km đã được mở rộng lên 4 km, trong khi các máy bay được khuyến cáo không bay vào khu vực này. Sân bay Wunopitu cũng đang phải tạm đóng cửa.
Indonesia hiện có khoảng 130 núi lửa đang hoạt động, do nước này nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương - nơi thường xuyên xảy ra các hoạt động địa chất. Cuối năm 2018, một ngọn núi lửa ngay trên eo biển nối Java và Sumatra đã hoạt động, gây ra lở đất ngầm dưới đại dương, kéo theo sóng thần, khiến hơn 400 người thiệt mạng.
Siêu bão Goni suy yếu khi đi qua Philippines Siêu bão Goni suy yếu sau khi tràn qua phía Nam đảo Luzon, Philippines hôm 1/11, khiến ít nhất 4 người chết, gây ra mất điện, thiệt hại cơ sở hạ tầng và lũ quét. Cơ quan thời tiết Philippines hạ siêu bão Goni, siêu bão mạnh nhất thế giới trong năm 2020, xuống thành bão. Bão duy trì sức gió 215 km/h...