Núi lửa phun trào 4 lần trong 6 ngày, người dân xám mặt vì tro
Vụ phun trào núi lửa này không gây ra nhiều nguy hiểm, vì thế nhiều người đổ xô tới xem nó vào ban đêm.
Theo trang Metro, ngày 1/3 vừa qua, một ngọn núi đang hoạt động ở châu Âu, Mount Etna vừa có đợt phun trào mới. Mặc dù không gây thương vong nào nhưng tro núi lửa khiến cho cuộc sống người dân ở các thành phố nhỏ gần Sicily, Ý khổ sở.
Vụ phun trào núi lửa này kéo dài hơn 1 tuần, được xác nhận có 4 lần phun trào trong 6 ngày. Toàn bộ tro núi lửa bao phủ khắp bầu trời, kéo dài hơn 10km. Sân bay Canitaya ở Sicily tạm thời phải đóng cửa. Nhiều đá vụn, tro bụi do núi lửa rơi xuống nhà người dân Pedara, dễ gây cháy nổ.
Alfio Cristaudo, thị trưởng của Pedara cho biết, “Các tuyến đường của toàn bộ khu vực Pedara được bao phủ bởi tro và đá núi lửa”. Bởi vì tro núi lửa nằm rải rác khắp nơi, người dân địa phương không có lựa chọn nào khác ngoài việc oằn mình dọn dẹp. Họ mang chổi, khăn, xuống đường để quét dọn mùn tro.
Video đang HOT
Lịch sử phun trào của núi lửa Etna có thể bắt nguồn từ thời La Mã cổ đại, những đợt phun trào thường xuyên của nó kéo dài hàng nghìn năm, cho đến nay đã có hơn 200 vụ được ghi lại trong lịch sử. Kể từ tháng 12 năm ngoái, hoạt động phun trào của núi lửa đã được chính quyền giám sát chặt chẽ nên những người dân xung quanh không gây ra thương vong nào.
Mặc dù vụ phun trào của núi Etna gây ra rất nhiều phiền toái cho cư dân địa phương, nhưng núi Etna cũng là một điểm thu hút khách du lịch rất nổi tiếng trong vùng. Vì hoạt động phun trào của núi lửa không gây ra nhiều nguy hiểm nên nhiều người đổ xô tới đây xem núi lửa phun vào ban đêm.
Núi lửa băng phun trào có hình dáng độc đáo khiến du khách đổ xô tới check in
Hiện tượng bất thường ở vùng cao nguyên Almaty đã thu hút rất nhiều khách du lịch kéo đến gần đây.
Cao nguyên ở vùng Almaty của Kazakhstan không phải là nơi hấp dẫn nhất, đặc biệt là vào mùa đông, nhưng một hiện tượng bất thường đã khiến nhiều người đổ xô kéo đến.
Nằm giữa 2 ngôi làng Kegen và Shyrganak, ở giữa cao nguyên tuyết phủ là một tháp băng cao 14 mét liên tục phun ra nước khiến nước biến thành băng gần như ngay lập tức. Núi lửa băng cách thủ đô Nur-Sultan của Kazakhstan, trước đây là Astana 4 giờ đi xe.
Cấu trúc độc đáo trông giống như một ngọn núi lửa thu nhỏ, thay vì dung nham nóng, nó phun ra nước. Cảnh tượng này trở nên thu hút người dân địa phương, cũng như những người hâm mộ trên trang Instagram và nhiều người có ảnh hưởng xã hội đang tìm kiếm những hình nền đặc biệt cho các bài đăng trên mạng xã hội của họ.
Theo một bài đăng trên Instagram gần đây, núi lửa băng là kết quả của một con suối ngầm phun nước quanh năm. Vào mùa hè, nó tạo ra một thảm thực vật xanh tươi kéo dài hàng chục mét xung quanh, nhưng vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ, nước đóng băng tạo ra hình nón núi lửa băng. Nó tiếp tục phun nước ra xung quanh, tạo ra một núi băng tự nhiên.
Những bức ảnh và video về núi lửa băng ở Almaty gần đây đã lan truyền trên mạng xã hội, thu hút một lượng lớn du khách đến những cao nguyên cằn cỗi này. Một số đã lái xe trong vài giờ chỉ để tận mắt chứng kiến sự hình thành tự nhiên kỳ lạ.
Điều thú vị là người dân địa phương nói rằng, đây là năm đầu tiên có hiện tượng núi lửa băng như vậy, những năm trước chỉ có một hình nón nhỏ và rỗng.
Cô gái địa phương Samal Zhainak chia với trang Tengri Travel: " Năm ngoái không có những tia nước phun lên như đài phun nước mà chỉ có một hình nón rỗng".
Nhật Bản: Ngôi làng Aogashima kỳ lạ nằm gọn trong miệng núi lửa Tại Nhật tồn tại ngôi làng được xây trên miệng núi lửa, điều khiến ngôi làng trở thành độc nhất vô nhị là ngọn núi lửa ấy vẫn còn hoạt động. Được bao quanh bởi những vành đai cao 650-1300m, bản thân hòn đảo là một miệng núi lửa khổng lồ và trong miệng núi lửa đó có một ngọn núi lửa khác...