Núi lửa ngầm ở Nam Cực kích hoạt loạt 85.000 trận động đất
Một ngọn núi lửa dưới nước đã lâu không hoạt động gần Nam Cực nay chợt thức giấc, gây ra một loạt 85.000 trận động đất.
Theo trang livescience.com, loạt trận động đất bắt đầu vào tháng 8/2020 và giảm dần vào tháng 11 năm đó. Đây là hoạt động động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong khu vực. Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng các trận động đất có thể là do một “ngón tay” magma nóng chọc vào lớp vỏ.
Đồng tác giả nghiên cứu Simone Cesca, nhà địa chấn học tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Địa chất Đức GFZ ở Potsdam, nói với Live Science: “Đã có những vụ xâm nhập tương tự ở những nơi khác trên Trái đất, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi quan sát thấy ở đó”. Ông Cesca nói chứng kiến hiện tượng này là điều may mắn.
Video đang HOT
Loạt trận động đất xảy ra xung quanh núi ngầm Orca, một ngọn núi lửa không hoạt động cao 900 mét, trồi lên từ đáy biển ở eo biển Bransfield – một lối đi hẹp giữa quần đảo Nam Shetland và mũi tây bắc của Nam Cực. Trong khu vực này, mảng kiến tạo Phoenix đang chìm xuống bên dưới mảng lục địa Nam Cực, tạo ra một mạng lưới các đới đứt gãy, kéo giãn một số phần của vỏ Trái đất và mở ra các vết nứt ở những nơi khác.
Các nhà khoa học tại các trạm nghiên cứu trên Đảo King George, một trong những đảo thuộc quần đảo Nam Shetland, là những người đầu tiên cảm nhận được tiếng động của những trận động đất nhỏ. Tin tức nhanh chóng được gửi lại cho ông Cesca và các đồng nghiệp trên khắp thế giới. Một số người trong số họ đang cộng tác trong các dự án riêng với các nhà nghiên cứu trên đảo này.
Nhóm nghiên cứu muốn hiểu chuyện gì đang xảy ra, nhưng Đảo King George ở xa, chỉ có hai trạm địa chấn gần đó. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các trạm địa chấn đó, cũng như dữ liệu từ hai trạm mặt đất của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu, để đo dịch chuyển mặt đất. Họ cũng xem xét dữ liệu từ các trạm địa chấn xa hơn và từ các vệ tinh quay quanh Trái đất sử dụng radar để đo sự dịch chuyển ở mặt đất.
Các trạm gần đó khá đơn giản, nhưng có thể phát hiện tốt những trận động đất nhỏ nhất. Trong khi đó, các trạm ở xa hơn sử dụng thiết bị phức tạp hơn và do đó có thể vẽ một bức tranh chi tiết hơn về các trận động đất lớn hơn. Khi ghép những dữ liệu này lại với nhau, nhóm nghiên cứu đã có thể tạo ra một bức tranh về địa chất ngầm gây ra loạt trận động đất lớn này.
Hai trận động đất lớn nhất trong chuỗi là trận động đất độ lớn 5,9 vào tháng 10/2020 và trận động đất độ lớn 6,0 vào tháng 11/2020. Sau trận động đất tháng 11/2020, hoạt động địa chấn suy yếu dần. Nghiên cứu cho thấy các trận động đất dường như đã dịch chuyển mặt đất trên Đảo King George khoảng 11 cm. Chỉ 4% quá trình dịch chuyển đó có thể là do động đất trực tiếp gây ra. Các nhà khoa học nghi rằng sự di chuyển của magma vào lớp vỏ phần lớn là nguyên nhân dẫn đến mặt đất chuyển dịch mạnh mẽ.
Ông Cesca nói: “Điều chúng tôi nghĩ là trận động đất có độ lớn 6 bằng cách nào đó đã tạo ra một số vết đứt gãy và làm giảm áp lực của đê macma”.
Ông Cesca cho biết thêm rằng nếu có một vụ phun trào dưới nước ở núi ngầm Orca, nó có khả năng xảy ra vào thời điểm đó. Nhưng cho đến nay, không có bằng chứng trực tiếp về vụ phun trào.
Philippines hạ cảnh báo núi lửa nguy hiểm
Ngày 9/4, Viện Núi lửa và địa chấn Philippines đã hạ mức cảnh báo đối với núi lửa Taal, cách thủ đô Manila 66 km về phía Nam.
Núi lửa Taal trên hồ nước ở tỉnh Batangas phun tro bụi cao hàng trăm mét lên bầu trời, ngày 26/3/2022. Ảnh (do Viện Nghiên cứu núi lửa và địa chấn học Philippines cung cấp): AFP/TTXVN
Viện trên cho biết mức độ cảnh báo núi lửa này hiện ở bậc 2 trên thang điểm 0-5 có nghĩa là tình trạng bất ổn đã giảm xuống, nhưng không có nghĩa là tình trạng này đã chấm dứt hoàn toàn hoặc không còn nguy cơ núi lửa phun trào trở lại. Các chuyên gia cảnh báo về các vụ nổ bất ngờ, động đất tại khu vực núi lửa, hay tro bụi phun trào có thể gây thiệt hại về người.
Trước đó, ngày 26/3, Viện Núi lửa và địa chấn Philippines đã nâng mức cảnh báo núi lửa Taal lên cấp 3 sau một vụ phun trào. Viện đã ghi nhận được 86 trận động đất gần khu vực núi lửa có cường độ nhỏ. Giới chức địa phương đã sơ tán hơn 7.000 người dân sinh sống tại 18 ngôi làng nằm xung quanh ngọn núi.
Núi lửa Taal nằm ở tỉnh Batangas. Trước đó, lần gần đây nhất Taal, một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Philippines, phun trào là vào tháng 1/2020, khiến gần 380.000 dân làng phải di dời, đồng thời phá hủy nhiều trang trại, nhà cửa và hệ thống đường sá ở các tỉnh lân cận.
Philippines thường hứng chịu các đợt phun trào của núi lửa và động đất vì nằm trên "vành đai lửa" Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động địa chấn mạnh mẽ. Kể từ tháng 1/2020, Philippines đã cấm các hoạt động đi đến "đảo" núi lửa này sau khi phun ra cột tro bụi cao đến 15 km và dòng dung nham nóng đỏ, khiến nhiều gia súc bị chết và hàng chục nghìn người phải đi sơ tán.
Tháng 7/2021, Viện Núi lửa và địa chấn Philippines đã tăng cảnh báo lên mức 3 sau khi núi lửa Taal lại tiếp tục phun trào, phun ra khí SO2 độc hại trong vài ngày, tạo ra một đám mây mù dày đặc bao phủ khu vực thủ đô Manila và các tỉnh lân cận. Sau đó, nhà chức trách đã hạ mức cảnh báo xuống mức 2.
Hạn hán gây ra tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng nhất trong 40 năm tại vùng Sừng châu Phi Ngày 23/3, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cảnh báo nạn hạn hán ở vùng Sừng châu Phi đe dọa gây ra một trong những tình trạng khẩn cấp nghiêm trọng nhất tại khu vực này trong 40 năm qua. Người dân được sơ tán tránh hạn hán tại trại tạm ở Werder, Ethiopia. Ảnh:...