Núi lửa ngầm khiến việc tìm MH370 khó hơn
Theo Robin Beaman, một chuyên gia địa chất ngầm thuộc Đại học James Cook ở Queensland, Australia, sự hiện diện các núi lửa ngầm đồng nghĩa với việc đáy đại dương rất gồ ghề, có nhiều rãnh và chỏm, liên tục thay đổi trạng thái do các dòng nham thạch bên dưới. “Thật không may nếu các mảnh vỡ của chiếc máy bay mất tích rơi xuống khu vực mỏm núi lửa. Việc tìm kiếm sẽ trở nên khó khăn hơn”,SCMP dẫn lời ông Beaman nói.
Những núi lửa ngầm ở đáy đại dương có thể làm cản trở quá trình tìm kiếm chuyến bay MH370. Ảnh minh họa: Indotraveltips
Hàng chục máy bay của các nước Australia, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc hôm nay tiếp tục quần thảo tại khu vực cách thành phố Perth của Australia 2.500 km về phía tây nam, để tìm kiếm mảnh vỡ của máy bay có thể trôi nổi ở đây. Cuộc tìm kiếm phải dừng trong ngày hôm qua vì thời tiết xấu.
Trung Quốc có thêm 4 tàu tham gia tìm kiếm, cùng với một đội tàu hải quân quy mô nhỏ và hai trực thăng đến khu vực tìm kiếm trước đó. Đội tàu này gồm một tàu khu trục tên lửa, một tàu đổ bộ, một tàu cung ứng lớn, đã tham gia tìm kiếm ở Vịnh Thái Lan tuần trước. Trung Quốc cũng triển khai tàu phá băng Tuyết Long đến khu vực tìm kiếm.
Một chiếc trực thăng của Trung Quốc tham gia cuộc tìm kiếm. Ảnh: South China Morning Post.
Tàu hải quân Australia HMAS Success hôm nay trở lại rà quét bề mặt Ấn Độ Dương sau khi phải rời đi do sóng lớn ngày hôm qua.
Cơ quan An ninh Hàng hải Australia cho biết, cuộc tìm kiếm được chia thành ba khu vực trong cùng không gian, trên diện tích 80.000 km vuông. Tầm nhìn lên đến 10km được coi là thuận lợi, nhưng việc tìm kiếm các mảnh vỡ máy bay khá phức tạp do sóng lớn, hãng tin Xinhua nhận định.
Video đang HOT
Thủ tướng Australia Tony Abbott nói việc tìm kiếm, trong giai đoạn này sẽ tiếp tục cho tới khi không còn hy vọng tìm thấy gì. “Cuộc tìm kiếm không hoàn toàn là vô thời hạn nhưng chúng tôi không dễ dàng từ bỏ”, ông khẳng định.
Nhà chức trách các nước liên quan đang phải đối mặt với nhiệm vụ tìm được mảnh vỡ máy bay và thiết bị hộp đen của chiếc MH370. Mark Binskin, Phó Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Australia nói: “Chúng tôi không cố tìm một cái kim trong một đống rơm. Chúng tôi vẫn cố gắng xác định vị trí của đống rơm đó”.
Hôm 24/3, Thủ tướng Malaysia Najib Razak xác nhận chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia, xuất phát từ Kuala Lumpur hôm 8/3 và dự kiến bay tới Bắc Kinh, đã kết thúc hành trình tại nam Ấn Độ Dương. Dựa theo dữ liệu phân tích vệ tinh của công ty Inmarsat của Anh, ông khẳng định chiếc Boeing 777 bị rơi xuống khu vực hẻo lánh, cách xa bất kỳ nơi nào có thể hạ cánh. Toàn bộ 239 người trên máy bay không còn khả năng sống sót.
Hôm qua, hàng trăm thân nhân hành khách trên chuyến bay MH370 tuần hành đến đại sứ quán Malaysia ở Trung Quốc, yêu cầu có thêm câu trả lời về số phận máy bay mất tích.
Theo VNE
Núi lửa dưới đáy Ấn Độ Dương cản trở chiến dịch tìm kiếm MH370
Chiến dịch tìm kiếm xác chiếc máy bay mất tích của Malaysia Airlines có thể bị cản trở bởi các hãng núi lửa ngầm dưới đáy Đại Tây Dương, một chuyên gia của Úc hôm nay cảnh báo.
Một thủy thủ Trung Quốc rà soát vùng biển tìm máy bay Malaysia mất tích ở Ấn Độ Dương.
Gió mạnh, mưa lớn và biển động đã cản trở các máy bay cất cánh từ thành phố Perth, miền tây nước Úc, hôm qua nhưng 12 máy bay hôm nay đã quay trở lại khu vực tìm kiếm MH370 ở nam Ấn Độ Dương. Các máy bay của Hàn Quốc hôm nay cũng lần đầu tiên tham gia chiến dịch tìm kiếm.
Tuy nhiên, ông Robin Beaman, một chuyên gia địa chất dưới biển tại Đại học James Cook ở Queensland (Úc), cảnh báo rằng sự tồn tại của các núi lửa ngầm khiến đáy biển nam Ấn Độ Dương rất gồ ghề và liên tục bị thay đổi bởi các dòng chảy macma, và điều này sẽ là thách thức đối với công tác tìm kiếm xác máy bay.
"Sẽ là không may nếu các mảnh vỡ rơi xuống khu vực rất nhấp nhô, điều đó sẽ khiến việc tìm kiếm gặp nhiều thách thức hơn", ông Beaman nói.
"Khu vực rất ghồ ghề, có nhiều đường nứt gãy, nhiều rãnh và các rặng núi", chuyên gia Úc cho biết thêm.
Theo ông Beaman, phần lớn đáy biển nam Ấn Độ Dương, trong đó có khu vực tìm kiếm, chưa được vẽ bản đồ chi tiết nên bất kỳ nỗ lực nhằm trục vớt xác máy bay cũng cần phải vẽ bản đồ 3D tỉ mỉ, có thể là do các tàu được trang bị các thiết bị hiện đại thực hiện.
Nhưng Úc hiện nay không có khả năng vẽ bản đồ ở độ sâu 3.000 m, độ sâu trung bình của khu vực tìm kiếm, vì con tàu duy nhất của chính phủ Úc có thể tiến hành vẽ bản đồ đáy biển là RV Southern Surveyor đã bị cho "về hưu" từ tháng 12 năm ngoái.
Con tàu nghiên cứu thay thế RV Southern Surveyor đang được chế tạo tại Singapore và sắp tiến hành các cuộc thử nghiệm trên biển, ông Beaman cho biết.
"Thật sự là không đúng lúc chút nào. Úc không có khả năng vẽ bản đồ ở độ sâu như vậy", ông Beaman nói.
Ông Beaman cho hay mảnh vỡ khả nghi đầu tiên được các vệ tinh của công ty DigitalGlobe (Mỹ) phát hiện hôm 16/3 được xác định nằm cách một dãy núi lửa ngầm vốn kéo dài từ tây nam Úc tới New Zealand khoảng 60 km. Một vật thể khác được máy bay của Trung Quốc phát hiện nằm cách dãy núi lửa khoảng 180 km về phía tây nam.
Các mảnh vỡ khả nghi mà một máy bay của Úc trục vớt hôm 24/3 được phát hiện cách dãy núi lửa khoảng 200 km về phía đông bắc.
"Trên các sườn của dãy núi lửa ngầm, nơi nhiều khả năng vụ tai nạn xảy ra, không có bàn đồ nào ngoài các thông tin cũ rích", ông Beaman nói
Địa hình phức tạp, với các đỉnh núi ngầm cao tới 10 m, khiến việc tìm kiếm bất kỳ mảnh vỡ nào trở nên khó khăn nếu không có các bản đồ chi tiết và các tàu ngầm điều khiển từ xa. "Phải vẽ lại bản đồ, không còn nghi ngờ gì nữa", ông Beaman nói.
Các nhóm tìm kiếm quốc tế đã tiến hành nghiên cứu đáy biển trong khu vực, sử dụng các công nghệ để vẽ bản đồ 3D đáy biển, nhưng 2 cuộc khảo sát gần đây đã diễn ra gần 20 năm trước, sử dụng công nghệ lạc hậu.
Việc tìm kiếm các hộp đen sẽ là mấu chốt nhằm xác định nguyên nhân vì sao chiếc Boeing 77 cố tình đi trệch lộ trình và bay xa hàng nghìn km.
Malaysia tin rằng máy bay đã bị cố tình chuyển hướng bởi ai đó trên khoang.
Chuyên gia hàng không Peter Gibbens từ Đại học Sydney cho hay các nhà nghiên cứu đang chạy đua với thời gian, vì các tín hiệu từ hộp đen sẽ ngừng hoạt động trong 2 tuần nữa khi hết pin.
Hôm qua, giới chức Malaysia đã quyết định công bố một cuộc phân tích vệ tinh giúp đưa tới kết luận rằng MH370 rơi ở Ấn Độ Dương.
Theo đó, Malaysia cho biết liên lạc đầy đủ cuối cùng giữa máy bay và vệ tinh là lúc 8h11 sáng ngày 8/3 giờ Malaysia, và một tín hiệu không đầy đủ khác 8 phút sau đó.
Các phát hiện trên, do công ty vệ tinh Inmarsats của Anh cung cấp, cho thấy máy bay vẫn hoạt động gần 2 tiếng sau khi nó dự định hạ cánh ở Bắc Kinh lúc 6h30 cùng ngày và vào khoảng thời điểm máy bay hết nhiên liệu.
Cuộc phân tích cho thấy máy bay đã biến mất ở giữa nam Ấn Độ Dương, mặc dù giới chức Malaysia nói rằng địa điểm chính xác của nó chưa được xác định.
Theo Dantri
Núi lửa Indonesia phun trào, 200.000 người sơ tán Một ngọn núi lửa ở Indonesia phun trào làm ít nhất ba người thiệt mạng và buộc hàng trăm nghìn người phải đi sơ tán. Kelud, ngọn núi lửa được cho là nguy hiểm nhất trên đảo Java, bắt đầu phun tro bụi nóng đỏ và đá lên không trung vào cuối ngày 13/2. Trong ảnh, tro bụi hôm qua bay ra từ...