Núi lửa Kilauea ở Hawaii (Mỹ) phun trào
Núi lửa Kilauea ở Hawaii (Mỹ) – một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới – lại phun trào vào ngày 7/6.
Dung nham phun lên từ miệng núi lửa Kilauea trên đảo Hawaii, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), cơ quan này bắt đầu phát hiện hoạt động của núi lửa Kilauea vào sáng 7/6. Phạm vi phun trào trong Công viên Núi lửa quốc gia Hawaii, cách xa các trung tâm dân cư.
USGS cho biết mức độ khí sulphur dioxide (SO2) thoát ra từ núi lửa Kilauea là mối quan ngại chính, có thể phát tán rộng trong bầu khí quyển, tạo ra một lớp sương mù. Loại sương mù này có thể gây khó thở cho người và động vật, cũng như có thể ảnh hưởng đến mùa màng.
Video đang HOT
Hoạt động phun trào cũng có thể gây ra hiện tượng được gọi là “tóc của Pele” – cấu trúc sợi thủy tinh rất mảnh được hình thành từ dung nham núi lửa nguội đi trong quá trình phun trào. Các sợi này có thể gây kích ứng da và các vấn đề về mắt. Pele là tên vị thần núi lửa của Hawaii.
Núi lửa Kilauea phun trào chỉ vài tháng sau khi ngọn núi lửa lớn hơn gần đó, mang tên Mauna Loa, phun trào.
Kilauea nhỏ hơn nhiều so với Mauna Loa, nhưng hoạt động mạnh hơn nhiều và thường thu hút du khách đi máy bay trực thăng đến xem trên đảo Lớn của Hawaii. Đây là một trong 6 ngọn núi lửa đang hoạt động trên quần đảo Hawaii. Ngọn núi này phun trào gần như liên tục trong thời gian từ năm 1983 đến 2019.
Núi lửa lớn nhất thế giới tại Hawaii bình yên trở lại sau đợt phun trào nhiều tuần lễ
Núi lửa lớn nhất thế giới Mauna Loa tại đảo Hawaii (Mỹ) đã bình yên trở lại sau một đợt phun trào kéo dài nhiều tuần lễ.
Núi lửa Mauna Loa tại đảo Hawaii (Mỹ) ngừng phun trào, ngày 12/12/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là đợt phun trào đầu tiên trong gần 4 thập kỷ qua. Theo các nhà khoa học, Mauna Loa đã phun ra dòng nham thạch cao 60m lên không trung, và tạo ra dòng kim loại chảy tràn xuống sườn núi, thu hút khách du lịch cũng như các chuyên gia về núi lửa đến chiêm ngưỡng.
Những vết nứt lớn trên miệng núi đã nhả ra hàng tấn khí, làm bắn ra những mảnh vụn thủy tinh núi lửa, còn được gọi là Tóc Pele. Nhưng ngày 13/12, các chuyên gia tại Cơ quan thăm dò địa chất Mỹ (USGS) cho biết cảnh tượng này đã kết thúc.
Tuyên bố của USGS nêu rõ: "Dòng nham thạch chảy qua vết nứt 3 trên Vùng Nứt Đông Bắc đã dừng lại vào ngày 10/12 và lượng khí SO2 thoát ra đã giảm xuống mức tương đương trước đợt phun trào này". Tuyên bố khẳng định: "Các cơn địa chấn núi lửa gắn với đợt phun trào này đã kết thúc".
Tuy nhiên, vẫn có thể nhìn thấy dòng nham nóng, dày, chảy ra từ vết nứt trong vài tuần tới. Mặc dù vậy, USGS dự báo hoạt động phun trào sẽ không trở lại.
Mauna Loa còn có nghĩa là Dãy núi dài, là núi lửa lớn nhất thế giới, có chiều dài lớn hơn phần còn lại của các đảo ở Hawaii cộng lại. Các sườn núi trải dài nhiều dặm xuống đáy đại dương. Từ chân lên đỉnh núi dài 11 dặm.
Là 1 trong 6 núi lửa đang hoạt động trên quần đảo Hawaii, núi Mauna Loa đã phun trào 33 lần từ năm 1843. Trước đợt phun trào năm nay, lần gần đây nhất là vào năm 1984, kéo dài 22 ngày.
Kilauea, một ngọn núi lửa khác ở sườn Đông Nam của Mauna Loa, đã phun trào gần như liên tục trong giai đoạn 1983 - 2019. Trong nhiều tháng nay, núi lửa này cũng diễn ra một đợt phun trào nhỏ.
Philippines cảnh báo nguy cơ núi lửa Bulusan phun trào Ngày 1/6, Viện Núi lửa và Địa chấn học (IVS) của Philippines cảnh báo nguy cơ xảy ra các đợt núi lửa Bulusan phun trào khiến lượng lớn hơi nước bốc lên tại tỉnh Sorsogon thuộc mũi phía Đông Nam đảo Luzon. Tro bụi phun lên từ miệng núi lửa Bulusan, tỉnh Sorsogon, Philippines, ngày 5/6/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN IVS cho biết...