Núi lửa Indonesia phun trào dữ dội, nghìn người sơ tán
Hàng nghìn người Indonesia đã buộc phải sơ tán sau khi núi lửa Lokon trên hòn đảo Sulawesi phun trào dữ dội.
Núi lửa Lokon phun trào khói bụi cao hàng nghìn mét lên không trung.
Núi lửa Lokon bắt đầu phun trào vào lúc 22h30 giờ địa phương hôm qua, các nguồn tin cho biết. Hiện chưa có thông báo về thương vong.
Hồi tháng trước, giới chức đã đo được sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động núi lửa trong khu vực và mức độ cảnh báo đã được nâng lên cấp cao nhất chỉ vài ngày trước.
Đợt phun trào này đã kiến tro bụi, cát và đất đá bị thổi cao 1.500m lên không trung, nhà nghiên cứu núi lửa của chính phủ, ông Kristiantom, cho hay.
Video đang HOT
Một vùng sơ tán 3,5km đã được thiết lập hồi tuần trước. Khoảng 28.000 người sống trong vùng sơ tán này và cho tới nay 4.400 người đã được sơ tán.
“Người dân không quá hoảng loạn vì cộng đồng đã được cảnh báo về núi lửa và chúng tôi vẫn đang tiếp tục sơ tán mọi người”, ông Kristianto nói.
Nằm trong số hàng chục núi lửa tại Indonesia, đỉnh Lokon, cao 1.580m, là một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất. Núi lửa này phun trào lần đây nhất là vào năm 1991.
Xem video:
Theo Dân Trí
Núi lửa đáng sợ nhất Iceland 'sắp phun trào'
Hekla, một trong những ngọn núi lửa lớn của Iceland, đang có dấu hiệu sắp sửa hoạt động, theo phán đoán của các nhà khoa học dựa trên sự chuyển dịch của các lớp magma.
Tờ Sky News dẫn lời của Pall Einarsson, nhà địa vật lý thuộc trường Đại học Iceland: "Những chuyển động xung quanh ngọn Hekla trong 2, 3 ngày vừa qua là không bình thường".
Mặc dù tình trạng này chưa đến mức báo động, ông vẫn nhấn mạnh: "Ngọn núi lửa đã sẵn sàng phun trào".
Ngọn núi Hekla sắp có dấu hiệu phun trào. Ảnh: Panoramio.com
Hekla là ngọn núi lửa nằm cận kề Eyjafjoell, một ngọn núi đang trong tình trạng nhả bụi và từng gây nên vụ đình trệ hàng không lớn nhất thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, gây ảnh hưởng đến hơn 100 nghìn chuyến bay và 8 triệu hành khách hồi năm ngoái.
Ông Pall Einarsson cũng giải thích thêm, sở dĩ núi Hekla đang dần bành trướng trở lại trong những năm gần đây là do sự tích lũy của lớp magma bên dưới.
Ari Trausit Gudmundsson, một nhà địa vật lý học khác cũng cho rằng sự dịch chuyển quanh ngọn Hekla là thực sự lạ lùng. "Có một cái gì đó đang diễn ra", ông cho biết, nhưng cũng nói thêm rằng chưa chắc chắn nó có phun hay không và nếu có thì khi nào.
Thời trung cổ, Hekla được mệnh danh là "Đường xuống địa ngục", và là một trong những núi lửa hoạt động dữ dội nhất tại Iceland. Cao 1.491m và cách thủ đô Reykjavik 100 km về phía đông, Hekla đã thải ra 10% - tức khoảng 5 km3 tro bụi núi lửa trong suốt một thiên niên kỷ qua. Ngọn núi này đã phun trào khoảng 20 lần, lần gần đây nhất là vào ngày 26/2/2000.
Đặc biệt, Hekla được cho là một ngọn núi khó thể ước đoán về tình trạng phun trào, một số lần kéo dài khoảng vài ngày, vài tháng hoặc thậm chí là cả năm.
Cách đây hơn 1 tháng, tại đông nam Iceland, một ngọn núi khác tên Grimsvoetn cũng đã phun trào trong gần một tuần, thải ra một lượng bụi nhiều hơn cả Eyjafjoell, nhưng gây ít ảnh hưởng hơn đến giao thông hàng không vì ngược gió.
Theo VNExpress
Núi lửa Chile biến bầu trời thành đen kịt Những cột khói bụi cao ngất ã bốc lên từ cụa Puyehue-Cordon-Caulle ở miền nam Chile sau khi nó "thức giấc" hồi cuối tuần qua, biến bầu tri khu vực thành một màu en kịt, các nhn chứng cho hay. Cụa Puyehue-Cordon-Caulle, nằm cách thủ ô Santiago khoảng 800km về phía nam, ã thức giấc lầầu tiên sau hơn 50 năm qua hôm...